Cuộc sống bận rộn khiến nhiều phụ huynh không còn nhiều thời gian để chăm sóc bé, họ đã quá lạm dụng việc đóng bỉm cho trẻ nhỏ dẫn đến tình trạng trẻ bị nổi ban, mẩn ngứa và thậm chí phải nhập viện cho trẻ khi dùng phải bỉm kém chất lượng.
Chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm
Cấp cứu vì… bỉm
Chạy theo nhịp sống thường nhật gấp gáp, hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng bỉm vì tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian. Thế nhưng vì sự lựa chọn bất cẩn, ham giá rẻ, cha mẹ đã vô tình cho trẻ “hứng đủ”.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (Trần Quý Cáp, HN) tìm đến bác sĩ tư vấn của BV Nhi T.Ư khi bé gái nhà chị nổi ban đỏ khắp vùng mông với biểu hiện như bị ghẻ. Chị cho biết, vì con gái còn nhỏ rất hay tè dầm nên chị thường mua cả bịch bỉm, tã lót ngoài chợ về sử dụng dần. Do không để ý nên con bị mẩn ngứa chị cũng không hay biết chỉ đến khi cháu quấy khóc ngặt ra, chị mới tá hỏa phát hiện vùng mông của con đầy những vết ban đỏ, bọng nước.
Tương tự, trường hợp con trai chị Huyền mới 5 tháng tuổi (Đông Anh, HN) cũng nhập viện cấp cứu vì lở loét cả phần mông, bẹn và đùi. “Hai vợ chồng tôi đi làm cả ngày, tin tưởng giao con cho ôsin trông. Ai dè, ôsin cứ đóng bỉm cho cháu suốt ngày, tè dầm cũng chả biết, “ngâm” con hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu nên mới lở loét hết ra như vậy”- chị Huyền than thở.
Một số trường hợp khác tìm đến sự tư vấn của bác sĩ cũng cho hay, trước khi đóng bỉm đều chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm nhưng vùng mông và vùng da viền quanh bỉm bị lên những mụn nhỏ, có chỗ rải rác, có chỗ thành đám dày. Nghĩ con bị dị ứng bỉm liền thay loại khác nhưng tình hình vẫn không cải thiện là mấy.
Theo BS. Bạch Thị Ly Na (BV Nhi T.Ư), gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp trẻ bị hăm, dị ứng, mẩn ngứa ở vùng mông, đùi và các vùng da lân cận, thậm chí có cháu còn lở loét, viêm nhiễm. Theo bác sĩ Ly Na, nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ sử dụng bỉm không đúng cách hoặc dùng bỉm kém chất lượng bó buộc trẻ trong khi thời tiết quá nóng bức. Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu nhưng không thể nói cho bố mẹ biết chỉ đến khi da lở loét, rỉ dịch trẻ quấy khóc bố mẹ mới tá hỏa tìm nguyên nhân thì các vết ngứa đã nặng.
Chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm
Sau mỗi 4-5 tiếng cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ nên hạn chế tối đa đóng bỉm cho trẻ, tốt nhất chỉ nên dùng bỉm vào ban đêm vì sản phẩm có tốt đến mấy nếu lạm dụng sẽ rất dễ bị viêm da, ngứa ngáy…Sau mỗi 4-5 tiếng cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé. Nếu để bỉm, tã giấy ngấm nước tiểu lâu dễ gây viêm nhiễm nhất là bé gái. Các vi khuẩn có thể theo đường dẫn nước tiểu đi ngược lên gây viêm nhiễm cho cả bọng đái của trẻ.
Đa số trẻ trong những tháng đầu tiên có làn da rất nhạy cảm và dễ bị hăm do chất amoniac có trong nước tiểu ngấm vào các tã lót gây ra. Nếu trẻ bị hăm cần chú ý thay tã lót thường xuyên cho trẻ. Luộc tã lót qua nước sôi sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời, phải giặt tã bằng xà phòng và rũ thật sạch. Không nên dùng các băng các khố hút nước đóng tiếp cho trẻ. Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần điều trị, chỉ cần bôi kem trẻ em vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng bôi vào cũng được. Với hăm ở dạng nặng hoặc có mủ tốt nhất là không nên bôi kem, phải để hở chỗ hăm ra không khí trong phòng khoảng vài tiếng.
Về chế độ ăn uống, nếu mẹ đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: Chocolate, cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt, lạc, nấm cam, nho, bắp cải muối; hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu con đang nuôi con bằng sữa bột nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.
BS. Ly Na khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi trẻ, khi thấy có biểu hiện khác thường ở những phần da đóng bỉm cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc về bôi.
hanhphucgiadinh.vn
Chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm
Cấp cứu vì… bỉm
Chạy theo nhịp sống thường nhật gấp gáp, hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng bỉm vì tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian. Thế nhưng vì sự lựa chọn bất cẩn, ham giá rẻ, cha mẹ đã vô tình cho trẻ “hứng đủ”.
Chị Nguyễn Thị Hạnh (Trần Quý Cáp, HN) tìm đến bác sĩ tư vấn của BV Nhi T.Ư khi bé gái nhà chị nổi ban đỏ khắp vùng mông với biểu hiện như bị ghẻ. Chị cho biết, vì con gái còn nhỏ rất hay tè dầm nên chị thường mua cả bịch bỉm, tã lót ngoài chợ về sử dụng dần. Do không để ý nên con bị mẩn ngứa chị cũng không hay biết chỉ đến khi cháu quấy khóc ngặt ra, chị mới tá hỏa phát hiện vùng mông của con đầy những vết ban đỏ, bọng nước.
Tương tự, trường hợp con trai chị Huyền mới 5 tháng tuổi (Đông Anh, HN) cũng nhập viện cấp cứu vì lở loét cả phần mông, bẹn và đùi. “Hai vợ chồng tôi đi làm cả ngày, tin tưởng giao con cho ôsin trông. Ai dè, ôsin cứ đóng bỉm cho cháu suốt ngày, tè dầm cũng chả biết, “ngâm” con hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu nên mới lở loét hết ra như vậy”- chị Huyền than thở.
Một số trường hợp khác tìm đến sự tư vấn của bác sĩ cũng cho hay, trước khi đóng bỉm đều chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm nhưng vùng mông và vùng da viền quanh bỉm bị lên những mụn nhỏ, có chỗ rải rác, có chỗ thành đám dày. Nghĩ con bị dị ứng bỉm liền thay loại khác nhưng tình hình vẫn không cải thiện là mấy.
Theo BS. Bạch Thị Ly Na (BV Nhi T.Ư), gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp trẻ bị hăm, dị ứng, mẩn ngứa ở vùng mông, đùi và các vùng da lân cận, thậm chí có cháu còn lở loét, viêm nhiễm. Theo bác sĩ Ly Na, nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ sử dụng bỉm không đúng cách hoặc dùng bỉm kém chất lượng bó buộc trẻ trong khi thời tiết quá nóng bức. Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu nhưng không thể nói cho bố mẹ biết chỉ đến khi da lở loét, rỉ dịch trẻ quấy khóc bố mẹ mới tá hỏa tìm nguyên nhân thì các vết ngứa đã nặng.
Chỉ nên dùng bỉm cho trẻ vào ban đêm
Sau mỗi 4-5 tiếng cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ nên hạn chế tối đa đóng bỉm cho trẻ, tốt nhất chỉ nên dùng bỉm vào ban đêm vì sản phẩm có tốt đến mấy nếu lạm dụng sẽ rất dễ bị viêm da, ngứa ngáy…Sau mỗi 4-5 tiếng cần thay bỉm cho trẻ, lau sạch vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm trước khi thay và để khô thoáng khí mới đóng bỉm khác cho bé. Nếu để bỉm, tã giấy ngấm nước tiểu lâu dễ gây viêm nhiễm nhất là bé gái. Các vi khuẩn có thể theo đường dẫn nước tiểu đi ngược lên gây viêm nhiễm cho cả bọng đái của trẻ.
Đa số trẻ trong những tháng đầu tiên có làn da rất nhạy cảm và dễ bị hăm do chất amoniac có trong nước tiểu ngấm vào các tã lót gây ra. Nếu trẻ bị hăm cần chú ý thay tã lót thường xuyên cho trẻ. Luộc tã lót qua nước sôi sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời, phải giặt tã bằng xà phòng và rũ thật sạch. Không nên dùng các băng các khố hút nước đóng tiếp cho trẻ. Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần điều trị, chỉ cần bôi kem trẻ em vào các vết hăm hoặc dùng dầu hướng dương đã sát trùng bôi vào cũng được. Với hăm ở dạng nặng hoặc có mủ tốt nhất là không nên bôi kem, phải để hở chỗ hăm ra không khí trong phòng khoảng vài tiếng.
Về chế độ ăn uống, nếu mẹ đang cho con bú thì không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng cho con như: Chocolate, cà phê, cá, trứng, sữa, đồ hộp, bánh ngọt, lạc, nấm cam, nho, bắp cải muối; hạn chế dùng sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa. Nếu con đang nuôi con bằng sữa bột nên đổi sữa bột cho trẻ, tránh không cho trẻ uống nước hoa quả ép.
BS. Ly Na khuyến cáo, cha mẹ cần theo dõi trẻ, khi thấy có biểu hiện khác thường ở những phần da đóng bỉm cần thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc về bôi.
hanhphucgiadinh.vn