Rối loạn phát triển giới tính thường có biểu hiện từ khi nhỏ tuổi, nếu được điều trị kịp sẽ thời giúp trẻ phát triển đúng với giới tính thực.
Nhầm trai là gái
“Bé gái” năm nay 13 tuổi, nhà ở Vĩnh Phúc, được bố mẹ đặt tên rất nữ tính là N.T.U, vì hồi sơ sinh U. có vẻ bên ngoài thể hiện giới tính nữ. Nhưng theo thời gian, tính cách nam của bé ngày càng rõ hơn. Mẹ của U. thuật lại: “Lúc sinh bé có vẻ ngoài con gái nhưng đến 3 tháng tuổi thì tôi thấy bé có hai “hòn” hai bên nên cho con đi khám tại bệnh viện (BV) tỉnh và được giới thiệu về khám tại BV Nhi T.Ư, Hà Nội. Bác sĩ ở BV Nhi T.Ư cho biết, con tôi 95% là trai, có hai tinh hoàn, bị thoát vị bẹn và hẹn 3 tháng sau khám lại... Càng lớn U. lại càng chỉ thích chơi đồ chơi của con trai, mua đồ con gái thì nhất định không dùng. Hàng xóm biết chuyện bảo là con tôi ái nam ái nữ, tôi cũng muốn chữa cho con mà gia đình nghèo nên cứ lần lữa. Bây giờ U. đã lớn, rất mặc cảm về bản thân, thường bị bạn bè trêu chọc, nên chúng tôi dành dụm tiền cho con đi chữa trị. Bác sĩ bảo, U. sẽ phải phẫu thuật để về đúng giới tính vì các xét nghiệm đã khẳng định con tôi là trai”.
Trường hợp như N.T.U không hiếm gặp. Tại Khoa Ngoại thận - tiết niệu, BV Nhi T.Ư vẫn thường tiếp nhận bệnh nhi bị rối loạn phát triển giới tính. Mới đây, bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu, vừa phẫu thuật cho bé N.K.H (3 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội). K.H có cơ quan sinh dục ngoài của trẻ trai nhưng bị vùi lấp. Hai tinh hoàn là cơ quan nội tiết của nam giới ẩn. K.H có lỗ tiểu thấp và lỗ âm đạo - hình thái bên ngoài của cơ quan sinh dục của bé gái. Cơ quan sinh dục ngoài bất thường như vậy nên rất dễ nhầm là bé gái, đặc biệt khi sơ sinh. Vì vậy, nhiều trường hợp như bé K.H mang giới tính nam (nhiễm sắc thể 46XY, có tinh hoàn, dương vật) nhưng vẫn khai sinh giới tính nữ.
Xác định giới tính
Bác sĩ Lê Anh Dũng cho biết, trường hợp rối loạn phát triển giới tính phức tạp vì một số trẻ cùng lúc có cả cơ quan sinh dục của hai giới. Với bé K.H, khi xét nghiệm nhiễm sắc thể, khám đã khẳng định giới tính nữ chỉ là hình thái bên ngoài vì âm đạo cụt, bên trong ổ bụng không có tử cung, buồng trứng. Tình trạng này phải “sửa chữa” tương đối phức tạp: phẫu thuật cắt phần âm đạo cụt (vì không thông với tử cung); đưa tinh hoàn, dương vật về đúng vị trí.
Theo bác sĩ Lê Anh Dũng, các trường hợp rối loạn phát triển giới tính cần được xét nghiệm nhiễm sắc thể, thăm khám lâm sàng và tìm hiểu các vấn đề về tâm lý của các trẻ. Nếu được khắc phục sớm sẽ giúp cơ quan sinh sản phát triển được bình thường, đảm đương đầy đủ thiên chức của giới khi trưởng thành.
TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), cho biết thêm: BV Phụ sản T.Ư từng có trường hợp thiếu nữ đến khám vì vô kinh. Khi xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán được phát hiện không có cơ quan sinh sản nữ mà có tinh hoàn ẩn (cơ quan sinh sản của nam giới) bị teo nhỏ. “Thiếu nữ” này có nhiễm sắc thể 46XY xác định giới tính nam.
Ở người trưởng thành, việc xác định giới tính được căn cứ trên xét nghiệm nhiễm sắc thể, nội tiết tố, yếu tố tâm lý cũng như nguyện vọng cá nhân. Có trường hợp “nữ” có cơ quan sinh sản, cơ quan sản xuất nội tiết tố nam (tinh hoàn) ẩn nhưng vì tâm lý lâu ngày nên chính họ cũng mong muốn được phẫu thuật, điều trị là giới tính nữ.
TS Lưu Thị Hồng lưu ý, cũng có trường hợp trẻ gái nhưng bị nhầm là trai vì trường hợp trẻ gái bị mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh. Bệnh gây phì đại cơ quan sinh dục ngoài của trẻ gái, có hình thái gần giống cơ quan sinh dục của trẻ trai. Bệnh lý này có thể điều trị được giúp cho trẻ “trai” được trả về với giới tính thực là gái. Các gia đình chăm sóc con nếu thấy bất thường thì nên cho con đi khám để được phát hiện, can thiệp giúp trẻ được trở lại với giới tính thực.
Đến tháng 6.2013, các BV: Nhi đồng 2 (TP.HCM); Nhi T.Ư (Hà Nội) đã chính thức được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện phẫu thuật xác định lại giới tính. Trong tháng 7 này thêm BV Việt Đức (Hà Nội) được chính thức công nhận, sau đó là BV Phụ sản T.Ư. Các đơn vị y tế sẽ có xác nhận với các trường hợp phẫu thuật can thiệp, là cơ sở để làm lại giấy khai sinh.
(Thanh Niên)
Nhầm trai là gái
“Bé gái” năm nay 13 tuổi, nhà ở Vĩnh Phúc, được bố mẹ đặt tên rất nữ tính là N.T.U, vì hồi sơ sinh U. có vẻ bên ngoài thể hiện giới tính nữ. Nhưng theo thời gian, tính cách nam của bé ngày càng rõ hơn. Mẹ của U. thuật lại: “Lúc sinh bé có vẻ ngoài con gái nhưng đến 3 tháng tuổi thì tôi thấy bé có hai “hòn” hai bên nên cho con đi khám tại bệnh viện (BV) tỉnh và được giới thiệu về khám tại BV Nhi T.Ư, Hà Nội. Bác sĩ ở BV Nhi T.Ư cho biết, con tôi 95% là trai, có hai tinh hoàn, bị thoát vị bẹn và hẹn 3 tháng sau khám lại... Càng lớn U. lại càng chỉ thích chơi đồ chơi của con trai, mua đồ con gái thì nhất định không dùng. Hàng xóm biết chuyện bảo là con tôi ái nam ái nữ, tôi cũng muốn chữa cho con mà gia đình nghèo nên cứ lần lữa. Bây giờ U. đã lớn, rất mặc cảm về bản thân, thường bị bạn bè trêu chọc, nên chúng tôi dành dụm tiền cho con đi chữa trị. Bác sĩ bảo, U. sẽ phải phẫu thuật để về đúng giới tính vì các xét nghiệm đã khẳng định con tôi là trai”.
Trường hợp như N.T.U không hiếm gặp. Tại Khoa Ngoại thận - tiết niệu, BV Nhi T.Ư vẫn thường tiếp nhận bệnh nhi bị rối loạn phát triển giới tính. Mới đây, bác sĩ Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu, vừa phẫu thuật cho bé N.K.H (3 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội). K.H có cơ quan sinh dục ngoài của trẻ trai nhưng bị vùi lấp. Hai tinh hoàn là cơ quan nội tiết của nam giới ẩn. K.H có lỗ tiểu thấp và lỗ âm đạo - hình thái bên ngoài của cơ quan sinh dục của bé gái. Cơ quan sinh dục ngoài bất thường như vậy nên rất dễ nhầm là bé gái, đặc biệt khi sơ sinh. Vì vậy, nhiều trường hợp như bé K.H mang giới tính nam (nhiễm sắc thể 46XY, có tinh hoàn, dương vật) nhưng vẫn khai sinh giới tính nữ.
Xác định giới tính
Bác sĩ Lê Anh Dũng cho biết, trường hợp rối loạn phát triển giới tính phức tạp vì một số trẻ cùng lúc có cả cơ quan sinh dục của hai giới. Với bé K.H, khi xét nghiệm nhiễm sắc thể, khám đã khẳng định giới tính nữ chỉ là hình thái bên ngoài vì âm đạo cụt, bên trong ổ bụng không có tử cung, buồng trứng. Tình trạng này phải “sửa chữa” tương đối phức tạp: phẫu thuật cắt phần âm đạo cụt (vì không thông với tử cung); đưa tinh hoàn, dương vật về đúng vị trí.
Theo bác sĩ Lê Anh Dũng, các trường hợp rối loạn phát triển giới tính cần được xét nghiệm nhiễm sắc thể, thăm khám lâm sàng và tìm hiểu các vấn đề về tâm lý của các trẻ. Nếu được khắc phục sớm sẽ giúp cơ quan sinh sản phát triển được bình thường, đảm đương đầy đủ thiên chức của giới khi trưởng thành.
TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em (Bộ Y tế), cho biết thêm: BV Phụ sản T.Ư từng có trường hợp thiếu nữ đến khám vì vô kinh. Khi xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán được phát hiện không có cơ quan sinh sản nữ mà có tinh hoàn ẩn (cơ quan sinh sản của nam giới) bị teo nhỏ. “Thiếu nữ” này có nhiễm sắc thể 46XY xác định giới tính nam.
Ở người trưởng thành, việc xác định giới tính được căn cứ trên xét nghiệm nhiễm sắc thể, nội tiết tố, yếu tố tâm lý cũng như nguyện vọng cá nhân. Có trường hợp “nữ” có cơ quan sinh sản, cơ quan sản xuất nội tiết tố nam (tinh hoàn) ẩn nhưng vì tâm lý lâu ngày nên chính họ cũng mong muốn được phẫu thuật, điều trị là giới tính nữ.
TS Lưu Thị Hồng lưu ý, cũng có trường hợp trẻ gái nhưng bị nhầm là trai vì trường hợp trẻ gái bị mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh. Bệnh gây phì đại cơ quan sinh dục ngoài của trẻ gái, có hình thái gần giống cơ quan sinh dục của trẻ trai. Bệnh lý này có thể điều trị được giúp cho trẻ “trai” được trả về với giới tính thực là gái. Các gia đình chăm sóc con nếu thấy bất thường thì nên cho con đi khám để được phát hiện, can thiệp giúp trẻ được trở lại với giới tính thực.
Đến tháng 6.2013, các BV: Nhi đồng 2 (TP.HCM); Nhi T.Ư (Hà Nội) đã chính thức được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện phẫu thuật xác định lại giới tính. Trong tháng 7 này thêm BV Việt Đức (Hà Nội) được chính thức công nhận, sau đó là BV Phụ sản T.Ư. Các đơn vị y tế sẽ có xác nhận với các trường hợp phẫu thuật can thiệp, là cơ sở để làm lại giấy khai sinh.
(Thanh Niên)