Thuốc cam là thuốc Đông y gia truyền được các bà mẹ có con nhỏ lười ăn, chậm lớn, hay ốm... mách nhau sử dụng để tăng cường sức khoẻ cho trẻ. Tuy nhiên, gần đây có hiện tượng trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam bôi miệng. Vậy thực tế có gì khác nhau giữa hai loại thuốc cam này? Có nên dùng thuốc cam chữa biếng ăn cho trẻ?
Có hai loại cam khác nhau
Lương y Vũ Quốc Trung (phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội): Trong Đông y có hai loại bệnh cam ở trẻ. Cam tích là do hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; Do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; Hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần gây nên.
Bệnh này Tây y gọi là suy dinh dưỡng, thường biếng ăn, quấy khóc.
Để điều trị Đông y thường kiện Tỳ, lưỡng vị để giúp trẻ hay ăn, chóng lớn. Các vị thuốc thường được dùng là: Hoài sơn, ý dĩ, bạch biển đậu, sa sâm, chất thải của con quy (con một gạo)... tán bột thành thuốc cam.
Trong Đông y có nhiều loại cam như cam tỳ, cam can, cam gan...
Thuốc này chính là men tiêu hóa bổ sung cho trẻ giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng. Các loại thuốc được chế biến đều thuộc loại bổ, không có độc. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn phải qua thăm khám chứ không thể tự ý mua về dùng.
Loại thuốc cam chữa bệnh tay chân miệng gần đây báo chí nêu thực ra là bệnh cam miệng - cam tẩu mã. Đây là loại bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em với các triệu chứng trong miệng xuất hiện các vết hoại tử, lở loét, miệng hôi, lưỡi trắng, chảy dãi nhiều. Đông y chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi trực tiếp lên các vết loét, trong đó có nguồn gốc khoáng vật có chứa chì là: Duyên đơn, duyên phấn và mật đà tăng để chữa bệnh lở loét miệng, làm cao dán mụn nhọt hoặc uống (nhưng rất hạn chế với liều lượng nhỏ).
Do thiếu hiểu biết, một số người cho rằng các khoáng vật trên bôi vào miệng sẽ chữa khỏi bệnh tay - chân - miệng nên đã sử dụng, thậm chí "điếc không sợ súng" lại hoàn viên để uống. Đặc biệt, ngày nay không loại trừ người ta đã sử dụng oxit chì nhân tạo bằng cách oxy hoá chì, nên hàm lượng chì rất cao, vì vậy đã dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
Không thể dùng một loại thuốc cam cho tất cả trẻ
BS.TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp.
Việc cha mẹ tự ý mua thuốc cam gia truyền chế biến sẵn cho con là rất nguy hiểm bởi không rõ con bị bệnh cam gì và hơn nữa nếu chẳng may con bị hàn mà mua phải loại cam hàn thì càng khiến con bị tổn thương đường ruột và đi ngoài hay nếu cam nhiệt mà mua phải thuốc nhiệt thì càng nhiệt thêm.
Hiện tại, tôi đang phải điều trị cho một cháu bé 4 tuổi ở Hòa Bình, theo người nhà do uống thuốc cam mà dẫn tới teo cơ, cấm khẩu không nói được, bị bệnh viện trả về. Nguyên nhân là do bé bị thể cam tỳ vị dạng nhiệt, thuốc bồi bổ lại dạng nhiệt gây bốc hỏa làm tổn hại các bộ phận bên trong, gây biến dạng bên ngoài.
Bé đã uống thuốc bổ huyết, bổ tỳ, bổ âm được hơn 7 tháng đã đi lại được nhưng khả năng nói vẫn còn kém và vẫn cần điều trị tiếp.
Thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai): Phần lớn thuốc không rõ nguồn gốc, rất có thể do trong quá trình sản xuất không đảm bảo mà thuốc bị nhiễm kim loại nặng (như chì, asen...), bằng mắt thường không thể biết được. Cũng có loại thuốc được trộn tân dược, coticoid... giữ nước khiến cha mẹ tưởng nhầm con tăng cân mà không hiểu, tác dụng phụ của corticoid rất nguy hại cho trẻ.
