Hầm, hấp, luộc hay những cách ít gặp hơn là rang, nướng… mẹ có thể dùng khi chế biến món ăn dặm cho con.
Hấp
Đây được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn dặm. Nước ở nồi hấp sau đó có thể được dùng để cho vào máy xay trong quá trình mẹ xay nhuyễn rau (củ, quả) hay thịt, cá cho con. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao và thức ăn càng được ngâm lâu trong nước thì càng dễ bị mất chất.
Luộc và hầm
Cách này khá phổ biến nhưng cần lưu ý là nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, mẹ nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.
Mẹ có thể sử dụng nồi áp suất để ninh (hầm) thức ăn cho bé. Đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.
Nướng, rang hay rán
Đây là các phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Với lò nướng chuyên dụng, thịt (cá, hải sản) hay củ, quả có thể được làm chín, giúp bé dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự mất chất.
Rán: Hạn chế tối đa việc rán thức ăn dành cho bé. Bởi vì, rán thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ chỉ cần rán sơ qua đồ ăn nào đó với dầu olive rồi chuyển qua dùng phương pháp khác.
Nướng bằng than (như nướng chả): Thực phẩm sẽ được chín bằng than và nhiệt độ, có thể gây ra chất sinh ung thư. Các bé không nên ăn thức ăn được nướng than và ngay cả người lớn cũng cần được hạn chế.
Dùng lò vi sóng
Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.
Số lượng chất dinh dưỡng bị phá hủy qua lò vi sóng phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Một số loại lại giữ được chất tốt hơn dùng cách hấp (luộc) nhưng có loại lại mất khá nhiều chất; chẳng hạn, súp lơ xanh (bông cải xanh) là loại rau bị bay mất phần lớn chất dinh dưỡng nếu được nấu qua lò vi sóng.
Lưu ý phối hợp thực phẩm cho bé
- Theo Đông y, không nên cho bé dưới 8 tháng tuổi ăn các loại hải sản vì ở độ tuổi đó, bé chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này; đồng thời một số bé dễ bị dị ứng với hải sản.
- Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá. Ví dụ không nên phối hợp giữa cá (tôm cua, ốc…) với các loại thịt (đặc biệt là thịt có màu đỏ như thịt bò) trong một nồi bột cho bé. Có nghĩa là chỉ nên cho bé ăn một loại đạm động vật trong một bữa ăn (thịt thì thôi cá và ngược lại).
- Mẹ không nên phối hợp quá nhiều loại rau trong cùng một nồi bột (cháo). Lý do là làm mất hương vị riêng của từng loại rau và có thể gây khó tiêu hoá, làm bé chán ăn.
- Chất xơ trong rau củ quả hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa nhưng cũng không nên cho bé ở tuổi ăn dặm ăn quá nhiều chất xơ vì có thể gây tiêu chảy (do ruột bị kích thích quá mức); hoặc do chất xơ bị đọng nhiều trong ruột, dẫn tới táo bón.
- Nên đa dạng dinh dưỡng cho bé: Ví dụ nếu bát bột đã có thành phần của sữa (ví dụ thêm sữa bột hoặc phômai vào bột) thì nên cho bé ăn bữa phụ là hoa quả (không cần cho bé ăn phômai hay sữa chua nữa).
- Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật (dầu ăn) và động vật (mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá...). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ phối hợp tốt nhất là 50/50. Ví dụ trong một ngày có thể cho bé ăn bữa trưa thức ăn có chất đạm nguồn gốc động vật, bữa tối đạm có nguồn gốc thực vật.
- Tất cả các thức ăn mới cần được tập dần, theo dõi quá trình tiêu hoá của bé rồi tăng từ từ về số lượng.
Bảo quản đồ ăn dặm
Bảo quản thức ăn dặm trong ngăn đá tủ lạnh là cách chăm con với nhiều người mẹ bận rộn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý vài điểm sau nếu muốn bảo quản đồ ăn trong ngăn đá:
- Mẹ có thể mua những chiếc khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ (tương tự khay để đá viên trong tủ lạnh) để giữ thực phẩm đông lạnh cho bé. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải, tránh lãng phí. Chỉ cần ước lượng số gram thịt (tôm, cua, rau, củ…) cho mỗi bữa của con là rã đông số ô vuông thức ăn tương ứng. Ngoài ra, khay nhựa kiểu này còn dễ dàng khi cọ rửa, tráng nước nóng hoặc rửa với nước rửa bát chuyên dụng.
