Bệnh tay chân miệng


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Bộ Y tế liệu có công bố dịch tay chân miệng?


Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên trong cả nước vừa công bố dịch bệnh tay chân miệng. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc tay chân miệng, 3 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 23,7 lần.


Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố. Ngay sau khi tỉnh này công bố dịch, Bộ Y tế đã có công điện khẩn yêu cầu tỉnh thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch và triển khai ngay hoạt động phòng chống dịch với những đội chống dịch cơ động.


Liên quan đến vấn đề này, ngày 9-11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Ninh Thuận công bố dịch vì tỉnh biết khả năng khống chế dịch là khó. Tỉnh khó khăn về nguồn nhân lực, cơ sở, số lượng bệnh nhân tăng so với cùng kỳ năm trước và quy mô, tính chất dịch đã vượt quá dự kiến nên phải công bố dịch.


Việc công bố dịch là theo quy định của luật. Giao ban với các tỉnh về phòng chống dịch, bộ đã nói rõ địa phương nào cảm thấy dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát thì phải công bố dịch, trên cơ sở quy định của luật. Việc công bố dịch nhằm huy động tổng lực sức mạnh của địa phương để phòng chống dịch. Đó là quyền của địa phương, Bộ Y tế không tạo áp lực.


Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế, khi có 2 tỉnh trở lên công bố dịch thì bộ sẽ tiến hành công bố dịch trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Thực tế hiện nay các nước xung quanh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... cũng đang có dịch tay chân miệng nhưng chưa nước nào công bố dịch.


Trước việc tỉnh Ninh Thuận công bố dịch tay chân miệng, Cục Y tế dự phòng đã yêu cầu Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận nhằm sớm khống chế dịch tay chân miệng trên địa bàn tỉnh này.


Theo đó, Viện Pasteur Nha Trang khẩn trương cử đội cơ động phòng chống dịch của viện hỗ trợ ngành y tế tỉnh Ninh Thuận triển khai các biện pháp chống dịch. Hỗ trợ về các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cách ly, điều trị kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định. Trong trường hợp địa phương có nhu cầu hỗ trợ vật tư, trang thiết bị chống dịch Bộ Y tế sẽ xem xét, giải quyết.


Đồng thời, Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Sở Y tế Ninh Thuận tham mưu cho UBND tỉnh huy động các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm. Trong đó tập trung tăng cường nguồn lực, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động chống dịch đạt hiệu quả. Chú trọng tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc tay chân miệng, cử các đoàn chống dịch giám sát chặt chẽ, xử lý triệt để ổ dịch hạn chế lây lan trong cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân và thông báo kịp thời điều tra, xử lý ổ dịch.


Trong khi đó, theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, diễn biến những ngày gần đây cho thấy số mắc bệnh mới vẫn ở mức cao và tiếp tục có thêm các ca tử vong.
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2]Hơn 87 nghìn người mắc bệnh chân tay miệng[/h]
TP - Hôm qua Bộ Y tế cho biết theo báo cáo của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trong tuần (từ ngày 3 đến ngày 9-11) cả nước ghi nhận 2.622 trường hợp mắc mới tay chân miệng tại 56 địa phương.'Báo cáo không ghi nhận trường hợp tử vong trong tuần.
Tích luỹ từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước đã ghi nhận 87.434 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương trong đó đã có 147 trường hợp tử vong tại 28 tỉnh, thành.TS.Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sau tỉnh Ninh Thuận, đến nay chưa có địa phương thứ 2 công bố dịch tay chân miệng.Tại Ninh Thuận đoàn công tác của Bộ đã đi kiểm tra công tác điều trị và phòng chống dịch ở đây. TS Dương nhận định, khả năng dập dịch của Ninh Thuận ngay trong tháng 12 là khả thi.
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2]Đã có 147 ca bệnh tay chân miệng tử vong

Hôm qua 14-11, Bộ Y tế có báo cáo cho hay trong tuần qua thêm trên 2.600 ca mắc bệnh tay chân miệng mới, nâng tổng số trẻ mắc bệnh tích lũy từ đầu năm lên trên 87.000 ca.
[/h]
Bộ Y tế cho hay trong tuần không có trường hợp tử vong do tay chân miệng mới, nhưng thêm năm trường hợp tử vong mới được bổ sung ở Đồng Nai, Sóc Trăng và Ninh Thuận, nâng tổng số ca tử vong tính từ đầu năm lên tới 147 em, tăng gần mười lần về số mắc và hàng chục lần về số tử vong so với cùng kỳ 2010.
Bộ Y tế cũng cho biết ngày 20-11, bộ sẽ tổ chức hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng, do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì tại TP.HCM.
Hội nghị sẽ có sự tham gia của các địa phương có số mắc bệnh tay chân miệng từ 1.500 ca trở lên và là hội nghị thứ hai về phòng chống bệnh tay chân miệng trong vòng ba tháng qua.

Tuổi trẻ
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Dung dịch Ozone chữa được bệnh tay chân miệng ? [/h]
Đại diện Bộ y tế cho biết để khẳng định hiệu quả phòng và chữa bệnh tay chân miệng bằng dung dịch Ozone sẽ phải đợi các bằng chứng khoa học kiểm nghiệm.


Chiều 14/11, đại diện Bộ Y Tế đã có ý kiến về thông tin Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm năng lượng và dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội (Viện Khoa học Việt Nam) chữa bệnh tay chân miệng có hiệu quả bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa (Anolyte và Catolyte) hay còn gọi là nước Ozone cùng với nước chanh tươi, vitamin B1, muối sạch có nồng độ tinh khiết trên 98% để tắm rửa, bôi ngoài da và cho các cháu xúc miệng .

TS. Nguyễn Văn Khải trong một lần dập dịch giúp dân. (Ảnh: Internet).

Các chuyên gia y tế không đồng tình….cách chữa TCM bằng nước Ozone
Thạc sỹ, BSCK II, Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: “Dung dịch anolyd của TS. Nguyễn Văn Khải không có tác dụng chữa bệnh TCM”.
“Không cần phải nói đâu xa, ngay những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, chưa học qua y dược ngày nào cũng biết đến tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương của nước muối. Cũng từ rất lâu, trong các bệnh viện đã có loại dung dịch nước ozon, nước muối ozon dùng để rửa, sát khuẩn vết thương hở.
Loại dung dịch của ông Khải cũng chỉ là nước muối được sục qua máy tạo ozon, không có gì mới hơn. Do đó, nó không thể là một phát minh, càng không phải là một sáng chế gì đó cao siêu như nhiều người đang lầm tưởng.
Tôi dám lấy danh dự và kinh nghiệm từ những năm công tác trong ngành y tế của mình ra mà khẳng định rằng: “Dung dịch này không hề có tác dụng chữa bệnh TCM. Nó chỉ có tác dụng sát khuẩn, khử trùng vết thương. Nó chỉ có tác dụng giúp phòng chống bệnh tay chân miệng mà thôi.”
Nước ozon và nhất là loại dung dịch nước muối ozon đã được sử dụng trong các bệnh viện từ lâu để khử trùng và rửa vết thương cho bệnh nhân. Và chúng tôi cũng sử dụng dung dịch này không chỉ riêng với bệnh TCM mà còn với hầu hết các loại bệnh khác.
Ai cũng biết bệnh tay chân miệng là bệnh thâm nhập theo con đường lây lan của virút trong không gian, truyền từ phân, hậu môn đến tay, chân và miệng. Đây là căn bệnh tự khỏi nhờ hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Căn bệnh TCM này tỉ lệ tự khỏi là trên 95%, chỉ có những trường hợp quá nặng mới cần sự can thiệp của các bệnh pháp chống sốc, điều trị hồi sức. Tỉ lệ tử vong của căn bệnh này là 0,17% gây biến chứng lên trung khu thần kinh trung ương mới có khả năng dẫn đến tử vong.
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện K, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Quốc gia: Cơ sở khoa học sát khuẩn, khử trùng của nước muối ozon thì khoa học đã chứng minh từ lâu và được dùng từ lâu. Nhưng chưa có môt nghiên cứu chính thống nào, một kết luận nào của các tổ chức y tế, bệnh viện, cơ sở sản xuất, điều chế thuốc, chuyên gia y tế... khẳng định loại dung dịch khử trùng này là thuốc chữa bệnh. Có chăng đó chỉ là dung dịch bôi ngoài da dùng để rửa và sát khuẩn vết thương…”.
“Tôi vô cùng thấy bất bình khi dư luận đã bị “đánh lừa” bởi những lời hứa, lời tuyên bố quá chớn của vị TS này. Ông này có được học qua trường lớp về y, dược ngày nào không, đã là bác sỹ ngày nào chưa, đã có giấy phép hành nghề chưa… mà có thể tuyên bố một điều phi lý đến như vậy.
Nếu đó là một kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo cần được mang ra để hội đồng các cơ quan y tế kiểm tra, đánh giá và thẩm định.
TS. Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương: “Cái tên “anolyd” không hề có trong từ điển y học”.
Khi được hỏi về tác dụng của dung dịch anolyd trong y học, bác sỹ Trần Minh Điển đã lên tiếng: “Bản thân tôi chưa bao giờ nghe đến tên dung dịch anolyd có trong từ điển y học. Không biết TS Khải nào đó lấy dung dịch này ở đâu ra. Còn về tác dụng chữa bệnh thì chưa hề có một công trình nghiên cứu nào. Tổ chức y tế thế giới cũng không công bố có thuốc chữa được căn bệnh TCM.
Mọi biện pháp y học sử dụng hiện nay là sát trùng vết bỏng đã bị vỡ, phục hồi sức khỏe để hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tự loại trừ vi rút. Chứ chưa có loại thuốc đặc hiệu riêng cho chủng virut TCM này.
Bộ y tế: Phải đợi các bằng chứng khoa học kiểm nghiệm.
Theo Bộ Y tế, đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, chỉ sau khi có kết quả và bằng chứng khoa học theo đúng quy trình, ngành y tế mới có ý kiến chính thức.
Bộ Y tế đã chỉ đạo Viện Pasteur Nha Trang khẩn trương tiến hành đánh giá nghiêm túc, với luận chứng khoa học đầy đủ về hiệu quả điều trị lâm sàng, phòng tránh bệnh tay chân miệng bằng phương pháp của Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, và báo cáo Bộ Y tế trong thời gian sớm nhất.
Ozone là từ dân gian dùng để chỉ dung dịch Anolyte. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, nguyên liệu chế tạo nước Ozone gồm nước sạch, dung dịch hoạt hóa điện hóa được làm từ muối ăn có độ sạch 99,7%, pha vào nước theo tỉ lệ 5g/lít - nghĩa là chỉ mặn bằng một nửa nước canh ta vẫn ăn hàng ngày.
Giá thành của dung dịch chỉ 200 đồng/lít, rẻ hơn so với các dung dịch khử trùng đang sử dụng hiện nay như Clormin B, Formalin, hay Surfanios, giá từ 6.000 đồng/lít trở lên. Bên cạnh đó, nó hầu như không độc hại với môi trường vì được chế tạo từ muối sạch.
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Ngành y tế vẫn lúng túng trước dịch bệnh tay chân miệng [/h]
Nhìn nhận tổng thể về dịch tay chân miệng từ lúc xuất hiện đến lúc căng như dây đàn; chuyện lùng nhùng trong việc công bố dịch; những yếu kém trong công tác phòng chống dịch và tranh cãi xung quanh chuyện TS Khải chữa bệnh bằng nước ozon.


Dịch tay chân miệng xuất hiện rải rác từ đầu năm, bắt đầu “tăng tốc” từ tháng 3, “lên đỉnh” lần 1 vào tháng 5, tháng 6, tháng 7 với diễn biến rất xấu. Sau đó dịch có dấu hiệu chững lại một thời gian ngắn (vào tháng 8) rồi lại tiếp tục bùng phát vào tháng 9, 10 và 11. Hiện nay, cả nước đã có trên 90.000 trẻ mắc bệnh, trong đó có 153 trẻ tử vong.

Dịch căng như dây đàn

Từ khi dịch bệnh tay chân miệng xuất hiện, công tác tuyên truyền đã bắt đầu họat động mạnh nhưng thời gian đầu chưa đi trúng đích khiến người dân hiểu không đúng về dịch, dẫn đến việc phòng dịch sai.

Đây là cơ hội khiến dịch lây lan mạnh trong cộng đồng ở tất cả các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh khu vực phía Nam.

Bắt đầu từ khoảng tháng 5, tháng 6 trở đi, dịch tay chân miệng hoành hành mạnh ở các địa phương phía Nam, đặc biệt tại TP HCM và Đồng Nai. Số mắc mỗi tuần lên tới hàng ngàn ca, số tử vong cũng gia tăng đều đều.

Đến khoảng tháng 8, dịch tay chân miệng bắt đầu lan rộng ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung, khu vực Tây Nguyên (đến nay thì cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều đã có dịch). Diễn biến dịch trở nên xấu hơn kể từ khi Hà Nội công bố có ca tử vong đầu tiên liên quan đến dịch tay chân miệng.

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều người dân hoang mang mỗi khi thấy con sốt, mình nổi nốt ban đỏ mọng nước nên cũng đưa vào viện để khám. Điều này đã khiến tình trạng quá tải (vốn đang diễn ra) trở nên trầm trọng hơn ở các bệnh viện tuyến cuối.

Chi phí trung bình cho mỗi đợt nằm viện của một ca nhiễm tay chân miệng độ 2 trở lên tốn khoảng 44 triệu đồng. Nếu bệnh nhân phải lọc máu thì chi phí hết khoảng 57 triệu đồng.

Tính đến thời điểm này, dịch tay chân miệng vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Hiện nay, mỗi tuần cả nước có thêm khoảng gần 20 ca mắc mới và thêm một số trường hợp tử vong. Dịch vẫn đang ở đỉnh, dự kiến sẽ còn căng thẳng đến hết tháng 11.

Lùng nhùng chuyện công bố dịch

Trong khi đó, vấn đề có công bố dịch hay không trở thành một đề tài bàn tán rộng rãi, sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều và đến giờ vẫn chưa có hồi kết.

Lãnh đạo ngành y tế các địa phương (kể cả các địa phương có số lượng bệnh nhân mắc và tử vong cao như TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Ngãi, ….) đều cho rằng “chưa đủ điều kiện công bố dịch” vì “dịch hoàn toàn vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngành”.

Quảng Ngãi là địa phương có dịch căng thẳng nhất miền Trung với số mắc và tử vong bằng 2/3 tổng số mắc và tử vong của cả miền Trung.

Tuy nhiên, khi viện Paster Nha Trang đã đề nghị tỉnh Quảng Ngãi công bố dịch tay chân miệng vì chỉ tính riêng tại tỉnh này đã có tới 6.000 ca mắc và 5 ca tử vong thì lãnh đạo Sở Y tế tỉnh khẳng định “dịch vẫn trong tầm kiểm soát”.

Lý giải chuyện không công bố dịch, Lãnh đạo ngành y tế cho biết thẩm quyền công bố dịch tay chân miệng thuộc về Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và Bộ y tế chỉ công bố dịch khi đã có từ 2 địa phương trở lên công bố dịch.



Bộ trưởng Y tế thị sát tình hình dịch tay chân miệng

Vì chưa có đủ số địa phương công bố dịch nên Bộ Y tế không thể vượt quyền để công bố dịch trước.

Sau cùng, Ninh Thuận đột ngột công bố dịch trước sự ngỡ ngàng của dư luận. Bởi tại thời điểm công bố dịch, Ninh Thuận chưa khi nào được nhắc đến như một điểm nóng về dịch bệnh này.

Lý giải lý do công bố dịch, lãnh đạo Sở Y tế Ninh Thuận cho biết họ muốn huy động nguồn lực từ nhiều phía để dập dịch, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Đến nay, tình hình dịch tại Ninh Thuận vẫn đang diễn biến xấu, tuy nhiên tỉnh đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ hơn của ngành, của UBND tỉnh khi mà nguồn kinh phí được đổ về nhiều hơn, các ngành chức năng đều tập trung phối hợp phòng chống, Bộ trưởng Bộ Y tế vào tận nơi thị sát tình hình, vv…

Những yếu kém trong công tác phòng, dập dịch

Bệnh tay chân miệng không phải bệnh mới (đã xuất hiện tại Việt Nam từ vài năm), virus không biến đổi, tác nhân gây bệnh rõ ràng… nhưng kết quả là đã có 153 trẻ tử vong.

Những diễn biến suốt mấy tháng qua cho thấy phần nào ngành y tế đã lúng túng trước việc xử lý dịch sao cho hiệu quả.

Đối với dịch tay chân miệng, Bộ Y tế xác định truyền thông phải đi trước một bước. Truyền thông phải cụ thể, tỉ mỉ, ngắn gọn, dễ hiểu và mang tính cầm tay chỉ việc. Nhưng thực tế là ở nhiều địa phương, các tỉnh không đầu tư gì cho công tác truyền thông về dịch, hoặc nếu có thì không đến nơi đến chốn.

Tại Hội nghị tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng tổ chức ngày 15/8 tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nhấn mạnh “công tác truyền thông về dịch bệnh này chưa phủ sóng hết đối tượng đích thực và thông điệp truyền thông chưa thật chuẩn”.

Trước thực tế này, dù dịch đã xảy ra rồi, Bộ Y tế đã quyết định thay đổi nội dung truyền thông. Ngày 18/8, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế (Bộ Y tế) cho biết công tác truyền thông về dịch tay chân miệng sẽ được thay đổi để sát hơn với tình hình thực tế.

Cụ thể là làm các thông điệp, tờ rơi hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng gần hơn với người dân thay vì cách truyền thông chung chung, hô hào như trước đây. Tại các bản tin, tờ rơi sẽ hướng dẫn cụ thể cũng như tư vấn cho người dân về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng bệnh.

Bộ trưởng Tiến cũng chỉ đạo cần tuyên truyền về cách giữ gìn bàn tay sạch như trường xuyên rửa tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ để người dân hiểu để tự giác và tích cực hưởng ứng, thực hiện vệ sinh phòng bệnh. Việc tuyên truyền phải đến được từng tổ dân phố, hộ gia đình trong cộng đồng.

Không chỉ yếu kém trong công tác tuyên truyền, phòng chống dịch, công tác điều trị bệnh cũng có “vấn đề”.

Thông tin từ cuộc tập huấn cho các bác sĩ khu vực phía Bắc về điều trị bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, do Bộ Y tế tổ chức ngày 18 và 19/10 tại Hà Nội cho thấy: còn nhiều lúng túng trong điều trị ở bệnh viện tuyến dưới.

Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư Nguyễn Văn Kính, giảng viên của khóa tập huấn, cho rằng điểm nguy hiểm ở bệnh tay chân miệng là dễ dẫn đến biến chứng viêm cơ tim, phù phổi, đây là biến chứng ít biết của bệnh và bệnh viện tuyến dưới thấy bệnh nặng lại chuyển lên tuyến trên.

Nhưng nguyên tắc điều trị các trường hợp này là tránh thay đổi tư thế của bệnh nhân do có thể ngừng tim đột ngột, dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cũng là giảng viên trong khóa tập huấn này, cho biết năm 2003, khi những trường hợp tay chân miệng đầu tiên được chẩn đoán, có bệnh nhân vào viện để khám buổi sáng thì buổi chiều đã tử vong.

Theo bác sĩ Tiến, bệnh nhân tay chân miệng có thể có những dấu hiệu như suy hô hấp, thở gấp từng cơn hay thở khò khè, dễ bị chẩn đoán nhầm sang viêm phổi, viêm thanh quản, hen suyễn, nếu các nốt hồng ban chưa xuất hiện rõ.

Tranh cãi về nước Ozon

Những ngày giữa tháng 11 vừa qua, dư luận cả nước lại nóng lên chuyện TS Nguyễn Văn Khải (ông già Ozon) tự nguyện vào Ninh Thuận dập dịch, chữa cho trẻ mắc tay chân miệng bằng nước Ozon.



TS Nguyễn Văn Khải làm việc với đại diện tỉnh Ninh Thuận

Phương pháp chữa bệnh này làm thuyên giảm các dấu hiệu ngứa, mẩn ngoài da nhưng ngành y tế cho biết phương pháp trên chưa được kiểm chứng khoa học nên đã đề nghị TS Khải dừng chữa trị theo cách của mình.

Lúc này đã có một cuộc tranh cãi nổ ra về việc có nên để “ông già Ozon” chữa tiếp haykhông.

Tính đến nay, Bộ Y tế đã bày tỏ quan điểm rõ ràng về phương thức chữa bệnh của TS Khải, đó là không cho phép áp dụng bởi nước Ozon không có khả năng chữa trị bệnh tay chân miệng.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã thị sát tình dịch tại Ninh Thuận và tập trung chỉ đạo nâng cao công tác tuyên truyền, huy động nguồn lực nhằm dập dịch, điều trị bệnh nhân.

Theo Vietnamnet​
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Ninh Thuận công bố hết dịch tay chân miệng [/h]
Sáng 20.12, ông Võ Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tay chân miệng (TCM) tỉnh cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định công bố hết dịch TCM trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo Sở Y tế, các đơn vị y tế, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các ngành chức năng liên quan tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn sự tái phát dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống bệnh TCM.


Các bệnh nhân điều trị TCM tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận​

Trước đó, Sở Y tế tỉnh có công văn gửi UBND tỉnh kiến nghị công bố hết dịch TCM. Theo Sở Y tế, lý do Sở kiến nghị tỉnh công bố hết dịch TCM là vì đã thực hiện tốt các biện pháp để kiểm soát dịch TCM trên địa bàn từ khi công bố dịch.

Trong 16 xã, phường, thị trấn công bố dịch, tính từ ngày 30.11 đến 11.12, chỉ còn 1 trường hợp mắc tại xã An Hải (H.Ninh Hải). Riêng trong khoảng thời gian từ ngày 30.11 đến 7.12 (8 ngày), không có trường hợp mắc mới. Đây là khoảng thời gian đủ để công bố hết dịch TCM theo quy định của Bộ Y tế.

Thanh Niên Online​
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Bùng phát dịch tay chân miệng tại Lào Cai [/h]
Ngày 26-12, Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi Sở Y tế tỉnh Lào Cai yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng đang diễn ra phức tạp tại địa phương này.

Theo đó, Sở Y tế Lào Cai cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc tay chân miệng trên địa bàn, cử các đoàn chống dịch xử lý triệt để ổ dịch để hạn chế lây lan trong cộng đồng. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân, tăng cường kiểm soát lây nhiễm tại bệnh viện. Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả trường hợp bệnh nặng từ độ 2a trở lên, đặc biệt giám sát chặt chẽ các trường hợp chuyển độ sau nhập viện.

Từ đầu tháng 12 tới nay, tại các huyện như Sa Pa, Mường Kương, Bảo Thắng và TP Lào Cai ghi nhận rất nhiều ca mắc mới tay chân miệng với diễn biến rất phức tạp.

Trong khi đó, do thời tiết rét đậm kéo dài tại miền Bắc trong nhiều ngày qua, số trẻ em và người già đổ bệnh, phải nhập viện gia tăng tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội. Tại khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ nhập viện tăng gần 50% khiến các giường bệnh đều quá tải, phải nằm ghép nhiều cháu/giường.

Tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày cũng phải tiếp nhận trên 1.500 trẻ đến khám. Các bệnh viện khác như: Saint Paul, Thanh Nhàn, Hà Đông, Bắc Thăng Long… cũng ghi nhận số bệnh nhi và người cao tuổi nhập viện tăng gần 40% so với ngày thường, với các bệnh thông thường như: sốt, viêm đường hô hấp, tiêu chảy ở trẻ em và huyết áp, tim mạch, xương khớp, hen phế quản đối với người già.

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế tăng cường kiểm dịch tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm trường hợp hành khách nghi mắc bệnh để cách ly và điều trị kịp thời.

Sài Gòn Giải Phóng​
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Bệnh tay chân miệng, hành xử nào phù hợp? [/h]
Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh sốt cấp tính kèm mụn nước ở tay, chân và có hoặc không có mụn nước/loét ở miệng.





Đây là bệnh thường gặp ở trẻ (độ 5 tuổi trở xuống chiếm 96%) dù có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nam bị nhiều hơn nữ, do vi-rút đường ruột gây ra, lan truyền từ người sang người qua đường ăn uống do tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, mụn nước hoặc phân người bệnh.
Hai vi-rút gây bệnh chính là coxsackievirus A16 và enterovirus 71.
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường trội lên vào tháng 3-5 và tháng 9-12.
Trẻ bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng vi-rút có thể còn trong phân đến vài tháng sau.


Làm sao biết đó là bệnh tay chân miệng?

Lúc đầu:
· Sốt nhẹ khoảng 38,3 độ C và kéo dài 2-3 ngày.
· Ho.
· Đau họng.
· Bứt rứt.
· Biếng ăn.
Khoảng 80% trẻ biếng ăn và đau họng.
Sau 12-36 giờ, xuất hiện ban ở tay, chân và miệng.

Đặc điểm ban:


Tổn thương ở miệng ban đầu là những dát đỏ sau đó thành những mụn nước 2-3 mm trên nền dát đỏ. Tuy nhiên, hiếm khi thấy mụn nước vì chúng nhanh chóng bị loét. Có khoảng 5-10 vết loét. Mụn nước có ở quanh miệng, vòm miệng, niêm mạc họng, lợi và lưỡi. Lưỡi bị tổn thương 44% trường hợp; ngoài loét, lưỡi còn bị phù và đau.
Tổn thương da là đặc trưng và chiếm 75% trường hợp. Tổn thương da bắt đầu là một dát đỏ mà ở giữa là mụn nước hình bầu dục màu xám và trục dọc song song với lằn da

Tổn thương này không gây khó chịu gì, mất đi trong 3-7 ngày và không để lại sẹo. Tay thường bị hơn chân.