Hà Nội mới.
Có hai loại cam khác nhau
Lương y Vũ Quốc Trung (phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội): Trong Đông y có hai loại bệnh cam ở trẻ. Cam tích là do hoạt động tiêu hoá thất thường (tích trệ đồ ăn, trùng tích) nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; Do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; Hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần gây nên.
Bệnh này Tây y gọi là suy dinh dưỡng, thường biếng ăn, quấy khóc.
Để điều trị Đông y thường kiện Tỳ, lưỡng vị để giúp trẻ hay ăn, chóng lớn. Các vị thuốc thường được dùng là: Hoài sơn, ý dĩ, bạch biển đậu, sa sâm, chất thải của con quy (con một gạo)... tán bột thành thuốc cam.
Trong Đông y có nhiều loại cam như cam tỳ, cam can, cam gan...
Thuốc này chính là men tiêu hóa bổ sung cho trẻ giúp trẻ tiêu hóa tốt, ăn uống ngon miệng. Các loại thuốc được chế biến đều thuộc loại bổ, không có độc. Tuy nhiên, việc điều trị vẫn phải qua thăm khám chứ không thể tự ý mua về dùng.
Loại thuốc cam chữa bệnh tay chân miệng gần đây báo chí nêu thực ra là bệnh cam miệng - cam tẩu mã. Đây là loại bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em với các triệu chứng trong miệng xuất hiện các vết hoại tử, lở loét, miệng hôi, lưỡi trắng, chảy dãi nhiều. Đông y chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi trực tiếp lên các vết loét, trong đó có nguồn gốc khoáng vật có chứa chì là: Duyên đơn, duyên phấn và mật đà tăng để chữa bệnh lở loét miệng, làm cao dán mụn nhọt hoặc uống (nhưng rất hạn chế với liều lượng nhỏ).
Do thiếu hiểu biết, một số người cho rằng các khoáng vật trên bôi vào miệng sẽ chữa khỏi bệnh tay - chân - miệng nên đã sử dụng, thậm chí "điếc không sợ súng" lại hoàn viên để uống. Đặc biệt, ngày nay không loại trừ người ta đã sử dụng oxit chì nhân tạo bằng cách oxy hoá chì, nên hàm lượng chì rất cao, vì vậy đã dẫn đến ngộ độc, thậm chí tử vong.
Không thể dùng một loại thuốc cam cho tất cả trẻ
BS.TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp.
Việc cha mẹ tự ý mua thuốc cam gia truyền chế biến sẵn cho con là rất nguy hiểm bởi không rõ con bị bệnh cam gì và hơn nữa nếu chẳng may con bị hàn mà mua phải loại cam hàn thì càng khiến con bị tổn thương đường ruột và đi ngoài hay nếu cam nhiệt mà mua phải thuốc nhiệt thì càng nhiệt thêm.
Hiện tại, tôi đang phải điều trị cho một cháu bé 4 tuổi ở Hòa Bình, theo người nhà do uống thuốc cam mà dẫn tới teo cơ, cấm khẩu không nói được, bị bệnh viện trả về. Nguyên nhân là do bé bị thể cam tỳ vị dạng nhiệt, thuốc bồi bổ lại dạng nhiệt gây bốc hỏa làm tổn hại các bộ phận bên trong, gây biến dạng bên ngoài.
Bé đã uống thuốc bổ huyết, bổ tỳ, bổ âm được hơn 7 tháng đã đi lại được nhưng khả năng nói vẫn còn kém và vẫn cần điều trị tiếp.
Thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai): Phần lớn thuốc không rõ nguồn gốc, rất có thể do trong quá trình sản xuất không đảm bảo mà thuốc bị nhiễm kim loại nặng (như chì, asen...), bằng mắt thường không thể biết được. Cũng có loại thuốc được trộn tân dược, coticoid... giữ nước khiến cha mẹ tưởng nhầm con tăng cân mà không hiểu, tác dụng phụ của corticoid rất nguy hại cho trẻ.
Hà Nội mới.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,352
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,141