- Dùng thìa múc thức ăn được nghiền nhuyễn vào mỗi ô nhỏ trên khay. Mẹ có thể trộn thức ăn với sữa mẹ trước khi mang cả hỗn hợp đó vào ngăn đá. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất sữa công thức lại chống chỉ định sản phẩm của họ khi đông lạnh. Nếu muốn thêm sữa mẹ vào hỗn hợp nào đó để đông lạnh, cần chọn sữa mẹ mới vắt (chứ không phải sữa mẹ đã được đông lạnh sẵn). Nếu không thích, có thể trộn sữa mẹ vào hỗn hợp thức ăn sau khi thức ăn đó được rã đông.
- Cố định khay thức ăn với lớp nilon chuyên dụng, dùng để bao thức ăn; sau đó, dãn nhãn loại thức ăn, ngày chế biến lên trên (nếu cần).
- Thức ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại lần nữa.
- Thức ăn đông lạnh càng cho bé dùng sớm hết thì càng tốt (có thể trong vài ngày đến vài tuần). Các chuyên gia gợi ý, nếu bảo quản đúng cách, thức ăn để trong ngăn đá có thể sử dụng trong vòng 3 tháng mà vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng.
- Các loại thịt để đông lạnh thì dễ dàng hơn so với rau xanh và hoa quả. Nhưng khi tan, chúng dễ bị thay đổi màu sắc và kết cấu. Có thể nấu chín thực phẩm, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngăn đá thay vì dùng thực phẩm tươi sống.
- Tránh để thức ăn trong lọ (hộp) thủy tinh rồi đặt vào ngăn đá. Chất liệu thủy tinh có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.
- Mẹ cũng không nên để thức ăn dặm còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
Giữ gìn vệ sinh
- Khi chế biến đồ ăn dặm cho con, mẹ không được để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Mẹ không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín. Mẹ không dùng tay bẩn bốc thức ăn chín cho con.
- Thức ăn dặm của bé phải được đậy kỹ, tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Mẹ không được để các hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác) ở trong khu chế biến thực phẩm.
- Mẹ cần đun sôi lại thức ăn dặm cho con sau khi rã đông để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. Chú ý nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Nếu phần thịt gần xương còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.
- Mẹ không nên để dụng cụ, thìa bát… ăn dặm của con qua đêm. Bát đĩa cho con ăn xong nên rửa ngay. Mẹ không dùng khăn ẩm, mốc, có dính mỡ, chất bẩn… để lau khô bát, thìa ăn dặm cho con. Nếu bát, thìa của con mới rửa xong mà cần dùng ngay thì mẹ nên tráng lại bằng nước sôi.
- Mẹ không nên dùng các dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ khi chế biến, đun nấu… đồ ăn dặm cho con.
- Thức ăn dặm của con còn thừa, mẹ nên bỏ vào thùng có nắp đậy và cần mang đi đổ bỏ vào cuối ngày.
- Mẹ không nên dùng dụng cụ bằng nhôm, đồng, nhựa… kém chất lượng khi chế biến đồ ăn dặm cho con.
- Mẹ tuyệt đối không dùng bao bì có hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật…) để chứa đồ ăn của con.
- Tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm còn tái…
(Mẹ và Bé)
Hấp
Đây được coi là một trong những cách giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn dặm. Nước ở nồi hấp sau đó có thể được dùng để cho vào máy xay trong quá trình mẹ xay nhuyễn rau (củ, quả) hay thịt, cá cho con. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao và thức ăn càng được ngâm lâu trong nước thì càng dễ bị mất chất.
Luộc và hầm
Cách này khá phổ biến nhưng cần lưu ý là nó khiến thực phẩm bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, mẹ nên giới hạn lượng nước và thời gian khi luộc (hầm). Nên dùng nước trong nồi luộc (hầm) trong quá trình xay nhuyễn thức ăn cho bé.
