Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Thận tiết niệu
Thận móng ngựa không hiếm gặp
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 1443, member: 738"]</p><p>Chị Hứa Cẩm Tú (TP Cần Thơ) đang ở Huế để chờ ghép thận, trước đó bị BVĐK Cần Thơ cắt cả hai quả thận vì không lường trước dị tật thận móng ngựa của chị.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/01/12/542059.jpg" data-url="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/01/12/542059.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Một số dạng thận móng ngựa - Ảnh: P.L</p><p></p><p>Thận móng ngựa (hai quả thận dính với nhau ở phần dưới, làm hai niệu quản bị vắt ngang ở chỗ dính) là một dị dạng bẩm sinh và có tính di truyền.</p><p></p><p></p><p><strong>Tỉ lệ 1/400 trẻ</strong></p><p></p><p></p><p>Khoa niệu - thận BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết theo y văn thế giới, thận hình móng ngựa chiếm tỉ lệ 1/400 trẻ sơ sinh. Tỉ lệ ở nam cao hơn nữ 2,6 lần.</p><p></p><p></p><p>Cách đây gần bốn năm, BV Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân D.T.B. (nam, 17 tuổi) nhập viện vì đau hông lưng hai bên. Khám lâm sàng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Siêu âm bụng cho kết quả thận trái ứ nước độ 2, không thấy niệu quản giãn.</p><p></p><p>Khi chụp IVU, trên phim thấy trục thận hai bên song song cột sống. Tuy nhiên, trên phim chụp sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch cho thấy hai thận dính nhau ở cực dưới, trục của thận hướng vào trong.</p><p>Các đài thận phải, bể thận phải biến dạng, niệu quản phải nằm ở vị trí ngoài của các đài thận. Tiếp tục chụp CT scan bụng cho thấy rõ hơn hình ảnh hai quả thận dính liền ở hai cực dưới. Bệnh viện kết luận bệnh nhân bị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản trái và thận móng ngựa và tiến hành phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản trái, cắt eo thận móng ngựa. Ca mổ thành công, sức khỏe bệnh nhân ổn định và xuất viện sau đó.</p><p></p><p></p><p>Một trường hợp bất thường bẩm sinh thận móng ngựa khác được phát hiện tình cờ sau ca chấn thương vùng thận. Đó là bệnh nhân nam 47 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau hông lưng và tiểu ra máu sau một tai nạn giao thông. Kết quả siêu âm cho thấy gan, lách, tụy và thận trái bình thường.</p><p></p><p>Trong khi đó thận phải không xác định rõ ranh giới chủ mô và xoang thận. Chụp CT bụng có cản quang mới cho kết quả hình ảnh hai quả thận dính liền ở hai cực dưới. Trên các phim chụp sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch thấy rõ hai thận dính nhau ở cực dưới, tạo thành hình móng ngựa, đối xứng nhau qua đường giữa. Các đài thận biến dạng, thay đổi trục của thận và bể thận, trục này hướng vào trong. Kết luận thận bệnh nhân là thận móng ngựa, thể đường giữa, đối xứng.</p><p>Bệnh viện đã quyết định hướng xử trí là điều trị bảo tồn (không can thiệp cắt thận), dùng kháng sinh, thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Tái khám sau một tháng xuất viện cho thấy sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn bình thường.</p><p></p><p></p><p><strong>Siêu âm không phát hiện</strong></p><p></p><p></p><p>PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh - tổng thư ký Hội Tiết niệu- thận học TP.HCM, trưởng khoa nội tổng hợp BV Bình Dân (TP.HCM) - cho biết thận móng ngựa là một dị dạng bẩm sinh, di truyền, tính lặn. “Trong thời kỳ phôi thai, thận nằm ở tiểu khung sau đó di chuyển lên bụng, nhưng điểm khác thường ở đây là hai thận dính nhau ở cực dưới nên khi di chuyển lên trên bị vướng mạch máu mạc treo tràng dưới, đồng thời do dính nhau ở cực dưới nên thận không thể xoay được”, BS Vinh nói.</p><p></p><p></p><p>BS Vinh cho biết thêm: “Kết quả siêu âm thường cho thấy cấu trúc thận vẫn bình thường nhưng thận nằm thấp, nằm sát cột sống, thay đổi trục thận. Nếu khám kỹ đôi khi có thể phát hiện eo thận nối liền hai cực dưới thận. Ở điểm này, nếu không có kinh nghiệm, bác sĩ có thể lầm với khối u vùng chậu. Và do vướng eo thận, niệu quản phải đi vòng lên trên nên có thể có ứ đọng nước tiểu gây giãn nhẹ đài bể thận hoặc có thể có sỏi. Chụp CT sẽ xác định rõ hơn những thay đổi về giải phẫu của thận móng ngựa”.</p><p></p><p></p><p>Trong trường hợp phẫu thuật, “qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, nếu có hình ảnh nghi ngờ bất thường thì bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần hội chẩn với bác sĩ lâm sàng để chẩn đoán xác định trước khi quyết định phẫu thuật. Nếu được chuẩn bị tốt như thế thì các tai biến, biến chứng trên thận móng ngựa có thể tránh được trong quá trình phẫu thuật”, bác sĩ Vinh lưu ý.