Tại các khoa phụ sản của các bệnh viện, ngày nào các bác sĩ cũng phải tiếp những sản phụ dưới 18 tuổi đến phá thai.
Tình trạng này phản ánh lối sống dễ dãi của nhiều thanh thiếu niên, mà nguyên nhân chủ yếu là suy nghĩ "sống thử" trước hôn nhân.
"Sống thử"- hại thật!
PGS.TS Vương Tiến Hòa (nguyên bác sĩ BV Phụ sản T.Ư)
Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa (nguyên bác sĩ BV Phụ sản T.Ư): Nạo phá thai không còn là một vấn đề mới lạ, nó đã thực sự trở thành một vấn nạn xã hội khi tình trạng này ngày một gia tăng.
Đau xót hơn, tỷ lệ nạo phá thai lại có xu hướng gia tăng mạnh mẽ ở độ tuổi vị thành niên, từ 12 - 20 tuổi.
Nhiều trường hợp hoàn toàn không biết mình có thai. Khi thai lớn đến 3 tháng vẫn còn tưởng mình bị trướng bụng. Đến khi mãi không thấy có kinh nguyệt mới phát hiện ra. Rồi lại giấu bố mẹ đi phá thai một mình.
Đa phần những em này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, lối sống buông thả, muốn "thử" mà chưa biết cách "phòng" hoặc biết nhưng không muốn sử dụng.
Mặt khác, sau khi phá thai các em phải có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận. Nhiều em do không biết cách tự chăm sóc mình, lại giấu bố mẹ, vẫn làm việc nặng nhọc nên phải quay lại bệnh viện sau mấy ngày.
Điều này rất ảnh hưởng cho sức khoẻ cũng như tâm lí của các em. Nạo phá thai nhiều lần làm cho niêm mạc tử cung bị tổn thương, niêm mạc của nhau xuyên qua tử cung tạo thành hình "cài răng lược" dẫn đến phải cắt bỏ tử cung. Cắt bỏ tử cung cũng có nghĩa là cơ hội cho các cô gái muốn làm mẹ về sau đã không còn.
Hiện có khoảng 60% phụ nữ bị viêm tắc vòi trứng, 54% những cặp vợ chồng đã có con muốn có con lần nữa phải đi điều trị vô sinh... mà nguyên nhân - trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nạo hút thai.
Hành động phải có trách nhiệm
TS Mã Ngọc Thể (giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Tân Trí Việt)
TS Mã Ngọc Thể (giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Tân Trí Việt) cho biết: Chúng tôi nhiều khi nhận được cuộc gọi điện tư vấn phá thai là của trẻ vị thành niên. Đáng buồn là chính các em còn không biết phải đến đâu phá thai chứ chưa nói đến việc làm thế nào để phá thai an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Một lần, tôi giật mình khi bên kia dây điện thoại là một giọng nói non choẹt nhưng lại đặt câu hỏi:
"Có cách nào phòng tránh có thai khẩn cấp, không đau không bởi nghe nói có thai một lần rồi là lần sau rất dễ... dính vì tử cung đã mở quá rộng? Rồi tại sao bọn em mới quan hệ lần đầu mà đã có thai? Bọn em cho ra ngoài mà vẫn...".
Những cô gái trẻ thường bị lừa phỉnh rằng việc dâng hiến trong quan hệ tình dục tiền hôn nhân là minh chứng cụ thể và lớn lao nhất của tình yêu. Người con gái còn trinh trắng cảm thấy tự hào vì mình là niềm cảm hứng của người kia.
Thực tế, tình yêu không thể minh chứng qua quan hệ tình dục. Tình dục chỉ là sự biểu lộ tình yêu chừng nào có sự cam kết và trách nhiệm. Ngoài ra, không có một đảm bảo nào hết. Một số thanh niên còn quan niệm quan hệ tình dục mới chứng tỏ con người đã trưởng thành.
Vì thế, họ đua nhau thử, thậm chí là thử với nhiều đối tượng, và hưởng thụ tình dục không đi kèm cam kết hay mục đích đúng đắn là hướng đến hôn nhân.
Nhà trọ là "ngôi nhà lý tưởng"
Theo bạn Phí Trung Kiên (sinh viên trường Cao đẳng Xây dựng): Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến sống thử trước hôn nhân như sinh viên sống xa nhà, cùng cảnh ngộ, thậm chí chơi bời, hiếu kỳ.
Hiện nay, nhiều dãy nhà trọ đã trở thành ngôi nhà lý tưởng của các bạn trẻ sống chung. Tuy nhiên, việc sống "thử" hay "thật" tôi nghĩ không quan trọng bằng chúng ta có trách nhiệm của một tình yêu và sự dâng hiến đó.
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị thành niên, thanh niên chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng. Thống kê của Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 18%.
AloBacsi.