Mẹ có thể sử dụng nồi áp suất để ninh (hầm) thức ăn cho bé. Đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.
Nướng, rang hay rán
Đây là các phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Với lò nướng chuyên dụng, thịt (cá, hải sản) hay củ, quả có thể được làm chín, giúp bé dễ tiêu hóa và hạn chế tối đa sự mất chất.
Rán: Hạn chế tối đa việc rán thức ăn dành cho bé. Bởi vì, rán thực phẩm ở nhiệt độ cao có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe. Tốt nhất, mẹ chỉ cần rán sơ qua đồ ăn nào đó với dầu olive rồi chuyển qua dùng phương pháp khác.
Nướng bằng than (như nướng chả): Thực phẩm sẽ được chín bằng than và nhiệt độ, có thể gây ra chất sinh ung thư. Các bé không nên ăn thức ăn được nướng than và ngay cả người lớn cũng cần được hạn chế.
Dùng lò vi sóng
Điểm bất lợi khi chế biến thức ăn dặm bằng lò vi sóng là thực phẩm được nấu chín với số lượng nhỏ; nhiều chất dinh dưỡng bị mất do nhiệt độ cao. Tuy nhiên, mùi vị và giá trị dinh dưỡng trong hầu hết các loại rau xanh lại khá tốt khi được so sánh với một số phương pháp khác.
Số lượng chất dinh dưỡng bị phá hủy qua lò vi sóng phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Một số loại lại giữ được chất tốt hơn dùng cách hấp (luộc) nhưng có loại lại mất khá nhiều chất; chẳng hạn, súp lơ xanh (bông cải xanh) là loại rau bị bay mất phần lớn chất dinh dưỡng nếu được nấu qua lò vi sóng.
Lưu ý phối hợp thực phẩm cho bé
- Theo Đông y, không nên cho bé dưới 8 tháng tuổi ăn các loại hải sản vì ở độ tuổi đó, bé chưa đủ men tiêu hóa các loại thức ăn này; đồng thời một số bé dễ bị dị ứng với hải sản.
- Giữ nguyên tắc thực phẩm thuần nhất: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hoá. Ví dụ không nên phối hợp giữa cá (tôm cua, ốc…) với các loại thịt (đặc biệt là thịt có màu đỏ như thịt bò) trong một nồi bột cho bé. Có nghĩa là chỉ nên cho bé ăn một loại đạm động vật trong một bữa ăn (thịt thì thôi cá và ngược lại).
- Mẹ không nên phối hợp quá nhiều loại rau trong cùng một nồi bột (cháo). Lý do là làm mất hương vị riêng của từng loại rau và có thể gây khó tiêu hoá, làm bé chán ăn.
- Chất xơ trong rau củ quả hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa nhưng cũng không nên cho bé ở tuổi ăn dặm ăn quá nhiều chất xơ vì có thể gây tiêu chảy (do ruột bị kích thích quá mức); hoặc do chất xơ bị đọng nhiều trong ruột, dẫn tới táo bón.
- Nên đa dạng dinh dưỡng cho bé: Ví dụ nếu bát bột đã có thành phần của sữa (ví dụ thêm sữa bột hoặc phômai vào bột) thì nên cho bé ăn bữa phụ là hoa quả (không cần cho bé ăn phômai hay sữa chua nữa).
- Phối hợp tốt giữa các loại đạm có nguồn gốc thực vật (dầu ăn) và động vật (mỡ lợn, mỡ gà, mỡ cá...). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ phối hợp tốt nhất là 50/50. Ví dụ trong một ngày có thể cho bé ăn bữa trưa thức ăn có chất đạm nguồn gốc động vật, bữa tối đạm có nguồn gốc thực vật.
- Tất cả các thức ăn mới cần được tập dần, theo dõi quá trình tiêu hoá của bé rồi tăng từ từ về số lượng.
Bảo quản đồ ăn dặm
Bảo quản thức ăn dặm trong ngăn đá tủ lạnh là cách chăm con với nhiều người mẹ bận rộn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý vài điểm sau nếu muốn bảo quản đồ ăn trong ngăn đá:
- Mẹ có thể mua những chiếc khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ (tương tự khay để đá viên trong tủ lạnh) để giữ thực phẩm đông lạnh cho bé. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải, tránh lãng phí. Chỉ cần ước lượng số gram thịt (tôm, cua, rau, củ…) cho mỗi bữa của con là rã đông số ô vuông thức ăn tương ứng. Ngoài ra, khay nhựa kiểu này còn dễ dàng khi cọ rửa, tráng nước nóng hoặc rửa với nước rửa bát chuyên dụng.
- Dùng thìa múc thức ăn được nghiền nhuyễn vào mỗi ô nhỏ trên khay. Mẹ có thể trộn thức ăn với sữa mẹ trước khi mang cả hỗn hợp đó vào ngăn đá. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất sữa công thức lại chống chỉ định sản phẩm của họ khi đông lạnh. Nếu muốn thêm sữa mẹ vào hỗn hợp nào đó để đông lạnh, cần chọn sữa mẹ mới vắt (chứ không phải sữa mẹ đã được đông lạnh sẵn). Nếu không thích, có thể trộn sữa mẹ vào hỗn hợp thức ăn sau khi thức ăn đó được rã đông.
- Cố định khay thức ăn với lớp nilon chuyên dụng, dùng để bao thức ăn; sau đó, dãn nhãn loại thức ăn, ngày chế biến lên trên (nếu cần).
- Thức ăn đã được rã đông thì không nên đông lạnh lại lần nữa.
- Thức ăn đông lạnh càng cho bé dùng sớm hết thì càng tốt (có thể trong vài ngày đến vài tuần). Các chuyên gia gợi ý, nếu bảo quản đúng cách, thức ăn để trong ngăn đá có thể sử dụng trong vòng 3 tháng mà vẫn đảm bảo thành phần dinh dưỡng.
- Các loại thịt để đông lạnh thì dễ dàng hơn so với rau xanh và hoa quả. Nhưng khi tan, chúng dễ bị thay đổi màu sắc và kết cấu. Có thể nấu chín thực phẩm, nghiền nhuyễn rồi cho vào ngăn đá thay vì dùng thực phẩm tươi sống.
- Tránh để thức ăn trong lọ (hộp) thủy tinh rồi đặt vào ngăn đá. Chất liệu thủy tinh có thể bị nứt, vỡ trong quá trình đông lạnh.
- Mẹ cũng không nên để thức ăn dặm còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh.
Giữ gìn vệ sinh
- Khi chế biến đồ ăn dặm cho con, mẹ không được để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Mẹ không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín. Mẹ không dùng tay bẩn bốc thức ăn chín cho con.
- Thức ăn dặm của bé phải được đậy kỹ, tránh ruồi, côn trùng xâm nhập.
- Mẹ không được để các hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác) ở trong khu chế biến thực phẩm.
- Mẹ cần đun sôi lại thức ăn dặm cho con sau khi rã đông để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. Chú ý nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Nếu phần thịt gần xương còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn.
- Mẹ không nên để dụng cụ, thìa bát… ăn dặm của con qua đêm. Bát đĩa cho con ăn xong nên rửa ngay. Mẹ không dùng khăn ẩm, mốc, có dính mỡ, chất bẩn… để lau khô bát, thìa ăn dặm cho con. Nếu bát, thìa của con mới rửa xong mà cần dùng ngay thì mẹ nên tráng lại bằng nước sôi.
- Mẹ không nên dùng các dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ khi chế biến, đun nấu… đồ ăn dặm cho con.
- Thức ăn dặm của con còn thừa, mẹ nên bỏ vào thùng có nắp đậy và cần mang đi đổ bỏ vào cuối ngày.
- Mẹ không nên dùng dụng cụ bằng nhôm, đồng, nhựa… kém chất lượng khi chế biến đồ ăn dặm cho con.
- Mẹ tuyệt đối không dùng bao bì có hóa chất (thuốc bảo vệ thực vật…) để chứa đồ ăn của con.
- Tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm còn tái…
(Mẹ và Bé)