Viện y học môi trường quốc gia Mỹ (NEH) Mỹ vừa kết thúc nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy 8 hóa chất dân dụng dưới đây được xem là thủ phạm làm tăng cân, béo phì ở con người và được đặt tên là obesogen.
Theo NEH, obesogen là những hợp chất có ở mọi nơi con người thường xuyên phơi nhiễm, tiếp xúc.
1. Thuốc trừ sâu
Rất nhiều nghiên cứu phát hiện thấy thuốc trừ sâu là thủ phạm làm gia tăng bệnh tiểu đường ở nông dân, những người thường xuyên tiếp xúc và sử dụng với loại hóa chất này bởi nó can thiệp tới hormone có trong cơ thể, nhất là nhóm thuốc trừ sâu Organochlorine, như DDT (đã bị cấm). Ngoài ra nhóm thuốc trừ sâu Organochlorine và Carbamates (thường được dùng trong gia đình để diệt trừ sâu bọ, muỗi) cũng là thủ phạm làm tăng cân, béo phì tiềm ẩn.
Để hạn chế những tác hại, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ hay thuốc trừ sâu thân thiện để thay thế, vừa có lợi cho môi trường lại có tác dụng cho sức khỏe của con người.
2. Bisphelnol A (BPA)
Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện thấy BPA là nhóm chất làm gián đoạn tế bào chất béo, gián đoạn chức năng tuyến tụy gây kháng insulin dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Ngoài ra, BPA còn gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, quá trình sinh sản, thậm chí còn gây bệnh vô sinh ở đàn ông. Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu nhưng khoa học vẫn chưa nắm rõ số lần, mức độ phơi nhiễm BPA bao nhiêu lần là nguy hiểm, chỉ biết rằng BPA có ở mọi nơi, đặc biệt là ở đồ nhựa chứa thức ăn, đồ hộp, BPA được tìm thấy trong lớp lót bên trong của lon chứa thực phẩm, nhất là lon nhôm.
3. Phthatales
Phthatales là hóa chất có trong các vật dụng chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm tổng hợp tạo mùi, nước hoa... Đây là loại hóa chất gây gián đoạn hormone, gây béo phì và nhiều căn bệnh nan y khác. Giải pháp phòng ngừa là hạn chế dùng các loại nước hoa, chất thơm, phấn sáp, nến...có chứa phthalates. Nên thay bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
4. Vinyl
Các loại hóa chất có trong nhựa Viny chlorideplastic thường được gọi là hợp chất organotins, tồn tại rất lâu trong môi trường và là thủ phạm tăng cân ở con người. Các nhà khoa học đã thử nghiệm cho chuột bạch phơi nhiễm Organotion tributyltin (sống trong môi trường có sơn chống rỉ) trước khi sinh, kết quả là những con chuột này tăng cân rất nhanh.
Các loại nhựa plastic như PVC plastic thường thấy như ống nhựa, tấm nhựa lát trần, vật liệu nhựa Vinyl thường có hợp chất dibutyltion, một dạng Organotion cũng được xem là thủ phạm gây béo phì rất mạnh ở con người, nhất là ở trẻ em, phụ nữ mang thai. Vì lý do trên, mọi người nên hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa vinyl trong gia đình, thay bằng những loại sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng, dễ phân hủy và không gây hại cho con người lẫn môi trường.
5. Các sản phẩm chống dính
Sản phẩm chống dính có nguồn gốc từ hóa chất có tên là Perfluorotanoic acid (PFAA) hay còn gọi là Teflon được dùng nhiều trong các sản phẩm gia dụng, nội trợ như nồi, chảo chống dính, lớp lót vật dụng bao gói thực phẩm vv... Để hạn chế mối nguy hiểm cho sức khỏe thì khi vật dụng có các vết trầy xước thì nên loại bỏ mua đồ mới, dùng đồ gang hoặc thép trắng thay thế.
