CÓI ĐẦU HỒNG
Tên khác: Chuỷ tơ đỏ, Cói chuỷ tử đỏ, Cói đầu hồng, Chuỷ tử đầu hồng.Tên khoa học: Rhynchospora rubra (Lour.) Makino; thuộc họ Cói (Cyperaceae).
Tên đồng nghĩa: Schoenuus ruber Lour.; Rhynchospora wallichiana Kunth
Mô tả: Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2-3mm, cứng, không lông. Hoa đầu rộng 1-2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông, bông cao 5-8mm, thường mang 3 hoa, hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên, nhị 2-3. Quả bế hai mặt lồi, vàng, dài 1,2-1,7mm, có mỏ ngắn mang 6 tơ ngắn.
Bộ phận dùng:Toàn cây (Herba Rhynchosporae Rubrae).
Phân bố sinh thái:Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, Châu Phi. Ở nước ta, cây mọc trên đất hoang, trảng, dọc đường đi ở nhiều nơi vùng thấp và cao nguyên, từ Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hoá, Thừa Thiên-Huế, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận tới Long An, Kiên Giang.
Công dụng:Cây có tác dụng khử phong nhiệt, dùng làm thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp.