Dứa tuy giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai nhưng thực tế thì sao? Vậy bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?
1. Bà bầu ăn dứa bị sảy thai?
Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.
2. Ăn dứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận
Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung,
gây hiện tượng đau bụng khi mang thai nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở.
Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
3. Bà bầu có thể bị dị ứng dứa
Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.
1. Bà bầu ăn dứa bị sảy thai?
Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
100% lượng vitamin và khoáng chất phụ nữ cần đều được dứa cung cấp đủ. Vì vậy, thật đáng tiếc nếu mẹ bầu bỏ qua loại quả “chất lượng” này trong thai kỳ của mình. Nếu ăn một lượng vừa phải, dứa sẽ không gây hại cho mẹ và bé mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời.
2. Ăn dứa khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận
Giống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung,
gây hiện tượng đau bụng khi mang thai nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở.
Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
3. Bà bầu có thể bị dị ứng dứa
Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: bạn bị đau bụng, tiêu chảy, có thể xuất hiện ngứa toàn thân; bạn cũng có thể cảm thấy tê lưỡi, khó thở…
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh dị ứng dứa: Sau khi gọt vỏ, bạn nên cắt dứa thành từng miếng, ngâm nước muối nhạt 10-30 phút. Làm như vậy không chỉ tránh được hiện tượng rát lưỡi khi ăn dứa; mà còn giúp bạn thấy dứa có vị thơm, ngon hơn.
Nếu có cơ địa dị ứng, tốt nhất, bạn nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh). Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.