Trị táo bón khi mang thai tháng cuối cần hết sức lưu ý. Trong suốt thời gian thai kỳ thì mẹ bầu đều có thể bị triệu chứng táo bón ‘hành hạ’. Nếu không biết cách xử lý đúng đắn, đặc biệt vào những ngày bé yêu sắp chào đời thì nguy cơ sinh non là rất lớn. Những mẹo nhỏ giúp các mẹ trị táo bón khi mang thai tháng cuối sau đây việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn và giúp ‘mẹ tròn con vuông’.
Cẩn thận với các cơn co tử cung gây động thai và sinh con thiếu tháng vào những tháng cuối thai kỳ. Ngoài những thói quen xấu, chế độ ăn uống sinh hoạt bất hợp lý,… các bác sĩ chuyên khoa sản khuyên tuyệt đối tránh thì vấn đề trị táo bón cho bà bầu cũng rất đáng quan tâm.
Theo đó, ở thời gian những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nếu bị táo bón cần điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được dùng thuốc trị táo bón tùy tiện, rặn mạnh hoặc dùng tay xoa bụng với mục đích kích thích nhu động ruột để việc đi tiêu dễ dàng hơn. Bởi lẽ, chúng có thể sẽ gây ra các cơn co tử cung và thực tế nhiều mẹ bầu đã gặp phải tình trạng sinh non. Vậy bị táo bón ở tháng cuối thai kỳ cần làm gì?
1 – Nhớ uống nhiều nước hơn
Hẳn bạn đã biết, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Chúng cũng rất cần thiết để hấp thu chất xơ – là chất làm mềm phân, tạo khối phân và giúp phân di chuyển ra bên ngoài dễ hơn. Cũng chính vì thế mà nước được coi là loại “thuốc nhuận tràng” tự nhiên giúp đẩy lùi triệu chứng táo bón cho mẹ bầu tháng cuối, lại tốt cho sức khỏe. Đừng ‘ngại’ việc phải đi tiểu đêm nhiều lần khi uống nhiều nước. Liều lượng cần là khoảng 2,5l nước mỗi ngày.
2 – Lưu ý đến nguyên tắc ăn uống
Để giảm bớt gánh cho dạ dày, bộ máy tiêu hóa hoạt động có hiệu quả và khắc phục chứng đại tiện khó thì mẹ bầu tháng cuối cần ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa hàng ngày, thay cho 3 bữa lớn.
Bên cạnh đó, cần chú ý:
✓ Mẹ bầu nên ăn: Thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận tràng như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, đu đủ chín, rau bina, bông cải xanh,… Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Những món ăn khoái khẩu cho bà bầu bị táo bón.
✕ Mẹ bầu không nên ăn: Đồ ăn cay, nóng và nhiều gia vị; các loại nước uống lợi tiểu như trà, cà phê, nước ngọt và chất cồn,… vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể khiến triệu chứng táo bón trầm trọng thêm.
3 – Tăng cường vận động
Thường xuyên vận động, chẳng hạn như các bài tập luyện thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mà còn kích thích nhu động ruột giúp khắc phục vấn đề tiêu hóa này. Hơn nữa, chúng cũng giúp mẹ bầu tháng cuối ‘vượt cạn’ thuận lợi hơn.
4 – Đi tiêu ngay khi có nhu cầu
Chẳng tốt chút nào khi nhịn đại tiện, bởi lẽ việc này đặc biệt khi mang thai sẽ khiến ruột hấp thu nước từ phân, làm phân cứng, gây táo bón và đi ngoài khó khăn hơn. Lâu dần chúng còn có thể gây nứt kẽ hậu môn và thậm chí là bệnh trĩ khi mang thai. Do đó, ngay khi muốn đi tiêu, không chỉ các mẹ mang thai tháng cuối mà bất kỳ ai cũng nên đi ngay.
Cẩn thận với các cơn co tử cung gây động thai và sinh con thiếu tháng vào những tháng cuối thai kỳ. Ngoài những thói quen xấu, chế độ ăn uống sinh hoạt bất hợp lý,… các bác sĩ chuyên khoa sản khuyên tuyệt đối tránh thì vấn đề trị táo bón cho bà bầu cũng rất đáng quan tâm.
Theo đó, ở thời gian những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nếu bị táo bón cần điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được dùng thuốc trị táo bón tùy tiện, rặn mạnh hoặc dùng tay xoa bụng với mục đích kích thích nhu động ruột để việc đi tiêu dễ dàng hơn. Bởi lẽ, chúng có thể sẽ gây ra các cơn co tử cung và thực tế nhiều mẹ bầu đã gặp phải tình trạng sinh non. Vậy bị táo bón ở tháng cuối thai kỳ cần làm gì?
1 – Nhớ uống nhiều nước hơn
Hẳn bạn đã biết, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Chúng cũng rất cần thiết để hấp thu chất xơ – là chất làm mềm phân, tạo khối phân và giúp phân di chuyển ra bên ngoài dễ hơn. Cũng chính vì thế mà nước được coi là loại “thuốc nhuận tràng” tự nhiên giúp đẩy lùi triệu chứng táo bón cho mẹ bầu tháng cuối, lại tốt cho sức khỏe. Đừng ‘ngại’ việc phải đi tiểu đêm nhiều lần khi uống nhiều nước. Liều lượng cần là khoảng 2,5l nước mỗi ngày.
2 – Lưu ý đến nguyên tắc ăn uống
Để giảm bớt gánh cho dạ dày, bộ máy tiêu hóa hoạt động có hiệu quả và khắc phục chứng đại tiện khó thì mẹ bầu tháng cuối cần ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa hàng ngày, thay cho 3 bữa lớn.
Bên cạnh đó, cần chú ý:
✓ Mẹ bầu nên ăn: Thực phẩm giàu chất xơ, có tính nhuận tràng như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, đu đủ chín, rau bina, bông cải xanh,… Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Những món ăn khoái khẩu cho bà bầu bị táo bón.
✕ Mẹ bầu không nên ăn: Đồ ăn cay, nóng và nhiều gia vị; các loại nước uống lợi tiểu như trà, cà phê, nước ngọt và chất cồn,… vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể khiến triệu chứng táo bón trầm trọng thêm.
3 – Tăng cường vận động
Thường xuyên vận động, chẳng hạn như các bài tập luyện thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ hàng ngày không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mà còn kích thích nhu động ruột giúp khắc phục vấn đề tiêu hóa này. Hơn nữa, chúng cũng giúp mẹ bầu tháng cuối ‘vượt cạn’ thuận lợi hơn.
4 – Đi tiêu ngay khi có nhu cầu
Chẳng tốt chút nào khi nhịn đại tiện, bởi lẽ việc này đặc biệt khi mang thai sẽ khiến ruột hấp thu nước từ phân, làm phân cứng, gây táo bón và đi ngoài khó khăn hơn. Lâu dần chúng còn có thể gây nứt kẽ hậu môn và thậm chí là bệnh trĩ khi mang thai. Do đó, ngay khi muốn đi tiêu, không chỉ các mẹ mang thai tháng cuối mà bất kỳ ai cũng nên đi ngay.