Hằng ngày, cặm cụi làm việc trong những tòa cao ốc, văn phòng tiện nghi, máy lạnh và các loại máy móc; chúng ta sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh đặc thù được gọi là bệnh "văn phòng".
1. Thiếu oxy:
Những vách tường kín bưng, không có cây xanh, ánh nắng, khí trời... là nguyên nhân của hiện tượng thiếu oxy thường xuyên. Một suy nghĩ sai lầm của nhiều nữ nhân viên văn phòng là dùng hoa tươi thay thế cây xanh. Thực tế, hoa tươi không tạo ra oxy mà ngược lại hấp thu oxy. Phòng làm việc dễ buồn ngủ, thiếu tập trung, thường là hệ quả của việc thừa khí carbonic (CO2) và thiếu oxy. Mỗi ngày, nên mở cửa phòng cho thông thoáng trước khi khởi động máy lạnh.
2. Bụi và dị ứng:
Trong các văn phòng có rất nhiều bụi từ vụn giấy, máy photocopy, thảm, nệm... Bụi được lưu lại nhiều hơn nhờ điện tích cao của các vật liệu, chất liệu tổng hợp thường sử dụng trong văn phòng, gây kích ứng da và niêm mạc đường hô hấp. Các chất nhân tạo từ vật liệu dùng trong văn phòng đôi khi gây nên dị ứng.
3. Viêm đường hô hấp trên:
Không khí lạnh cùng với bụi và mùi hóa chất là tác nhân gây kích thích làm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản ở nhiều người. Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp của các văn phòng. Chưa kể, máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên là môi trường phát sinh vi khuẩn có hại cho hô hấp.
4. Các rối loạn về tiêu hóa:
Đặc điểm của người làm văn phòng là ít vận động, nhu cầu chuyển hóa cũng giảm nên thường no lâu. Hệ thống tiêu hóa ít bị kích thích, xáo trộn, sự tuần hoàn máu bị hạn chế, hậu quả là các bệnh táo bón và trĩ.
5. Bệnh mắt:
Hầu hết văn phòng đều dùng ánh sáng đèn gây nhức, mỏi mắt. Làm việc bằng máy tính trong môi trường bụi bặm vàâ mùi hóa chất văn phòng là căn nguyên của viêm kết mạc, mỏi mắt, cận thị... Các formandehyte trong các vật liệu ngăn phòng và các cặp đựng tài liệu dễ gây kích ứng niêm mạc mắt, mũi, miệng. Màn hình máy tính gây bức xạ tới mắt và cơ thể, ảnh hưởng nhiều nhất là trên hệ thống đông máu và miễn dịch. Sợi thủy tinh nhân tạo trong nhiều vật liệu có thể gây ngứa da, đỏ mắt và viêm kết mạc.
6. Tiếng ồn và sự căng thẳng:
Các văn phòng thường ở chỗ đông dân cư nên thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của phương tiện lưu thông. Các tiếng động của máy móc văn phòng, chuông cửa, các thiết bị báo động, tiếng gõ bàn phím, máy in, các mệnh lệnh thường xuyên và các yêu cầu nghiêm ngặt của công việc... tăng thêm sự căng thẳng gây gánh nặng tâm lý, lâu ngày dẫn tới stress...
7. Cao huyết áp:
Tính căng thẳng của công việc càng làm cơ thể tiết nhiều hơn các Cathecholamine và các Corticoide, là những chất tiền đề cho co mạch và tăng huyết áp. Cuộc sống ít vận động làm cholesterol lắng đọng ngày càng nhiều trong các mạch máu, gây xơ cứng thành mạch. Đây chính là thủ phạm của cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
8. Ký sinh trùng, côn trùng, vi sinh vật gây bệnh:
Thảm văn phòng là nơi tích lũy bụi và các sinh vật nhỏ li ti như bọ chét, ve cùng các mầm bệnh khác. Nhiều người cùng hít thở trong một không gian hẹp, nên các bệnh có đặc tính lây truyền sẽ phát tán rất nhanh. Các nấm mốc có điều kiện phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của các văn phòng. Dịch SARS năm 2003 tại Hồng Kông là một điển hình: từ một người nhiễm bệnh đầu tiên, mầm bệnh có thể truyền qua những con gián mà lây lan ra cả một chung cư...
Các mầm bệnh trên đều sợ ánh sáng mặt trời, vì tia cực tím (ultra violet) có tác dụng diệt trùng rất mạnh đối với cả vi khuẩn lẫn virus gây bệnh. Nơi làm việc nên mở cửa thông thoáng cho ánh nắng tràn vào hoặc khử trùng văn phòng bằng tia cực tím định kỳ vào những ngày cuối tuần trong những lúc không có nhân viên làm việc (vì tia tử ngoại có tác dụng gây cháy da và làm hỏng võng mạc mắt). Một số văn phòng hiện đại đã áp dụng thêm kỹ thuật mới: các luồng không khí trước khi đi vào và sau khi ra khỏi máy điều hòa nhiệt độ của văn phòng buộc phải đi qua một không gian có chiếu đèn cực tím khử trùng. Ngoài ra, chơi thể thao sau giờ làm việc để giữ sức khỏe và duy trì khả năng làm việc cao nhất cho chính bạn.