</p><p></p><p>AloBacsi.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 1443, member: 738"] Chị Hứa Cẩm Tú (TP Cần Thơ) đang ở Huế để chờ ghép thận, trước đó bị BVĐK Cần Thơ cắt cả hai quả thận vì không lường trước dị tật thận móng ngựa của chị. [CENTER][IMG]http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/01/12/542059.jpg[/IMG] Một số dạng thận móng ngựa - Ảnh: P.L[/CENTER] Thận móng ngựa (hai quả thận dính với nhau ở phần dưới, làm hai niệu quản bị vắt ngang ở chỗ dính) là một dị dạng bẩm sinh và có tính di truyền. [B]Tỉ lệ 1/400 trẻ[/B] Khoa niệu - thận BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết theo y văn thế giới, thận hình móng ngựa chiếm tỉ lệ 1/400 trẻ sơ sinh. Tỉ lệ ở nam cao hơn nữ 2,6 lần. Cách đây gần bốn năm, BV Đại học Y dược TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân D.T.B. (nam, 17 tuổi) nhập viện vì đau hông lưng hai bên. Khám lâm sàng không phát hiện dấu hiệu bất thường. Siêu âm bụng cho kết quả thận trái ứ nước độ 2, không thấy niệu quản giãn. Khi chụp IVU, trên phim thấy trục thận hai bên song song cột sống. Tuy nhiên, trên phim chụp sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch cho thấy hai thận dính nhau ở cực dưới, trục của thận hướng vào trong. Các đài thận phải, bể thận phải biến dạng, niệu quản phải nằm ở vị trí ngoài của các đài thận. Tiếp tục chụp CT scan bụng cho thấy rõ hơn hình ảnh hai quả thận dính liền ở hai cực dưới. Bệnh viện kết luận bệnh nhân bị hẹp khúc nối bể thận-niệu quản trái và thận móng ngựa và tiến hành phẫu thuật tạo hình khúc nối bể thận-niệu quản trái, cắt eo thận móng ngựa. Ca mổ thành công, sức khỏe bệnh nhân ổn định và xuất viện sau đó. Một trường hợp bất thường bẩm sinh thận móng ngựa khác được phát hiện tình cờ sau ca chấn thương vùng thận. Đó là bệnh nhân nam 47 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau hông lưng và tiểu ra máu sau một tai nạn giao thông. Kết quả siêu âm cho thấy gan, lách, tụy và thận trái bình thường. Trong khi đó thận phải không xác định rõ ranh giới chủ mô và xoang thận. Chụp CT bụng có cản quang mới cho kết quả hình ảnh hai quả thận dính liền ở hai cực dưới. Trên các phim chụp sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch thấy rõ hai thận dính nhau ở cực dưới, tạo thành hình móng ngựa, đối xứng nhau qua đường giữa. Các đài thận biến dạng, thay đổi trục của thận và bể thận, trục này hướng vào trong. Kết luận thận bệnh nhân là thận móng ngựa, thể đường giữa, đối xứng. Bệnh viện đã quyết định hướng xử trí là điều trị bảo tồn (không can thiệp cắt thận), dùng kháng sinh, thuốc giảm đau cho bệnh nhân. Tái khám sau một tháng xuất viện cho thấy sức khỏe bệnh nhân hoàn toàn bình thường. [B]Siêu âm không phát hiện[/B] PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Vinh - tổng thư ký Hội Tiết niệu- thận học TP.HCM, trưởng khoa nội tổng hợp BV Bình Dân (TP.HCM) - cho biết thận móng ngựa là một dị dạng bẩm sinh, di truyền, tính lặn. “Trong thời kỳ phôi thai, thận nằm ở tiểu khung sau đó di chuyển lên bụng, nhưng điểm khác thường ở đây là hai thận dính nhau ở cực dưới nên khi di chuyển lên trên bị vướng mạch máu mạc treo tràng dưới, đồng thời do dính nhau ở cực dưới nên thận không thể xoay được”, BS Vinh nói. BS Vinh cho biết thêm: “Kết quả siêu âm thường cho thấy cấu trúc thận vẫn bình thường nhưng thận nằm thấp, nằm sát cột sống, thay đổi trục thận. Nếu khám kỹ đôi khi có thể phát hiện eo thận nối liền hai cực dưới thận. Ở điểm này, nếu không có kinh nghiệm, bác sĩ có thể lầm với khối u vùng chậu. Và do vướng eo thận, niệu quản phải đi vòng lên trên nên có thể có ứ đọng nước tiểu gây giãn nhẹ đài bể thận hoặc có thể có sỏi. Chụp CT sẽ xác định rõ hơn những thay đổi về giải phẫu của thận móng ngựa”. Trong trường hợp phẫu thuật, “qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, nếu có hình ảnh nghi ngờ bất thường thì bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần hội chẩn với bác sĩ lâm sàng để chẩn đoán xác định trước khi quyết định phẫu thuật. Nếu được chuẩn bị tốt như thế thì các tai biến, biến chứng trên thận móng ngựa có thể tránh được trong quá trình phẫu thuật”, bác sĩ Vinh lưu ý. AloBacsi. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Thận tiết niệu
Thận móng ngựa không hiếm gặp
Top
Dưới