Nguyên nhân gây chuột rút khi mang bầu


1. Nguyên nhân gây chuột rút khi mang bầu ở thời kỳ đầu thai kỳ

Khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.
Do u nang (Corpus Luteal) hình thành ngay trên buồng trứng và làm trứng rụng trước khi được thụ tinh. U nang này có chức năng quan trọng là sản sinh đủ progesterone để nuôi dưỡng phôi thai trước khi nhau thai hình thành.

2. Xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Điều quan trọng đầu tiên mẹ cần nhớ để tránh chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai là cần bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết từ thực đơn hàng ngày. Khi nhu cầu canxi tăng lên, mẹ có thể bổ sung thêm bằng cách uống viên canxi tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ lưu ý, mỗi một giai đoạn của thai kì nhu cầu canxi là khác nhau, trong khi bổ sung thừa hay thiếu canxi đều gây nên những tác hại khôn lường, vì vậy, trước khi quyết định uống bổ sung canxi, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và kê liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, với các nguyên nhân bị chuột rút như do trọng lượng cơ thể tăng lên, bụng bầu to ra,... là điều bất khả kháng thì mẹ có thể áp dụng những mẹo sau đây để giảm tình trạng khó chịu này:

- Mát-xa chân: Hãy nhẹ nhàng xoa bóp, mát-xa từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,... để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ cũng được "thư giãn".

- Nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên; tránh tình trạng đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị "đè nặng" và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.

Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,... Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể kê chân cao một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút "ghé thăm".

- Ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.

- Khi đang bị chuột rút, mẹ có thể xoa bóp (tốt nhất là nhờ ông xã hoặc người thân) hoặc đặt túi chườm hoặc đơn giản hơn là dùng một chai nước nóng chườm lên vùng bị đau.

- Kê chân lên gối mềm: Khi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể kê chân cao một chút với chiếc gối/chăn mềm để không cản trở sự lưu thông máu, tránh bị chuột rút "ghé thăm".

- Ăn uống đầy đủ: Đặc biệt là uống đủ nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, mất cân bằng điện giải gây co cứng cơ.


- Tập luyện mỗi ngày: Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình trong thời kì ốm nghén, mẹ có thể tham khảo những bài tập phù hợp với mình để cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, máu lưu thông tốt; đi bộ, yoga và những bài tập cho chân là gợi ý lý tưởng trong trường hợp này.

Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl