Nhận biết tam thất bắc như nào?


phuongmai

Member
35
0
6
37
Xu
0
Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam
Có nhiều loại tam thất khác nhau, nhưng giá tam thất bắc đắt lên tới vài triệu đồng/kg nên dễ bị người trục lợi làm giả. Nhầm lẫn giữa tam thất bắc và tam thất nam là phổ biến nhất. Chất lượng và giá thành khác hoàn toàn nhau.

Người ta hay so sánh giữa tam thất bắc và tam thất nam về hình dáng cũng như công dụng mà 2 loại tam thất đem lại.

Tam thất gừng (tam thất nam): – tên khoa học là Stahlianthus thorellii Gagnep, dài 1,2-1,5cm, nhẵn, có hình trứng hoặc hình tròn thuôn một đầu. Mặt ngoài có nhiều vòng song song ngang củ, màu trắng vàng. Thịt màu trắng ngà. Vị cay, nóng, mùi thơm như gừng. Tam thất nam chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng và nôn mửa.

Củ tam thất bắc hình thoi hoặc hình con quay, dài 2-4cm, đường kính 1-2cm. Đầu củ sần sùi do những vết tích của thân cây rụng hằng năm tạo thành. Mặt ngoài màu nâu xám hoặc xám vàng, có nhiều nếp nhăn dọc theo thân củ. Thịt củ màu xám xanh, khi dùng dao cắt ngang sẽ thấy thớ củ rất mịn. Tam thất thật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ.



Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Xem thêm:

Phân biệt các loại tam thất giả
Người ta mách nhau mua tam thất nên mua tam thất củ sau đó mới đem xay thành bột để tránh tình trạng bị “độn” vào những loại tam thất kém chất lượng. Tuy nhiên với loại củ đã được sao khô, tẩm ướp cẩn thận, người bán hàng cũng có những “chiêu” lừa người tiêu dùng hoặc pha trộn lẫn lộn tam thất để bán với giá cao.

Tam thất bắc có thể bị nhầm với các loại sau gần giống tam thất bắc- Tam thất giả

1. Thổ tam thất
Thổ tam thất còn gọi là bạch truật nam – tên khoa học là Gynura pinnatifida DC. Củ sần sùi không đều, có hình tròn hoặc gần tròn, dài 4-5cm, đường kính 3,5-4cm. Mặt ngoài màu nâu vàng. Thịt màu vàng ngà. Không mùi, hơi ngứa, vị nhạt, chát. Cây này có tác dụng chữa cầm máu và rắn độc cắn.



Thổ tam thất

2. Hồi đầu thảo
Hồi đầu thảo – tên khoa học là Tacca plantaginea (Hanee) Drenth. Vị đắng, không mùi. Củ dài 1,5-2cm, dạng tròn nhưng méo mó không đều, đầu củ sần sùi , mặt ngoài màu trắng bẩn. Thịt màu trắng đục.



3. Điền thất nam
Điền thất nam hay còn gọi là cây hổ trượng, củ cốt khí: loại củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, vị hơi đắng, không xác định được mùi cố định. Cây này có tác dụng chữa đau nhức xương, viêm gan và sưng ứ đường tiết niệu.



Cây hổ trượng

4. Cây nghệ đen
Cây nghệ đen hay còn gọi là cây ngải tím, nga truật: củ ngoài màu nâu, rất cứng, củ hình con quay và, có mùi thơm (nhưng không phải mùi tam thất). Củ này hay dùng làm giả tam thất bắc nhất. Nghệ đen chưa đau bụng dưới, ứ huyết, kinh nguyệt.



Cây nghệ đen (ngài tím)

Các củ trên cũng có công dụng về mặt đông y chữa bệnh, nhưng mà chúng không thể có nhiều tác dụng hữu hiệu như tam thất bắc. Dựa vào hình dáng tương tự tam thất bắc mà có nhiều hình thức trà trộn.

Để đánh lừa người tiêu dùng, tam thất giả được rắc bột chì để trông đen bóng như tam thất thật. Vì vậy, người mua nên kiểm tra kỹ, nếu thấy có chất bóng, mịn dính vào tay thì tuyệt đối không dùng, vì đó là bột chì cực độc đối với sức khỏe.

Vì vậy, khi bạn mua tam thất, các bạn nên cẩn trọng để mua được củ tam thất thật.

Để tránh những hiểm họa khôn lường khi sử dụng tam thất giả, cần tìm đến những địa chỉ uy tín và tin cậy.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.