Cà độc dược có tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Solanaceae. Trong dân gian còn gọi là cà diên, cà lục lược (Tày), sùa tùa (H'Mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao).
Cà độc dược là loài cây bụi nhỏ, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa dài, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen hoặc vàng đậm. Mùa cho quả từ tháng 4 – 10. Bộ phận dùng là lá và hoa (chỉ lấy cánh hoa). Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
Trong cây (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), scopolamin (chủ yếu), hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: Làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.
Theo y học cổ truyền, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị mụn nhọt, đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, cà độc dược thuộc nhóm độc bảng A, chứa 2 chất hyoxin và atropin (trong lá, hoa, thân cây). Nó được ghi trong danh mục cây thuốc trị hen. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn, kinh sợ, ho do hàn...
Cây cà độc dược tuy có một số dược tính, nhưng lại là cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê. Những người thể lực yếu, có bệnh tim mạch không được dùng. Nếu dùng sai hoặc không đúng liều lượng, phương cách, cà độc dược sẽ gây nhiều ngộ độc, tai biến hoặc tử vong.
Hiện nay, các vụ ngộ độc từ cây cà độc dược xảy ra nhiều do sử dụng không đúng cách hoặc vô tình ăn phải. Và trên một số đường quê, ngõ xóm, thường thấy xuất hiện cây cà độc dược sinh sống. Các bậc phụ huynh, nhà trường, các hội đoàn thể cần giáo dục nâng cao tầm hiểu biết cho các em nhằm tránh xa loại cây này hoặc có biện pháp xử lý để an toàn cho mọi người.
Cà độc dược là loài cây bụi nhỏ, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông mịn và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa dài, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen hoặc vàng đậm. Mùa cho quả từ tháng 4 – 10. Bộ phận dùng là lá và hoa (chỉ lấy cánh hoa). Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.
Trong cây (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), scopolamin (chủ yếu), hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin... với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: Làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.
Theo y học cổ truyền, hoa cà độc dược có vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng ngừa suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật, phong thấp đau nhức. Lá là vị thuốc ngừa cơn hen, giảm đau bao tử. Ngoài ra còn điều trị phong tê thấp, đau dây thần kinh toạ, đau răng... Người ta thường dùng lá cuộn thành điếu hay thái nhỏ vấn thành điếu thuốc để hút (chữa ho, hen suyễn), dùng lá hơ nóng đắp điều trị mụn nhọt, đau nhức, tê thấp, hoặc phơi khô tán bột mịn.
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, cà độc dược thuộc nhóm độc bảng A, chứa 2 chất hyoxin và atropin (trong lá, hoa, thân cây). Nó được ghi trong danh mục cây thuốc trị hen. Các tài liệu cổ cũng ghi nhận cà độc dược vị cay, tính ôn, có độc, có tác dụng khử phong thấp, chữa hen suyễn, kinh sợ, ho do hàn...
Cây cà độc dược tuy có một số dược tính, nhưng lại là cây có độc tính cao nên chỉ dùng theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Khi bị ngộ độc, có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, môi miệng khô, khô cổ đến mức không nuốt và không nói được. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, có thể gây tử vong do hôn mê. Những người thể lực yếu, có bệnh tim mạch không được dùng. Nếu dùng sai hoặc không đúng liều lượng, phương cách, cà độc dược sẽ gây nhiều ngộ độc, tai biến hoặc tử vong.
Hiện nay, các vụ ngộ độc từ cây cà độc dược xảy ra nhiều do sử dụng không đúng cách hoặc vô tình ăn phải. Và trên một số đường quê, ngõ xóm, thường thấy xuất hiện cây cà độc dược sinh sống. Các bậc phụ huynh, nhà trường, các hội đoàn thể cần giáo dục nâng cao tầm hiểu biết cho các em nhằm tránh xa loại cây này hoặc có biện pháp xử lý để an toàn cho mọi người.
Nông nghiệp