Mu bàn tay và mặt bên các ngón tay thường bị hơn là lòng bàn tay. Ngoài ra, ban có thể xuất hiện ở cánh tay, cùi chỏ, mông và gối.
Bệnh phần lớn tự khỏi trong 7-10 ngày.

Bệnh tay chân miệng thực sự nguy hiểm thế nào?


Phần lớn bệnh lành tính và tự hết.
Nhiễm coxsackievirus A16 chỉ có 4% gây biến chứng còn nhiễm enterovirus 71 thì 32% gây biến chứng và 1,7% bị chết.
Bệnh xảy ra đầu tiên ở Úc năm 1956 sau đó xảy ra dịch rải rác khắp nơi mỗi 3 năm (như Ấn Độ, Brunei, Mã Lai, Mông Cổ, Nhật, Singapore, Trung Quốc và Úc).
Bệnh phát dịch ở Việt Nam từ năm 2003. Số mắc và số chết các năm 2007, 2008 và 2009 lần lượt là 5719 và 23, 10958 và 25, 10632 và 23; phần lớn xảy ra ở phía nam.
Tỷ lệ tử vong: 0,2%-0,4%.

Chẩn đoán bệnh tay chân miệng khó không?


Bất cứ bác sỹ ở cơ sở y tế nào (ví dụ trạm y tế, phòng khám) sau khi hỏi bệnh và xem xét tổn thương da đặc trưng đều chẩn đoán được bệnh mà không cần phải xét nghiệm gì.

Chữa trị bệnh tay chân miệng tại đâu?


Trẻ chỉ bị mụn nước và loét miệng thì có thể chăm sóc tại nhà.
Cần khám lại hàng ngày trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh.

Khi nào thì đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng đến bệnh viện?


Điều cốt lõi là phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng để can thiệp ngay vì ở trẻ bị biến chứng nặng lúc đầu bệnh có vẻ nhẹ nhàng nhưng sau đó nguy kịch nhanh chóng.


Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau thì phải nhập viện ngay:

  • Sốt từ 39 độ C trở lên hoặc kéo dài từ 48 giờ trở đi.
  • Nôn.
  • Quấy khóc, bứt rứt.
  • Ngủ lịm.
  • Cơ co giật (lúc mới ngủ).
  • Chân tay múa máy, quờ quạng (lúc mới ngủ) hoặc đi loạng choạng.
  • Mắt đảo vòng (lúc mới ngủ).
  • Chân, tay yếu.
  • Thở khó khăn/thở nhanh (giai đoạn muộn).
  • Da nổi vằn (giai đoạn muộn).
Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng tại nhà
  • Cho trẻ uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu.
  • Không làm trẻ đau họng thêm bằng cách dùng muỗng mềm cho ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 muỗng canh muối hòa trong 200 mL nước ấm) nếu trẻ súc được.
  • Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đau và các thuốc khác do bác sỹ kê.
Ngừa lây lan:
  • Tránh làm vỡ mụn nước.
  • Rửa tay sau mỗi lần chăm trẻ trong vài tháng.
  • Rửa đồ chơi trẻ bệnh trước hết bằng xà phòng sau đó tẩy bằng dung dịch Cloramin B 2%.
  • Giảm tối đa tiếp xúc gần với trẻ bệnh.
Cộng đồng nên làm gì trước dịch bệnh tay chân miệng?
·
Đừng hoảng loạn dù sự thật bệnh vẫn đang tăng.

  • Hầu hết bệnh tay chân miệng tự khỏi.
  • Bệnh xảy ra ở trẻ nhiều lần trong đợt dịch là điều bình thường vì mỗi lần bệnh do nhiễm loại vi-rút khác nhau.
  • Người lớn có thể bị bệnh tay chân miệng vì mức độ kháng bệnh tự nhiên có trước đây bị suy giảm nhưng bệnh ở người lớn thì thường là nhẹ. Đây chỉ là diễn tiến mới của dịch bệnh chứ không phải bất thường.
  • Cũng như nhiều bệnh do vi-rút khác, bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc phòng và chữa khỏi nhưng phát hiện sớm và can thiệp ngay khi trở nặng sẽ cứu sống trẻ nhiều hơn.
Đừng lơ là khi trẻ bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban…giống như các nhiễm vi-rút thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không.

Chăm sóc trẻ bệnh đúng như bác sỹ hướng dẫn.


Theo dõi tình trạng trẻ sát sao, phát hiện kịp thời các dấu hiệu cảnh báo.
Không kiêng cữ và chữa bằng các biện pháp dân gian khi trẻ bệnh.
Khi trẻ khỏe lại thì đến nhà trẻ, trường học bình thường chứ không cách ly quá dài.

Ykhoa.net
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Bệnh tay chân miệng tăng trở lại [/h]
Sở Y tế Bình Định cho biết tính đến ngày 25.1, cả tỉnh có 28 trường hợp mắc tay chân miệng. Bệnh đang có chiều hướng quay trở lại và diễn biến phức tạp hơn.

Chỉ sau một tuần (từ 18.1-25.1), số người mắc bệnh đã tăng lên 2 lần. Trong đó, số người mắc nhiều nhất ở H.Phù Mỹ với 22 bệnh nhân, Vĩnh Thạnh và Hoài Nhơn mỗi huyện có 3 bệnh nhân.

Theo các bác sĩ, thời tiết lạnh và ẩm hiện nay tại Bình Định là một trong những điều kiện thuận lợi khiến bệnh tay chân miệng nhanh chóng lây lan.
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2]Đề cao cảnh giác với bệnh tay chân miệng[/h]
Bệnh tay chân miệng hiện nay đang gây nhiều lo lắng và hoang mang cho không ít các bậc phụ huynh, vì tình hình diễn biến phức tạp, số trẻ bị biến chứng nặng và tử vong khi mắc bệnh tăng từng ngày.

Đây là loại bệnh lý truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc-xin phòng ngừa, việc đề cao cảnh giác trong phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ.



Bác sĩ khám một trường hợp bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng rất dễ xảy ra ở khu vực đông dân cư, thiếu vệ sinh


Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận có 6.112 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chủ yếu tại khu vực miền Nam (chiếm 96,7% số ca bệnh) và đã có 17 trường hợp tử vong. Riêng tại TP.HCM, đã có 2.239 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chiếm hơn 1/3 số mắc của cả nước, trong đó có 11 trường hợp tử vong (chiếm 64,7% số tử vong cả nước).

Bệnh rất dễ lây nhiễm


Bệnh lây rất nhanh qua đường tiêu hóa ở trẻ sống cùng nhà và nhóm trẻ sinh hoạt cùng nhà trẻ khi virút gây bệnh lây lan qua bàn tay, thức ăn đồ uống, sàn nhà, đồ chơi, dụng cụ ăn uống bị nhiễm mầm bệnh. Mặc dù bệnh chủ yếu tấn công trẻ dưới 5 tuổi, nhất là nhóm trẻ 3 tuổi nhưng trẻ lớn và người lớn cũng có thể mắc.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm: sốt, đau họng và nổi ban có bóng nước, biếng ăn, mệt mỏi… Khám họng trẻ phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bóng nước và tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban trên da với các tổn thương phẳng hoặc có thể gồ lên mặt da, một số hình thành bóng nước, thường khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân nên được gọi bằng cái tên dễ nhớ bệnh “tay - chân - miệng”. Tuy nhiên mụn nước có thể xuất hiện ở vùng mông, vùng khớp gối.

Bệnh dễ trở nặng và biến chứng khi nhiễm entero virút 71


Nhiễm bệnh do coxsackie virút A16 thường lành tính và tự khỏi sau 7 – 10 ngày, biến chứng thường ít xảy ra. Nhiễm bệnh do entero virút 71 có thể gây viêm màng não và hiếm hơn là các bệnh trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt (poliomyelitis-like paralysis). Viêm não do entero virút 71 có thể gây tử vong.

Biến chứng
thường gặp của bệnh tay chân miệng bao gồm viêm màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Biến chứng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau như viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân, thường tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Bệnh có thể được chăm sóc trẻ và theo dõi tại nhà


Nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm bệnh, nếu được chỉ định chăm sóc tại nhà, phụ huynh cần thực hiện những điều sau đây:
- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi 4 - 6 giờ, tuyệt đối không sử dụng aspirine để hạ sốt, giảm đau cho trẻ. Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, thở mệt, gồng người tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện này cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện để được xử trí và điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh


- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã làm vệ sinh cho trẻ.
- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi thường dùng của trẻ, lau sàn nhà bằng nước sạch, rồi khử trùng bằng cloramin B 5%. Nên thực hiện mỗi tuần 1 lần.
- Đeo khẩu trang y tế khi ho hoặc hắt hơi.
- Không dùng chung các đồ dùng ăn uống của người bệnh.
- Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh, thường ít nhất là 7 ngày.

Theo ThS.BS. Quang Minh (SKĐS)

 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl