Đưa con gái hơn 2 tuổi rưỡi đi tiêm nhắc lại vắcxin bạch hầu-ho gà-uốn ván và bại liệt, chị Quỳnh Trang, Hai Bà Trưng, Hà Nội vô cùng hoảng hốt khi phát hiện thuốc vừa tiêm cho con mình đã hết hạn được 6 ngày.
Chị Trang cho biết, chiều 7/2, chị đưa con đến Trung tâm dịch vụ tiêm phòng 131 Lò Đúc, Hà Nội, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Tại đây, sau khi vào sổ và tư vấn, chị đưa con gái đến chỗ y tá để tiêm.
Theo thói quen, sau mỗi lần tiêm phòng cho con chị đều cầm hộp thuốc lên để xem hạn sử dụng. Đến lúc đấy chị mới tá hoả vì thấy con vừa được tiêm loại vắcxin đã hết hạn từ ngày 1/2/2012.
Theo hạn sử dụng bằng tiếng Việt đươc dán trên vỏ hộp thuốc thì loại
vắcxin này đã hết hạn được 6 ngày nhưng vẫn được sử dụng để tiêm cho con gái chị Trang. Ảnh: P.T.
Hoảng hốt, chị quay lại hỏi y tá và bác sĩ thì nhận được câu trả lời “ghi hạn như thế nhưng 1-2 tháng sau tiêm cũng không có vấn đề gì”.
“Ngành y tế vẫn khuyến cáo là không sử dụng thuốc đã hết hạn, thế mà ở đây, vắcxin tiêm phòng bệnh cho con tôi đã hết hạn lại vẫn được tiêm như bình thường. Tôi chỉ lo cho sức khoẻ của bé, không may có vấn đề gì”, chị Trang nói.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định, thuốc không có vấn đề gì và xin chịu trách nhiệm nếu có tai biến gì xảy ra cho sức khỏe của bé.
Bác sĩ Sơn cho biết, theo phiếu nhập kho của Công ty Tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy, đơn vị nhập khẩu, thì đây là vắcxin Tetraxim lô E 0278-1 được nhập từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009 và có hạn dùng đến ngày 29/2/2012.
“Trên vỏ hộp nguyên gốc của nhà sản xuất, thuốc được ghi hạn dùng là tháng 2/2012, nghĩa là sẽ có thể sử dụng đến hết ngày 29/2. Tuy nhiên, khi nhập khẩu về Việt Nam, không hiểu vì lý do gì Bộ Y tế lại yêu cầu dập ngày hết hạn là 1/2/2012. Bản thân nhà nhập khẩu cũng đã kiến nghị nhiều lần về sự thua thiệt này, nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận của Bộ”, bác sĩ Sơn nói.
Ngoài ra, ông cũng cho biết, theo hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế cho phép thì thời hạn sử dụng từ ngày sản xuất đến khi hết hạn là 36 tháng. Như vậy, nghĩa là phải đến tháng 2/4/2012, loại vắcxin trên mới hết hạn sử dụng.
Bác sĩ Sơn thừa nhận: “Cái sai của chúng tôi là không thông báo vắcxin sắp hết hạn cho gia đình biết, để có sự lựa chọn khác”
Bà Nguyễn Hồng Giang, Phòng kinh doanh thuộc Trung tâm này cũng cho biết: “Sai sót lớn nhất của chúng tôi là khi tiêm chủng đã không thông tin đầy đủ và hỏi ý kiến gia đình ‘thuốc có hạn dùng như thế, vẫn có thể tiêm cho trẻ được, gia đình có đồng ý hay không?' Nếu gia đình không đồng ý, chúng tôi sẵn sàng tiêm bằng liều thuốc mới hơn”.
Hiện lô vắcxin Tetraxim có ghi hạn 1/2/2012 chỉ còn rất ít. Cùng loại vắcxin này, Trung tâm đã có lô khác, hạn dùng tháng 5/2012.
Tuy nhiên, chị Trang cho rằng những giải thích trên chưa thoả đáng. “Tôi không biết hạn sử dụng bằng tiếng Anh ghi như thế nào, nhưng rõ ràng là hạn sử dụng được in bằng tiếng Việt trên vỏ hộp thuốc là đã hết hạn từ ngày 1/2. Là một người dân khi đọc dòng ghi chú đó, tôi chỉ hiểu là vắcxin đã hết hạn và không thể tiêm cho con tôi được”, chị nói.
