Quy tắc đầu tiên là ăn từ ít đến nhiều. Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn bột với ½ bát ăn cơm bột mỗi bữa; 1-2 bữa một ngày.
- Quy tắc 2: Từ loãng đến đặc. Do bé đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua bột ăn dặm bán sẵn (đóng hộp), mẹ nên tuân thủ cách pha bột theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha bột, mẹ nên pha thành hỗn hợp loãng, mịn và sánh như kem là được.
- Quy tắc 3: Từ ngọt đến mặn. Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).
- Quy tắc 4: Để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày. Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.
Lưu ý
- Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và ăn “hết veo” nửa bát bột trong bữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc 1 (từ ít tới nhiều) vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều bột, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lạm dụng bột ăn dặm khiến bé bị no nên không hào hứng với đồ ăn khác (sữa, hoa quả…). Tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ “suy dinh dưỡng thể bụ”, tức là bé có vóc dáng bụ bẫm (do ăn quá nhiều tinh bột) nhưng thực ra lại bị suy dinh dưỡng do thiếu các chất khác.
- Nếu bé không chịu ăn, mẹ cũng đừng vội nôn nóng bắt ép bé. Hãy kiên nhẫn thử lại cho bé vào bữa sau.
- Nếu bé chỉ ăn hết vài thìa bột trong bữa đầu tiên, mẹ cũng đừng vội lo lắng. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại củ quả để tập cho bé ăn dặm, nhằm tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho bé như quả táo, lê, củ carrot, bí ngô, khoai lang…
- Mẹ nên trộn 1-2 thìa sữa bột vào bột ăn dặm cho bé để bé chịu ăn vì có vị ngọt quen thuộc của sữa. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng có trong sữa vào bát bột của bé.
(Mẹ và Bé)
- Quy tắc 2: Từ loãng đến đặc. Do bé đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua bột ăn dặm bán sẵn (đóng hộp), mẹ nên tuân thủ cách pha bột theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha bột, mẹ nên pha thành hỗn hợp loãng, mịn và sánh như kem là được.
- Quy tắc 3: Từ ngọt đến mặn. Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).
- Quy tắc 4: Để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày. Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.
Lưu ý
- Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và ăn “hết veo” nửa bát bột trong bữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc 1 (từ ít tới nhiều) vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều bột, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lạm dụng bột ăn dặm khiến bé bị no nên không hào hứng với đồ ăn khác (sữa, hoa quả…). Tình trạng này có thể dẫn tới nguy cơ “suy dinh dưỡng thể bụ”, tức là bé có vóc dáng bụ bẫm (do ăn quá nhiều tinh bột) nhưng thực ra lại bị suy dinh dưỡng do thiếu các chất khác.
- Nếu bé không chịu ăn, mẹ cũng đừng vội nôn nóng bắt ép bé. Hãy kiên nhẫn thử lại cho bé vào bữa sau.
- Nếu bé chỉ ăn hết vài thìa bột trong bữa đầu tiên, mẹ cũng đừng vội lo lắng. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại củ quả để tập cho bé ăn dặm, nhằm tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho bé như quả táo, lê, củ carrot, bí ngô, khoai lang…
- Mẹ nên trộn 1-2 thìa sữa bột vào bột ăn dặm cho bé để bé chịu ăn vì có vị ngọt quen thuộc của sữa. Đồng thời, bổ sung các chất dinh dưỡng có trong sữa vào bát bột của bé.
(Mẹ và Bé)