Xin Tư Vấn Nên dùng kem chống nắng loại nào


39
0
6
39
Xu
0
Nên dùng kem chống nắng loại nào cho mùa hè này? Hãy cùng Bạch Liên đi tìm hiểu về vấn đề này để tìm ra những sản phẩm kem chống nắng tốt nhất nhé

Chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Trước tiên, để lựa chọn và sử dụng một loại kem chống nắng thích hợp với làn da của mình, người tiêu dùng cần phải chú ý đến từng loại da.
Đối với da nhạy cảm, người tiêu dùng cần phải tránh xa thành phần oxybenzone và PABA hay nói cách khác là nói không với kem chống nắng hóa học. Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại kem chống nắng vật lý, ít chứa các thành phần gây kích ứng da.
Đối với da khô, người tiêu dùng nên chọn loại kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì người tiêu dùng vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Đối với da dầu (da nhờn), người tiêu dùng nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với người dùng.
Đối với da mụn thì rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Vì vậy người tiêu dùng cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học).
Ngoài ra, người tiêu dùng không nên chọn những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chứa dầu. Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Chọn loại kem có chỉ số SPF và PA phù hợp

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) đo khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút).
Đối với chỉ số PA (Protection Grade of UVA) đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).
Như vậy, để chọn được kem chống năng tốt nhất người tiêu dùng nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA. và tất nhiên, tất cả các loại kem chống nắng đều chống được UVB, nhưng không phải loại nào cũng chống được UVA.
Người ra, người tiêu dùng cần chú ý là là không nên chọn loại kem chống nắng mà có chỉ số SPF quá cao vì da mặt thường sẽ rất nhạy cảm, có thể sẽ ảnh hưởng đến làn da trên khuôn mặt mình, da sẽ dễ bị tổn thương. Nếu chỉ số SPF từ 30 trở lên thì thích hợp đối với nhưng người có làn da sáng màu, còn những loại kem có chỉ số từ 20 SPF thì các người có làn da tối màu nên áp dụng.

Tính chất của kem chống nắng

Kem chống nắng được chia làm hai loại là kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hoá học.
Trong đó, kem chống nắng vật lý có nguyên lý hoạt động tạo lớp màng chắn bảo vệ giúp ngăn chặn, phát tán và phản xạ tia UV, khiến chúng không thể xuyên qua da được. Kem nằm trên bề mặt da như một lớp áo, một bức tường có khả năng phản xạ lại tia cực tím. Thành phần chính của KCNVL là là Zinc oxide và Titanium dioxide. Ưu điểm của loại kem chống nắng này rất lành cho da, ít gây kích ứng và bền vững dưới nắng.
Xem thêm: {TẠI ĐÂY}
Còn kem chống nắng hoá học có nguyên lý hoạt động như một màng lọc hóa học, bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, chúng sẽ tự xử lí và phân hủy, phóng thích tia UV trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Đặc trưng của loại kem chống nắng này là trong thành phần không có Zinc Oxide và Titanium Dioxide. Ưu điểm là thấm nhanh vào da, không làm da bị bóng dầu và trắng xóa.

Sử dụng kem phù hợp với tính chất

Khi đi bơi, do tiếp xúc với nước nhiều nên hiển nhiên người tiêu dùng cần phải chọn những loại kem chống nắng chống nước. Đó là những loại có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40’ đến 1h và sau đó người dùng cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Còn khi trang điểm, người dùng nên chọn kem chống nắng vật lý để khỏi phải bôi lại sau 2h. Nếu da đổ dầu và người dùng lo lắng giảm tác dụng của kem chống nắng thì dùng giấy thấm dầu rồi phủ lại phấn có SPF15-20 là đủ.

Cách sử dụng kem chống nắng để đạt hiệu quả cao

Trước khi lựa chọn và sử dụng một loại kem chống nắng thích hợp với làn da của bạn thì bạn nên thử trước bằng cách bôi thử kem một lượng lên trên vùng da của tay và chờ sau 1,2 hôm, nếu không thấy hiện tượng mẩn, ngứa thì đây là loại kem phù hợp nhất cho da của bạn để tránh trường hợp bị dị ứng da, dẫn đến hiện tượng viêm da rất nguy hiểm.

Khi dùng kem chống nắng thì bạn cần tẩy trang, vì rất nhiều bạn đều đã bỏ qua bước quan trọng này, vì thực tế nếu bạn để sót lại những lớp kem, sữa rửa mặt có thể sẽ tích tụ và giúp lỗ chân lông sẽ to ra và mặt bạn sẽ xuất hiện mụn rất khó có thể chữa trị được.

Chọn những loại kem có chỉ số SPF phù hợp với làn da của bạn. Bạn chú ý là không nên chọn loại kem chống nắng mà có chỉ số SPF quá cao vì da mặt thường sẽ rất nhạy cảm, có thể sẽ ảnh hưởng đến làn da trên khuôn mặt bạn, da sẽ dễ bị tổn thương. Nếu chỉ số SPF từ 30 trở lên thì thích hợp đối với bạn có làn da sáng màu, còn những loại kem có chỉ số từ 20 SPF thì các bạn có làn da tối màu nên áp dụng.

Lựa chọn kem chống nắng cho từng vùng da thích hợp nhất, như các bạn đã biết vùng da mặt thường nhạy cảm hơn đối với bề mặt da trên cơ thể, nếu việc bạn sử dụng một loại kem chống nắng để kết hợp và sử dụng vừa cho da mặt lẫn da toàn thân, chắc hẳn sẽ không hiệu quả mà còn có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến da của bạn. Thế nên, tùy vào từng vùng da mà bạn lựa chọn được loại kem chống nắng để phù hợp nhất.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl