Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt.
Trường hợp viêm thận – bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận – bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch – hoặc kết hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày.
Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt.
Trường hợp viêm thận – bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận – bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch – hoặc kết hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày.