Bệnh viêm não mô cầu


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
[h=2] Hướng dẫn phòng bệnh viêm não mô cầu [/h]
Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán được dự báo có rét đậm, rét hại. Làm gì để phòng tránh viêm não mô cầu?

Bác sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho hay Tết Nguyên đán (thời điểm nhiều người đi lại, tập trung đông người) nếu thời tiết lạnh, thích hợp cho bệnh viêm não mô cầu phát triển.

Theo BS Cảm, vi khuẩn nhân lên nhiều ở vùng hầu họng, nên khi bệnh nhân ho, hắt hơi mầm bệnh dễ phát tán ra ngoài. Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, gây ra tình trạng viêm mũi họng, thường có ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm. Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể, có thể viêm mũi, họng nhẹ, nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong.

Viêm não mô cầu có thể để lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu điều trị muộn. Bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng các dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý. Nếu biến chứng nghiêm trọng, có khi phải cắt bỏ các chi.

Theo BS Cảm, cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm trong những ngày du xuân, chú ý vùng cổ, ngực, gan bàn tay, bàn chân. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

Đây là bệnh đã có vaccine. Vì thế, có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vaccine có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.


Còn để biết có phải mình hoặc ai đó mắc viêm màng não hay không, cần để ý các triệu chứng như sốt cao, đau gáy, co giật, nôn vọt, đau đầu dữ dội, cổ cứng, mắt nhạy cảm với ánh sáng và có thể xuất huyết chấm hồng hoặc mụn nước. Nếu có, phải đến cơ sở y tế khám và điều trị, tổ chức cách ly.

Sau khi khỏi, lưu ý rằng, dù người có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng type huyết thanh, thời gian miễn dịch không dài. Có thể sau 2-3 năm mắc, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một type vi khuẩn khác.

Chiều 16-1, sáu người tiếp xúc gần với bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên tại miền Bắc tiếp tục được giám sát chặt dù họ vẫn khỏe mạnh. Bệnh nhân T.T.T phát bệnh sau khi từ Hà Nội về Nam Định ba ngày.

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Hồi sức Tích cực (BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư), cho biết sau bảy ngày trong phòng cách ly, đến chiều tối qua, sức khỏe bệnh nhân T. đã hồi phục dần.


Tiền Phong
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Viêm não mô cầu và những điều cần biết

Những ngày qua, thông tin về sự gia tăng của những ca bệnh viêm não mô cầu khiến không ít người lo lắng. Bệnh có dễ lây hay không? Phương pháp phòng bệnh này là gì? Những thông tin do Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, phòng khám Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này.

Viêm não mô cầu là gì?

Viêm não mô cầu là một bệnh do vi khuẩn não mô cầu gồm các týp A, B, C, Y và W135 gây nên. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, diễn ra ở nhiều lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác theo đường hô hấp thông qua dịch hầu họng, dịch mũi khi người bệnh ho hay hắt hơi. Khi vào cơ thể, vi trùng có thể gây viêm họng, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não.

Không phải ai nhiễm vi khuẩn cũng biểu hiện bệnh, khoảng 50% người mang vi trùng não mô cầu nhưng không có triệu chứng. Một số trường hợp nhẹ vi khuẩn có thể chỉ gây nên viêm mũi, viêm họng. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề của viêm não mô cầu là tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Một số trường hợp mặc dù đã điều trị khỏi nhưng vẫn có biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh... Hậu quả khác của vi khuẩn này mang lại là gây nhiễm trùng huyết do não mô cầu gây sốc. Tình trạng hoại tử xuất huyết tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng nếu bệnh sẽ bị nặng và có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Phòng ngừa

Do vi trùng lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, người mang mầm bệnh phải được cách ly. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc và chăm sóc người bệnh thì người tiếp xúc phải mang khẩu trang khi chăm sóc người bệnh và nếu cần phải uống kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, hiện nay tại Viện Pasteur TP.HCM có văcxin ngừa viêm não mô cầu type A và C. Loại văcxin này tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm nhắc mỗi lần sau 3 năm.

Để phòng bệnh, người lớn cũng nên tiêm ngừa.

Phunuonline
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Có thể phòng viêm não mô cầu bằng vắc xin

[h=2]Theo Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, thời tiết lạnh hiện nay rất thích hợp cho bệnh viêm não mô cầu (VNMC) phát triển. [/h]

Vi khuẩn VNMC nhân lên nhiều ở vùng hầu họng, nên khi bệnh nhân ho, hắt hơi mầm bệnh dễ phát tán ra ngoài. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên sẽ gây ra tình trạng viêm mũi họng, ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, co giật, giảm trương lực cơ, biểu hiện liệt chi, mặt, tri giác giảm, mắt nhạy cảm với ánh sáng và có thể xuất huyết chấm hồng hoặc mụn nước. Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể, người bệnh có thể bị viêm mũi, họng nhẹ, nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong.

Bệnh nhi viêm não mô cầu đang được điều trị tại
bệnh viện nhiệt đới Tp HCM

Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng với thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 ngày đến 10 ngày.

Do đó, cách phòng tránh bệnh tốt nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Đặc biệt trẻ em dễ mắc bệnh, cả 4 trường hợp mắc bệnh trong dịp Tết đều là trẻ nhỏ, nên cần được giữ ấm vùng cổ, ngực, gan bàn tay, bàn chân. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị đúng phác đồ, tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc uống thuốc kháng sinh phòng bệnh.

Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, hiện nay đã có 3 loại vắcxin được sử dụng rộng rãi phòng bệnh VNMC: loại phòng được 4 týp A, C, Y và W-135 của vi khuẩn NMC (cấp phép năm 1978 là loại duy nhất được dùng tại Mỹ hiện nay); loại vắcxin phòng được 3 týp A, C, W mới được sử dụng ở một vài nước trên thế giới và loại phòng 2 týp A, C (vắcxin này đang được sử dụng ở Việt Nam).

Sau khi tiêm vắcxin từ 7 đến 10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm. Cả người lớn và trẻ em đều nên tiêm vắcxin phòng bệnh, tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, không cần thiết phải tiêm cho tất cả trẻ nhỏ bởi vắcxin này không có hiệu lực cao và tác dụng bảo vệ tương đối ngắn với trẻ dưới 2 tuổi. Các bác sĩ cũng lưu ý, chống chỉ định tiêm vắcxin nếu người được tiêm có phản ứng dị ứng nặng với 1 thành phần của vắcxin hay bị phản ứng nặng sau lần tiêm đầu.
Hà Nội Mới
 

bacsionline

Member
415
7
18
Xu
0
Chủ động phòng ngừa bệnh nhiễm não mô cầu

Bệnh nhiễm não mô cầu (NNMC) xuất hiện tại TP.HCM trong hơn một tháng qua với sự gia tăng những ổ dịch nhỏ và số người nhập viện đã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Người dân cần trang bị kiến thức và ứng xử với bệnh này như thế nào? ThS-BS Phan Tứ Quí – trưởng khoa Cấp cứu hồi sức nhi bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM – chia sẻ:

Từ khi có bệnh NNMC ở TP.HCM, bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã điều trị cho 4 ca người lớn và 3 ca trẻ em. Đa số bệnh nhân NNMC nhập viện đều ngụ tại TP.HCM, vào viện với các biến chứng sốc nhiễm trùng, viêm màng não mủ hay nhiễm trùng huyết. Nhưng tất cả đều đáp ứng tốt với điều trị, không có ca nào tử vong.

Thưa bác sĩ, có ý kiến cho rằng NNMC là bệnh nguy hiểm, điều này có đúng không?

Vi trùng não mô cầu cư trú tại vùng họng mũi của người và lây truyền theo các giọt nước nhỏ bài tiết theo đường hô hấp. Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần gũi hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người mang vi trùng. Vì lý do này, trong quá khứ bệnh NNMC từng gây ra một số trận dịch lớn trên thế giới và ở nước ta. Tuy nhiên, đây không hẳn là bệnh nguy hiểm vì vi trùng vẫn nhạy với những kháng sinh thông thường như Penicilin, chỉ trừ một số trường hợp bị thể tối cấp. Ở nước ngoài có tình trạng vi trùng não mô cầu kháng thuốc, nhưng ở nước ta chưa có tình trạng này. Nhưng ngay cả kháng thuốc thì chúng ta vẫn có những kháng sinh thay thế khác, tốt và đủ mạnh để điều trị.

Dấu hiệu nào để nhận biết bệnh nhân bị bệnh NNMC?

Đó là bệnh nhân bị sốt cao, nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, có tử ban trên da với kích thước 1-2 mm đến vài cm, màu đỏ hoặc tím thẫm, bờ không tròn đều. Tử ban có khắp người, nhưng nhiều nhất ở vùng nách hông, quanh khớp (khuỷu, gối, cổ chân). Khi phát hiện những dấu hiệu này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử trí.

Có khó phòng ngừa bệnh NNMC không khi thời gian qua bệnh này phát tán đi nhanh và xuất hiện ở một số địa phương khác ngoài TP.HCM? Đã có vắc xin ngừa bệnh NNMC, vừa qua nhiều người dân chủ động xin chích ngừa, điều này có đúng không?

Ngừa bệnh NNMC không khó. Đây là bệnh lây lan qua đường hô hấp, vì thế nếu trong gia đình hoặc tập thể có người bệnh, cần cách ly và điều trị người bệnh cho đến khi hết bệnh. Những người còn lại cần được xét nghiệm và uống thuốc phòng ngừa. Có nhiều nhóm vi trùng não mô cầu, hiện tại vắc xin ngừa được 4 nhóm là A, C, Y và W-135. Việc chích ngừa bệnh NNMC rộng rãi không được cổ xúy vì nguy cơ nhiễm bệnh chung không nhiều. Chích ngừa chỉ cần thiết cho người sắp đến vùng dịch tễ của bệnh, người bị suy giảm miễn dịch hoặc trong cộng đồng đang có dịch lớn, những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cao như học sinh, sinh viên, tân binh mới đến khu vực lưu trú có dịch, nhà vi sinh học tiếp xúc nghề nghiệp…

Bệnh cúm A/H5N1 (cúm gia cầm) đang có dấu hiệu quay trở lại nước ta và từ đầu năm đến nay đã khiến 2 người tử vong. Nhưng hiện tại không ít người dân lại mất cảnh giác với cúm gia cầm vì từ lâu ít nghe nói đến bệnh này mà hoảng sợ với bệnh NNMC. Theo bác sĩ, thái độ này có đúng không?

Bệnh NNMC lây qua đường hô hấp, trừ khi có dịch lớn thì khả năng lây trong cộng đồng không cao. Nhưng ngay cả khi mang vi trùng trong người, không phải ai cũng phát bệnh. Nên phòng ngừa bệnh NNMC, nhưng cũng đừng quá hoảng sợ bệnh này vì bệnh đã có thuốc đặc hiệu điều trị và tỉ lệ tử vong khi bệnh nhân mắc bệnh là thấp. Dĩ nhiên, bệnh nhân cần được phát hiện và nhập viện sớm để điều trị. Trước khi có kháng sinh, tỷ lệ tử vong khi bị viêm màng não và nhiễm trùng huyết do não mô cầu lên đến 80 – 90% ở trẻ em, nhưng ngày nay tỷ lệ này không quá 10%.

Ngược lại, người dân nên cảnh giác với cúm gia cầm, cần tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tiêu hủy gia cầm chết, không giết mổ hoặc ăn gia cầm bị bệnh hay chết. Hiện tại, y học đang theo dõi bệnh có lây từ người qua người và virus H5N1 có tích hợp để trở thành một chủng mới hay không. Nếu xảy ra chuyện này thì đúng là một thảm họa cho con người. Cần biết thêm, một khi mắc cúm A/H5N1, tỉ lệ tử vong rất cao, có thể lên đến 70 – 80%.

Sài Gòn tiếp thị
 

bacsionline

Member
415
7
18
Xu
0
Tp HCM đã khống chế được bệnh viêm não mô cầu

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, ngày 7-2, cho biết trung tâm đã lên kế hoạch triển khai dập dịch bệnh trên địa bàn TP trước nguy cơ dịch bệnh gia tăng vào mùa khô sắp tới như tay chân miệng, thủy đậu, đường tiêu hóa…

Theo đó, ngoài thực hiện giám sát, phải tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ở trường học. Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng tại TP đang hạ xuống ở mức thấp nhất với 70 ca/tuần nhưng sẽ có nguy cơ tăng vào tháng 3 và 4.

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu cũng cho biết dịch viêm não mô cầu tại TP cũng đã được khống chế, không xuất hiện ca bệnh mới ngoài 12 trường hợp mắc bệnh tính từ đầu tháng 1 đến nay tại 8 quận, huyện (gồm các quận: 3, 7, 8, 9, 10, Tân Phú, Gò Vấp và huyện Bình Chánh). Dịch cúm A/H5N1 tại TP chưa xuất hiện nhưng vẫn được giám sát kỹ.

NLD.COM.VN
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl