Vừa sinh con được 2 tuần nhưng chị Ngọc Hà rất băn khoăn việc có nên cho con uống thêm nước không? Bởi theo mẹ chồng chị thì, bú sữa mẹ là bé cũng uống đủ nước rồi. Liệu có bao giờ bạn đặt ra vấn đề này chưa?
Các bác sỹ nhi khoa cho biết, trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng không nên bổ sung quá nhiều nước, bởi những hệ lụy đi kèm là rất lớn nếu cho trẻ uống dư thừa lượng nước. Trẻ lại còn quá nhỏ, chưa biết phản ứng trước những điều thích, không thích, đủ và không đủ nên cha mẹ phải chọn đủ liều lượng cho con.
Mẹ chồng của chị Ngọc Hà đưa ra giải thích rất đúng, sữa mẹ bản thân nó đã có chứa một lượng nước nhất định, ngoài cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể bé thì đây cũng là lượng nước đủ cho bé trong một ngày. Trẻ sơ sinh, chủ yếu bú sữa mẹ và chia ra làm rất nhiều bữa nhỏ, thậm chí cứ 1 tiếng lại phải bú 1 lần nên các bà mẹ không nên lo con bị thiếu nước.
Với người lớn, nước là thành phần cần thiết và phải bổ sung đủ lượng cần thiết, nhưng với trẻ sơ sinh lại khác, bổ sung nước khi cơ thể bé đã có đủ nước cần thiết sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng.
Nếu bé uống sữa ngoài thì cần bổ sung thêm nước vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ.
Trường hợp nào cần bổ sung nước?
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không được cho trẻ uống nước khi dưới 12 tháng tuổi, có một số trường hợp bạn vẫn cần bổ sung nước cho con.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 5 trở đi) thì bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.
- Khi bé bị sốt, lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhanh chóng nên cần bổ sung nước và cho con bú nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp nhiệt độ cơ thể bé giảm đi đôi chút.
- Thời tiết quá nóng bức, bé vui chơi, vận động nhiều nên lượng mồ hôi mất đi nhiều, đồng nghĩa với lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết, bạn cũng nên để con ngồi chơi ở nơi thoáng mát để tránh mất nước quá nhiều.
- Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều nên ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.
- Bé bị nôn cũng là nguyên nhân mất nước, nếu bé còn bú sữa mẹ thì cho bé bú sữa sau mỗi lần nôn để tránh bị đói và thiếu nước, còn với các bé đang ăn dặm thì có thể uống thêm nước lọc.
Tuy nhiên, đối với các bé không bú sữa mẹ mà dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hóa tốt được vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ nên nếu không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé sau này.
Thông thường, đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì bạn có thể bổ sung khoảng 30ml nước mỗi ngày, còn trên 3 tháng tuổi thì khoảng từ 30 – 50ml. Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chỉ cần cho bé uống một ngụm nước nhỏ tráng miệng sau khi bú xong để tránh bị tưa miệng.
Bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của con để biết bé có đủ nước hay không, dấu hiệu thiếu nước dễ nhận thấy nhất là bé bị táo bón, miệng khô và đòi uống nước. Sau khi sinh, bạn có thể tham khảo bác sỹ về chế độ uống nước cho con mình để tránh trường hợp cho con uống quá nhiều hoặc quá ít.
Các bác sỹ nhi khoa cho biết, trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng không nên bổ sung quá nhiều nước, bởi những hệ lụy đi kèm là rất lớn nếu cho trẻ uống dư thừa lượng nước. Trẻ lại còn quá nhỏ, chưa biết phản ứng trước những điều thích, không thích, đủ và không đủ nên cha mẹ phải chọn đủ liều lượng cho con.
Mẹ chồng của chị Ngọc Hà đưa ra giải thích rất đúng, sữa mẹ bản thân nó đã có chứa một lượng nước nhất định, ngoài cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể bé thì đây cũng là lượng nước đủ cho bé trong một ngày. Trẻ sơ sinh, chủ yếu bú sữa mẹ và chia ra làm rất nhiều bữa nhỏ, thậm chí cứ 1 tiếng lại phải bú 1 lần nên các bà mẹ không nên lo con bị thiếu nước.
Với người lớn, nước là thành phần cần thiết và phải bổ sung đủ lượng cần thiết, nhưng với trẻ sơ sinh lại khác, bổ sung nước khi cơ thể bé đã có đủ nước cần thiết sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng.
Nếu bé uống sữa ngoài thì cần bổ sung thêm nước vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ.
Trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng không nên bổ sung quá nhiều nước.
Trường hợp nào cần bổ sung nước?
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không được cho trẻ uống nước khi dưới 12 tháng tuổi, có một số trường hợp bạn vẫn cần bổ sung nước cho con.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 5 trở đi) thì bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.
- Khi bé bị sốt, lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhanh chóng nên cần bổ sung nước và cho con bú nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp nhiệt độ cơ thể bé giảm đi đôi chút.
- Thời tiết quá nóng bức, bé vui chơi, vận động nhiều nên lượng mồ hôi mất đi nhiều, đồng nghĩa với lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết, bạn cũng nên để con ngồi chơi ở nơi thoáng mát để tránh mất nước quá nhiều.
- Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều nên ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.
- Bé bị nôn cũng là nguyên nhân mất nước, nếu bé còn bú sữa mẹ thì cho bé bú sữa sau mỗi lần nôn để tránh bị đói và thiếu nước, còn với các bé đang ăn dặm thì có thể uống thêm nước lọc.
Tuy nhiên, đối với các bé không bú sữa mẹ mà dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hóa tốt được vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ nên nếu không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé sau này.
Thông thường, đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì bạn có thể bổ sung khoảng 30ml nước mỗi ngày, còn trên 3 tháng tuổi thì khoảng từ 30 – 50ml. Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chỉ cần cho bé uống một ngụm nước nhỏ tráng miệng sau khi bú xong để tránh bị tưa miệng.
Bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của con để biết bé có đủ nước hay không, dấu hiệu thiếu nước dễ nhận thấy nhất là bé bị táo bón, miệng khô và đòi uống nước. Sau khi sinh, bạn có thể tham khảo bác sỹ về chế độ uống nước cho con mình để tránh trường hợp cho con uống quá nhiều hoặc quá ít.
Hanhphucgiadinh.vn