1. Thiếu oxy:
Những vách tường kín bưng, không có cây xanh, ánh nắng, khí trời... là nguyên nhân của hiện tượng thiếu oxy thường xuyên. Một suy nghĩ sai lầm của nhiều nữ nhân viên văn phòng là dùng hoa tươi thay thế cây xanh. Thực tế, hoa tươi không tạo ra oxy mà ngược lại hấp thu oxy. Phòng làm việc dễ buồn ngủ, thiếu tập trung, thường là hệ quả của việc thừa khí carbonic (CO2) và thiếu oxy. Mỗi ngày, nên mở cửa phòng cho thông thoáng trước khi khởi động máy lạnh.
2. Bụi và dị ứng:
Trong các văn phòng có rất nhiều bụi từ vụn giấy, máy photocopy, thảm, nệm... Bụi được lưu lại nhiều hơn nhờ điện tích cao của các vật liệu, chất liệu tổng hợp thường sử dụng trong văn phòng, gây kích ứng da và niêm mạc đường hô hấp. Các chất nhân tạo từ vật liệu dùng trong văn phòng đôi khi gây nên dị ứng.
3. Viêm đường hô hấp trên:
Không khí lạnh cùng với bụi và mùi hóa chất là tác nhân gây kích thích làm viêm mũi họng, viêm xoang, viêm phế quản ở nhiều người. Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp của các văn phòng. Chưa kể, máy lạnh không được vệ sinh thường xuyên là môi trường phát sinh vi khuẩn có hại cho hô hấp.
4. Các rối loạn về tiêu hóa:
Đặc điểm của người làm văn phòng là ít vận động, nhu cầu chuyển hóa cũng giảm nên thường no lâu. Hệ thống tiêu hóa ít bị kích thích, xáo trộn, sự tuần hoàn máu bị hạn chế, hậu quả là các bệnh táo bón và trĩ.
5. Bệnh mắt:
Hầu hết văn phòng đều dùng ánh sáng đèn gây nhức, mỏi mắt. Làm việc bằng máy tính trong môi trường bụi bặm vàâ mùi hóa chất văn phòng là căn nguyên của viêm kết mạc, mỏi mắt, cận thị... Các formandehyte trong các vật liệu ngăn phòng và các cặp đựng tài liệu dễ gây kích ứng niêm mạc mắt, mũi, miệng. Màn hình máy tính gây bức xạ tới mắt và cơ thể, ảnh hưởng nhiều nhất là trên hệ thống đông máu và miễn dịch. Sợi thủy tinh nhân tạo trong nhiều vật liệu có thể gây ngứa da, đỏ mắt và viêm kết mạc.
6. Tiếng ồn và sự căng thẳng:
Các văn phòng thường ở chỗ đông dân cư nên thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của phương tiện lưu thông. Các tiếng động của máy móc văn phòng, chuông cửa, các thiết bị báo động, tiếng gõ bàn phím, máy in, các mệnh lệnh thường xuyên và các yêu cầu nghiêm ngặt của công việc... tăng thêm sự căng thẳng gây gánh nặng tâm lý, lâu ngày dẫn tới stress...
7. Cao huyết áp:
Tính căng thẳng của công việc càng làm cơ thể tiết nhiều hơn các Cathecholamine và các Corticoide, là những chất tiền đề cho co mạch và tăng huyết áp. Cuộc sống ít vận động làm cholesterol lắng đọng ngày càng nhiều trong các mạch máu, gây xơ cứng thành mạch. Đây chính là thủ phạm của cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
8. Ký sinh trùng, côn trùng, vi sinh vật gây bệnh:
Thảm văn phòng là nơi tích lũy bụi và các sinh vật nhỏ li ti như bọ chét, ve cùng các mầm bệnh khác. Nhiều người cùng hít thở trong một không gian hẹp, nên các bệnh có đặc tính lây truyền sẽ phát tán rất nhanh. Các nấm mốc có điều kiện phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm của các văn phòng. Dịch SARS năm 2003 tại Hồng Kông là một điển hình: từ một người nhiễm bệnh đầu tiên, mầm bệnh có thể truyền qua những con gián mà lây lan ra cả một chung cư...
Các mầm bệnh trên đều sợ ánh sáng mặt trời, vì tia cực tím (ultra violet) có tác dụng diệt trùng rất mạnh đối với cả vi khuẩn lẫn virus gây bệnh. Nơi làm việc nên mở cửa thông thoáng cho ánh nắng tràn vào hoặc khử trùng văn phòng bằng tia cực tím định kỳ vào những ngày cuối tuần trong những lúc không có nhân viên làm việc (vì tia tử ngoại có tác dụng gây cháy da và làm hỏng võng mạc mắt). Một số văn phòng hiện đại đã áp dụng thêm kỹ thuật mới: các luồng không khí trước khi đi vào và sau khi ra khỏi máy điều hòa nhiệt độ của văn phòng buộc phải đi qua một không gian có chiếu đèn cực tím khử trùng. Ngoài ra, chơi thể thao sau giờ làm việc để giữ sức khỏe và duy trì khả năng làm việc cao nhất cho chính bạn.
Thanh Niên