Khả năng cắt nhanh cơn ngứa, xoa dịu mẩn đỏ mà hiện tượng mề đay mang lại chính là lý do các loại thuốc điều trị được người dùng “ưu ái”. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc cũng đồng nghĩa với việc người bệnh đang tự rước vào thân những mối nguy hại cho sức khỏe.
Đầu hàng mề đay do lạm dụng thuốc tân dược
Không thể phủ nhận vai trò của các loại thuốc tân dược trong điều trị mề đay bởi khả năng cắt nhanh cơn ngứa, làm dịu những vết mẩn đỏ, thuyên giảm tình trạng bệnh hiệu quả. Nhưng song song với hiệu quả trị bệnh thì cơ thể cũng tiếp nhận đồng thời một lượng lớn hoạt chất ngoại lai mà “mặt trái” của nó có thể mang tới bất lợi cho sức khỏe mà.
Tác động của nó có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng cho cơ thể, đặc biệt là làm suy giảm chức năng gan thận. Trong khi đó, thủ phạm mang tới tình trạng mề đay không đâu xa chính là do sự ngưng trệ, độc tố tích tụ trong gan thận không được loại ra ngoài cơ thể gây nóng trong mà biểu hiện thành bệnh. Do đó, khi chức năng gan, thận càng suy giảm thì tình trạng mề đay cũng càng vì thế mà nặng hơn. Như vậy, thuốc điều trị bệnh gián tiếp làm cho tình trạng mề đay càng trở nên trầm trọng.
Thêm nữa, các loại thuốc điều trị bệnh chỉ làm giảm triệu chứng mà không điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh nên không có khả năng dự phòng tái phát. Các dấu hiệu bệnh vẫn có thể đến trong những lần kế tiếp.
Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn tới nhờn thuốc, khiến thuốc không phát huy hiệu quả chữa bệnh, và tình trạng mề đay cũng vì thế mà cũng mất khả năng chế ngự.
Chữa mề đay với thảo dược tự nhiên
Thay vì phải lo lắng tới những ảnh hưởng cho sức khỏe có thể xảy tới do nhờ tới “cứu viện” là các loại thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể chế ngự những triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại với những mẹo nhỏ dưới đây:
►Lá khế trị mề đay: Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.
►Đu đủ nấu giấm trị mề đay: Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.
►Gừng nấu đường thẻ trị mề đay: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.
►Uống nước tía tô: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.
Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.
►Sắc uống kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
Chúc bạn khỏe mạnh !
Không thể phủ nhận vai trò của các loại thuốc tân dược trong điều trị mề đay bởi khả năng cắt nhanh cơn ngứa, làm dịu những vết mẩn đỏ, thuyên giảm tình trạng bệnh hiệu quả. Nhưng song song với hiệu quả trị bệnh thì cơ thể cũng tiếp nhận đồng thời một lượng lớn hoạt chất ngoại lai mà “mặt trái” của nó có thể mang tới bất lợi cho sức khỏe mà.
Tác động của nó có thể gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng cho cơ thể, đặc biệt là làm suy giảm chức năng gan thận. Trong khi đó, thủ phạm mang tới tình trạng mề đay không đâu xa chính là do sự ngưng trệ, độc tố tích tụ trong gan thận không được loại ra ngoài cơ thể gây nóng trong mà biểu hiện thành bệnh. Do đó, khi chức năng gan, thận càng suy giảm thì tình trạng mề đay cũng càng vì thế mà nặng hơn. Như vậy, thuốc điều trị bệnh gián tiếp làm cho tình trạng mề đay càng trở nên trầm trọng.
Thêm nữa, các loại thuốc điều trị bệnh chỉ làm giảm triệu chứng mà không điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh nên không có khả năng dự phòng tái phát. Các dấu hiệu bệnh vẫn có thể đến trong những lần kế tiếp.
Việc lạm dụng thuốc có thể dẫn tới nhờn thuốc, khiến thuốc không phát huy hiệu quả chữa bệnh, và tình trạng mề đay cũng vì thế mà cũng mất khả năng chế ngự.
Thay vì phải lo lắng tới những ảnh hưởng cho sức khỏe có thể xảy tới do nhờ tới “cứu viện” là các loại thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể chế ngự những triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn chặn bệnh quay trở lại với những mẹo nhỏ dưới đây:
►Lá khế trị mề đay: Theo Đông y, lá khế có vị chát, tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, giải độc, lợi tiểu tiện trị chứng lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do phong nhiệt, huyết nhiệt gây ra.
Để có được hiệu quả từ bài thuốc này bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn làm sao cho lá khế vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá sẽ làm bỏng da, rồi bạn lấy nắm lá khế đã rang chà lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho tới khi khỏi hẳn thì thôi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá khế đun sắc lấy nước uống hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả tốt trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.
►Đu đủ nấu giấm trị mề đay: Với bài thuốc này bạn chỉ cần chuẩn bị: Đu đủ 100g, gừng tươi 6g, giấm gạo 100ml, lưu ý nên chọn đu đủ đã già nhưng chưa chín, vẫn còn độ giòn.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần mang đu đủ và gừng tươi thái thành những miếng nhỏ, bỏ giấm, gừng và đu đủ vào 1 cái nồi nhỏ đun nhỏ lửa. Nấu khi nào giấm cạn hết thì bắc ra.
►Gừng nấu đường thẻ trị mề đay: Bạn cần chuẩn bị 1/2 chén giấm, 100gr đường thẻ và 50gr gừng tươi. Sau đó đem rửa sạch gừng, thái thành sợi rồi bỏ vào nồi đất đổ giấm và đường thể vào, cho thêm một chút nước với lượng vừa đủ nấu chín. Đun nhỏ lửa, canh chừng còn khoảng 1/2 chén nước thì bắc ra gạn bỏ bã lấy nước để dùng. Sử dụng liên tục cho đến khi khỏi hẳn các dấu hiệu bệnh.
►Uống nước tía tô: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối giã, vắt nước cốt uống, còn bã thì xát vào chỗ da bị nổi mẩn đỏ.
Nước cốt tía tô cũng có tác dụng rất tốt để chữa dị ứng do ăn đồ biển hoặc tiếp xúc với không khí lạnh hoặc nước lạnh. Uống nước này tránh ra gió, tránh dầm nước sẽ mau khỏi.
►Sắc uống kinh giới: vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Với loại thảo dược này bạn có thể dùng: kinh giới 16g, ngân hoa 12g, cỏ mần trầu 20g, lá đinh lăng 20g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang cho tới khi lành bệnh.
Chúc bạn khỏe mạnh !