Lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp của bạn. Ngoài ra, một số loại rau xanh thường dùng dưới đây cũng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp hiệu quả
Rau cải cúc
Theo y học cổ truyền thì rau cải cúc có tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm…
Ngoài ra, trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp
Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp.
Rau cần tây
Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu…
Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt.
Rau rút
Trong Đông y, rau rút có tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Rau bina (cải bó xôi/rau chân vịt)
Trong rau bina có nhiều folate có thể làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy: Những người ăn lượng rau bina tương ứng 1.000 microgram folate mỗi ngày có tác dụng hạ huyết áp nhiều hơn so với những người chỉ ăn lượng rau bina tương ứng với 200 microgram mỗi ngày.
Theo Suckhoegiadinh.com.vn
Rau cải cúc
Theo y học cổ truyền thì rau cải cúc có tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm…
Ngoài ra, trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.
Rau diếp
Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp.
Rau cần tây
Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu…
Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt.
Rau rút
Trong Đông y, rau rút có tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Rau bina (cải bó xôi/rau chân vịt)
Trong rau bina có nhiều folate có thể làm giảm huyết áp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy: Những người ăn lượng rau bina tương ứng 1.000 microgram folate mỗi ngày có tác dụng hạ huyết áp nhiều hơn so với những người chỉ ăn lượng rau bina tương ứng với 200 microgram mỗi ngày.
Theo Suckhoegiadinh.com.vn