Ngộ độc thức ăn thường xảy ra khi trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, ký sinh trùng, độc tố tự nhiên hay hóa chất độc.
Các triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc: buồn nôn, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày; đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài.
Thông thường, nếu do độc tố, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng. Nếu do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Sốt, đi ngoài phân nhầy máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, viêm màng não...
Theo BS.CK II Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng khoa Nội tổng quát 1 - BV Nhi Đồng I TP.HCM, nếu không được xử trí thích hợp, ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...
Ảnh mang tính minh họa: P.Huy
Sơ cứu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em cần đặc biệt lưu ý, bởi nếu không đúng cách, trẻ có thể bị sặc, ngạt nước dẫn đến ngừng thở. Khi trẻ có những dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn, phải ngừng ngay, không ăn món đó nữa. Khẩn trương gây nôn cho trẻ, nôn càng nhiều càng tốt để tống thức ăn ra ngoài. Gây nôn nhanh trong vòng một - hai phút. Nếu trẻ không nôn phải ngưng ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để rửa dạ dày.
Khi bị nôn, nếu trẻ đang nằm, không nên dựng dậy ngay mà nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống ói vì sẽ kéo dài thời gian bệnh của trẻ. Tích cực bù lượng nước bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5 - 10 phút. Không cho trẻ ăn kiêng. Cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, cơm, xúp để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động bình thường. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24g.
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể ăn uống, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, đặc biệt khi trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, uống nước háo hức, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên hai ngày.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên dùng thức ăn mà bạn không biết chắc về thời hạn sử dụng, tuyệt đối không nên “tiếc của” với món đã có mùi lạ. Khi mua thức ăn về chế biến tại nhà, nên chọn những thức ăn tươi sống. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận và hâm kỹ thức ăn cũ trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn mới nhiễm.
Nên uống nước pha từ nước nấu sôi, nước đá sạch, nước đá tinh khiết, có thể dùng nước uống đóng chai như nước khoáng, nước ngọt nhãn hiệu uy tín. Với trái cây, nên gọt vỏ hoặc rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Thức ăn đóng gói phải còn hạn sử dụng, có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, mua ở cửa hàng có điều kiện bảo quản tốt. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn…
Khi đi ăn hàng quán, cần chọn những nơi có uy tín, chỉ nên ăn những món đã nấu chín, mới chế biến. Trong hành trang du lịch của gia đình, nên kèm theo vài gói Oresol để kịp thời bù nước khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
AloBacsi.
Các triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc: buồn nôn, nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày; đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài.
Thông thường, nếu do độc tố, trẻ bị nôn nhiều và đau bụng. Nếu do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy sẽ nổi bật hơn. Sốt, đi ngoài phân nhầy máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Ngoài ra, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân, viêm màng não...
Theo BS.CK II Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng khoa Nội tổng quát 1 - BV Nhi Đồng I TP.HCM, nếu không được xử trí thích hợp, ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị rối loạn nhịp tim, rối loạn hô hấp, hạ đường huyết, sốt, thậm chí là co giật...
Ảnh mang tính minh họa: P.Huy
Khi bị nôn, nếu trẻ đang nằm, không nên dựng dậy ngay mà nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống ói vì sẽ kéo dài thời gian bệnh của trẻ. Tích cực bù lượng nước bằng cách cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, nếu trẻ bị nôn ngay sau khi uống, cho trẻ tạm nghỉ trong 5 - 10 phút. Không cho trẻ ăn kiêng. Cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ tiêu như cháo, cơm, xúp để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động bình thường. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24g.
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có những dấu hiệu nặng như: nôn nhiều, không thể ăn uống, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, đặc biệt khi trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, uống nước háo hức, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu hoặc bệnh kéo dài trên hai ngày.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không nên dùng thức ăn mà bạn không biết chắc về thời hạn sử dụng, tuyệt đối không nên “tiếc của” với món đã có mùi lạ. Khi mua thức ăn về chế biến tại nhà, nên chọn những thức ăn tươi sống. Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận và hâm kỹ thức ăn cũ trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn mới nhiễm.
Nên uống nước pha từ nước nấu sôi, nước đá sạch, nước đá tinh khiết, có thể dùng nước uống đóng chai như nước khoáng, nước ngọt nhãn hiệu uy tín. Với trái cây, nên gọt vỏ hoặc rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Thức ăn đóng gói phải còn hạn sử dụng, có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, mua ở cửa hàng có điều kiện bảo quản tốt. Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn…
Khi đi ăn hàng quán, cần chọn những nơi có uy tín, chỉ nên ăn những món đã nấu chín, mới chế biến. Trong hành trang du lịch của gia đình, nên kèm theo vài gói Oresol để kịp thời bù nước khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170