6. PCB
PCB là viết tắt của cụm từ Polybrominated biphenyls, loại hóa chất còn được sử dụng làm chất chống cháy trong ngành vật liệu điện, hiện nhiều nơi người ta đã cấm dùng hóa chất này vì nó gây nguy hiểm cho con người và môi trường, đặc biệt là làm tăng cân, béo phì. Hiệu ứng gây bệnh của PCB tương tự như BPA và thuốc trừ sâu, can thiệp đến hormone estrogen trong cơ thể. PCB thường đi vào cơ thể qua đường thực phẩm nhất là cá, thịt nhiễm PCB. Để hạn chế nhiễm độc PCB thì cách tốt nhất là dùng thực phẩm an toàn, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ, hạn chế dùng thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn mà thay bằng thực phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là rau xanh, trái cây.
7. Đậu nành
Đậu nành là sản phẩm có hàm lượng mỡ thấp nhưng lại giàu phytoestrogen đây là loại estrogen thực vật, nhân tố xúc tiến tăng trưởng các tế bào mỡ trong cơ thể, vì vậy nếu lạm dụng cho trẻ ăn nhiều nhóm thực phẩm này cũng có thể gây tăng cân, béo phì. Vì lý do trên, giới dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên cho trẻ sơ sinh trẻ nhỏ dùng điều độ, vừa phải đậu nành, không phải cứ ăn nhiều là càng tốt.
8. Nicotine
Nicotine được xem là hóa chất dận dụng rất quen thuộc và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già và nhóm phụ nữ mang thai, như hít phải khói thuốc lá do người nghiện hút phả ra mà ta quen gọi là hút thuốc lá thụ động (Passive smoking). Đặc biệt là rủi ro tăng cân béo phì, bởi trong khói thuốc chứa tới hàng trăm chất độc khác nhau, nhất là nicotine, hóa chất này can thiệp đến chức năng hệ thống chuyển hóa trong cơ thể và tạo ra những phản ứng bất lợi. Ngoài ra nicotine còn gây tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai vì vậy mọi người không nên hút thuốc, hoặc tránh xa môi trường khói thuốc, sống chung với người hút thuốc lá.
Sức khỏe và dinh dưỡng.
Theo NEH, obesogen là những hợp chất có ở mọi nơi con người thường xuyên phơi nhiễm, tiếp xúc.
1. Thuốc trừ sâu
Rất nhiều nghiên cứu phát hiện thấy thuốc trừ sâu là thủ phạm làm gia tăng bệnh tiểu đường ở nông dân, những người thường xuyên tiếp xúc và sử dụng với loại hóa chất này bởi nó can thiệp tới hormone có trong cơ thể, nhất là nhóm thuốc trừ sâu Organochlorine, như DDT (đã bị cấm). Ngoài ra nhóm thuốc trừ sâu Organochlorine và Carbamates (thường được dùng trong gia đình để diệt trừ sâu bọ, muỗi) cũng là thủ phạm làm tăng cân, béo phì tiềm ẩn.
Để hạn chế những tác hại, có thể dùng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ hay thuốc trừ sâu thân thiện để thay thế, vừa có lợi cho môi trường lại có tác dụng cho sức khỏe của con người.
2. Bisphelnol A (BPA)
Qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện thấy BPA là nhóm chất làm gián đoạn tế bào chất béo, gián đoạn chức năng tuyến tụy gây kháng insulin dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì. Ngoài ra, BPA còn gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, quá trình sinh sản, thậm chí còn gây bệnh vô sinh ở đàn ông. Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu nhưng khoa học vẫn chưa nắm rõ số lần, mức độ phơi nhiễm BPA bao nhiêu lần là nguy hiểm, chỉ biết rằng BPA có ở mọi nơi, đặc biệt là ở đồ nhựa chứa thức ăn, đồ hộp, BPA được tìm thấy trong lớp lót bên trong của lon chứa thực phẩm, nhất là lon nhôm.
3. Phthatales
Phthatales là hóa chất có trong các vật dụng chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm tổng hợp tạo mùi, nước hoa... Đây là loại hóa chất gây gián đoạn hormone, gây béo phì và nhiều căn bệnh nan y khác. Giải pháp phòng ngừa là hạn chế dùng các loại nước hoa, chất thơm, phấn sáp, nến...có chứa phthalates. Nên thay bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.
4. Vinyl
Các loại hóa chất có trong nhựa Viny chlorideplastic thường được gọi là hợp chất organotins, tồn tại rất lâu trong môi trường và là thủ phạm tăng cân ở con người. Các nhà khoa học đã thử nghiệm cho chuột bạch phơi nhiễm Organotion tributyltin (sống trong môi trường có sơn chống rỉ) trước khi sinh, kết quả là những con chuột này tăng cân rất nhanh.
Các loại nhựa plastic như PVC plastic thường thấy như ống nhựa, tấm nhựa lát trần, vật liệu nhựa Vinyl thường có hợp chất dibutyltion, một dạng Organotion cũng được xem là thủ phạm gây béo phì rất mạnh ở con người, nhất là ở trẻ em, phụ nữ mang thai. Vì lý do trên, mọi người nên hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa vinyl trong gia đình, thay bằng những loại sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng, dễ phân hủy và không gây hại cho con người lẫn môi trường.
5. Các sản phẩm chống dính
Sản phẩm chống dính có nguồn gốc từ hóa chất có tên là Perfluorotanoic acid (PFAA) hay còn gọi là Teflon được dùng nhiều trong các sản phẩm gia dụng, nội trợ như nồi, chảo chống dính, lớp lót vật dụng bao gói thực phẩm vv... Để hạn chế mối nguy hiểm cho sức khỏe thì khi vật dụng có các vết trầy xước thì nên loại bỏ mua đồ mới, dùng đồ gang hoặc thép trắng thay thế.
6. PCB
PCB là viết tắt của cụm từ Polybrominated biphenyls, loại hóa chất còn được sử dụng làm chất chống cháy trong ngành vật liệu điện, hiện nhiều nơi người ta đã cấm dùng hóa chất này vì nó gây nguy hiểm cho con người và môi trường, đặc biệt là làm tăng cân, béo phì. Hiệu ứng gây bệnh của PCB tương tự như BPA và thuốc trừ sâu, can thiệp đến hormone estrogen trong cơ thể. PCB thường đi vào cơ thể qua đường thực phẩm nhất là cá, thịt nhiễm PCB. Để hạn chế nhiễm độc PCB thì cách tốt nhất là dùng thực phẩm an toàn, từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ, hạn chế dùng thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn mà thay bằng thực phẩm hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là rau xanh, trái cây.
7. Đậu nành
Đậu nành là sản phẩm có hàm lượng mỡ thấp nhưng lại giàu phytoestrogen đây là loại estrogen thực vật, nhân tố xúc tiến tăng trưởng các tế bào mỡ trong cơ thể, vì vậy nếu lạm dụng cho trẻ ăn nhiều nhóm thực phẩm này cũng có thể gây tăng cân, béo phì. Vì lý do trên, giới dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên cho trẻ sơ sinh trẻ nhỏ dùng điều độ, vừa phải đậu nành, không phải cứ ăn nhiều là càng tốt.
8. Nicotine
Nicotine được xem là hóa chất dận dụng rất quen thuộc và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em, người già và nhóm phụ nữ mang thai, như hít phải khói thuốc lá do người nghiện hút phả ra mà ta quen gọi là hút thuốc lá thụ động (Passive smoking). Đặc biệt là rủi ro tăng cân béo phì, bởi trong khói thuốc chứa tới hàng trăm chất độc khác nhau, nhất là nicotine, hóa chất này can thiệp đến chức năng hệ thống chuyển hóa trong cơ thể và tạo ra những phản ứng bất lợi. Ngoài ra nicotine còn gây tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai vì vậy mọi người không nên hút thuốc, hoặc tránh xa môi trường khói thuốc, sống chung với người hút thuốc lá.
Sức khỏe và dinh dưỡng.
Bài viết cùng chủ đề
- Thực đơn giúp bé tăng cân
- 0
- 1,167
- Thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân
- 0
- 1,705
- tăng số đo vòng 1
- 0
- 1,025