Điều khiến chị lo lắng lúc này là đến chiều 8/2, con gái chị bắt đầu hơi sốt, kêu đau chân, không gập đầu gối được (vắcxin được tiêm vào bắp chân).
VnExpress.
Chị Trang cho biết, chiều 7/2, chị đưa con đến Trung tâm dịch vụ tiêm phòng 131 Lò Đúc, Hà Nội, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Tại đây, sau khi vào sổ và tư vấn, chị đưa con gái đến chỗ y tá để tiêm.
Theo thói quen, sau mỗi lần tiêm phòng cho con chị đều cầm hộp thuốc lên để xem hạn sử dụng. Đến lúc đấy chị mới tá hoả vì thấy con vừa được tiêm loại vắcxin đã hết hạn từ ngày 1/2/2012.
Theo hạn sử dụng bằng tiếng Việt đươc dán trên vỏ hộp thuốc thì loại
vắcxin này đã hết hạn được 6 ngày nhưng vẫn được sử dụng để tiêm cho con gái chị Trang. Ảnh: P.T.
Hoảng hốt, chị quay lại hỏi y tá và bác sĩ thì nhận được câu trả lời “ghi hạn như thế nhưng 1-2 tháng sau tiêm cũng không có vấn đề gì”.
“Ngành y tế vẫn khuyến cáo là không sử dụng thuốc đã hết hạn, thế mà ở đây, vắcxin tiêm phòng bệnh cho con tôi đã hết hạn lại vẫn được tiêm như bình thường. Tôi chỉ lo cho sức khoẻ của bé, không may có vấn đề gì”, chị Trang nói.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương khẳng định, thuốc không có vấn đề gì và xin chịu trách nhiệm nếu có tai biến gì xảy ra cho sức khỏe của bé.
Bác sĩ Sơn cho biết, theo phiếu nhập kho của Công ty Tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy, đơn vị nhập khẩu, thì đây là vắcxin Tetraxim lô E 0278-1 được nhập từ Pháp, sản xuất ngày 2/4/2009 và có hạn dùng đến ngày 29/2/2012.
“Trên vỏ hộp nguyên gốc của nhà sản xuất, thuốc được ghi hạn dùng là tháng 2/2012, nghĩa là sẽ có thể sử dụng đến hết ngày 29/2. Tuy nhiên, khi nhập khẩu về Việt Nam, không hiểu vì lý do gì Bộ Y tế lại yêu cầu dập ngày hết hạn là 1/2/2012. Bản thân nhà nhập khẩu cũng đã kiến nghị nhiều lần về sự thua thiệt này, nhưng vẫn chưa được sự chấp thuận của Bộ”, bác sĩ Sơn nói.
Ngoài ra, ông cũng cho biết, theo hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế cho phép thì thời hạn sử dụng từ ngày sản xuất đến khi hết hạn là 36 tháng. Như vậy, nghĩa là phải đến tháng 2/4/2012, loại vắcxin trên mới hết hạn sử dụng.
Bác sĩ Sơn thừa nhận: “Cái sai của chúng tôi là không thông báo vắcxin sắp hết hạn cho gia đình biết, để có sự lựa chọn khác”
Bà Nguyễn Hồng Giang, Phòng kinh doanh thuộc Trung tâm này cũng cho biết: “Sai sót lớn nhất của chúng tôi là khi tiêm chủng đã không thông tin đầy đủ và hỏi ý kiến gia đình ‘thuốc có hạn dùng như thế, vẫn có thể tiêm cho trẻ được, gia đình có đồng ý hay không?' Nếu gia đình không đồng ý, chúng tôi sẵn sàng tiêm bằng liều thuốc mới hơn”.
Hiện lô vắcxin Tetraxim có ghi hạn 1/2/2012 chỉ còn rất ít. Cùng loại vắcxin này, Trung tâm đã có lô khác, hạn dùng tháng 5/2012.
Tuy nhiên, chị Trang cho rằng những giải thích trên chưa thoả đáng. “Tôi không biết hạn sử dụng bằng tiếng Anh ghi như thế nào, nhưng rõ ràng là hạn sử dụng được in bằng tiếng Việt trên vỏ hộp thuốc là đã hết hạn từ ngày 1/2. Là một người dân khi đọc dòng ghi chú đó, tôi chỉ hiểu là vắcxin đã hết hạn và không thể tiêm cho con tôi được”, chị nói.
Điều khiến chị lo lắng lúc này là đến chiều 8/2, con gái chị bắt đầu hơi sốt, kêu đau chân, không gập đầu gối được (vắcxin được tiêm vào bắp chân).
VnExpress.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,170