Tình trạng này phản ánh lối sống dễ dãi của nhiều thanh thiếu niên, mà nguyên nhân chủ yếu là suy nghĩ "sống thử" trước hôn nhân.
"Sống thử"- hại thật!
PGS.TS Vương Tiến Hòa (nguyên bác sĩ BV Phụ sản T.Ư)
Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa (nguyên bác sĩ BV Phụ sản T.Ư): Nạo phá thai không còn là một vấn đề mới lạ, nó đã thực sự trở thành một vấn nạn xã hội khi tình trạng này ngày một gia tăng.
Đau xót hơn, tỷ lệ nạo phá thai lại có xu hướng gia tăng mạnh mẽ ở độ tuổi vị thành niên, từ 12 - 20 tuổi.
Nhiều trường hợp hoàn toàn không biết mình có thai. Khi thai lớn đến 3 tháng vẫn còn tưởng mình bị trướng bụng. Đến khi mãi không thấy có kinh nguyệt mới phát hiện ra. Rồi lại giấu bố mẹ đi phá thai một mình.
Đa phần những em này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, lối sống buông thả, muốn "thử" mà chưa biết cách "phòng" hoặc biết nhưng không muốn sử dụng.
Mặt khác, sau khi phá thai các em phải có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận. Nhiều em do không biết cách tự chăm sóc mình, lại giấu bố mẹ, vẫn làm việc nặng nhọc nên phải quay lại bệnh viện sau mấy ngày.
Điều này rất ảnh hưởng cho sức khoẻ cũng như tâm lí của các em. Nạo phá thai nhiều lần làm cho niêm mạc tử cung bị tổn thương, niêm mạc của nhau xuyên qua tử cung tạo thành hình "cài răng lược" dẫn đến phải cắt bỏ tử cung. Cắt bỏ tử cung cũng có nghĩa là cơ hội cho các cô gái muốn làm mẹ về sau đã không còn.
Hiện có khoảng 60% phụ nữ bị viêm tắc vòi trứng, 54% những cặp vợ chồng đã có con muốn có con lần nữa phải đi điều trị vô sinh... mà nguyên nhân - trực tiếp hay gián tiếp có liên quan đến nạo hút thai.
Hành động phải có trách nhiệm
TS Mã Ngọc Thể (giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Tân Trí Việt)
TS Mã Ngọc Thể (giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Tân Trí Việt) cho biết: Chúng tôi nhiều khi nhận được cuộc gọi điện tư vấn phá thai là của trẻ vị thành niên. Đáng buồn là chính các em còn không biết phải đến đâu phá thai chứ chưa nói đến việc làm thế nào để phá thai an toàn, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Một lần, tôi giật mình khi bên kia dây điện thoại là một giọng nói non choẹt nhưng lại đặt câu hỏi:
"Có cách nào phòng tránh có thai khẩn cấp, không đau không bởi nghe nói có thai một lần rồi là lần sau rất dễ... dính vì tử cung đã mở quá rộng? Rồi tại sao bọn em mới quan hệ lần đầu mà đã có thai? Bọn em cho ra ngoài mà vẫn...".
Những cô gái trẻ thường bị lừa phỉnh rằng việc dâng hiến trong quan hệ tình dục tiền hôn nhân là minh chứng cụ thể và lớn lao nhất của tình yêu. Người con gái còn trinh trắng cảm thấy tự hào vì mình là niềm cảm hứng của người kia.
Thực tế, tình yêu không thể minh chứng qua quan hệ tình dục. Tình dục chỉ là sự biểu lộ tình yêu chừng nào có sự cam kết và trách nhiệm. Ngoài ra, không có một đảm bảo nào hết. Một số thanh niên còn quan niệm quan hệ tình dục mới chứng tỏ con người đã trưởng thành.
Vì thế, họ đua nhau thử, thậm chí là thử với nhiều đối tượng, và hưởng thụ tình dục không đi kèm cam kết hay mục đích đúng đắn là hướng đến hôn nhân.
Nhà trọ là "ngôi nhà lý tưởng"
Theo bạn Phí Trung Kiên (sinh viên trường Cao đẳng Xây dựng): Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến sống thử trước hôn nhân như sinh viên sống xa nhà, cùng cảnh ngộ, thậm chí chơi bời, hiếu kỳ.
Hiện nay, nhiều dãy nhà trọ đã trở thành ngôi nhà lý tưởng của các bạn trẻ sống chung. Tuy nhiên, việc sống "thử" hay "thật" tôi nghĩ không quan trọng bằng chúng ta có trách nhiệm của một tình yêu và sự dâng hiến đó.
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới. Đáng chú ý hơn là vị thành niên, thanh niên chiếm 22% số vụ nạo phá thai và đang có xu hướng tăng. Thống kê của Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho thấy, trong hơn 5.000 ca nạo phá thai mỗi năm có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 18%.
AloBacsi.