Ai cũng có những thời điểm khó đi vào giấc ngủ, có thể thức khuya không ngủ được, trằn trọc, lo lắng làm cho giấc ngủ khó đến. Vậy đó có phải là mất ngủ hay không? và như thế nào thì được gọi là bệnh mất ngủ, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Định nghĩa chứng mất ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng phức tạp, bao gồm khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ trong một thời gian dài. Những người bị chứng mất ngủ thường cảm thấy rất khó chịu về giấc ngủ của họ và thường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: mệt mỏi, mức năng lượng cơ thể thấp, khó tập trung, rối loạn tâm trạng, và giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập.
Chứng mất ngủ thường kéo dài bao lâu?
Mức độ mất ngủ có thể được đánh giá dựa trên độ dài thời gian. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ ngắn và thường xảy ra vì những hoàn cảnh cuộc sống (ví dụ, không thể ngủ vào ban đêm trước khi thi, hoặc sau khi nhận được tin tức căng thẳng hay xấu). Hầu hết mọi người đều trải qua loại mất ngủ này, và nó thường có xu hướng tự được giải quyết mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào.
Mất ngủ mãn tính là khi mất ngủ ít nhất ba đêm mỗi tuần và kéo dài ít nhất là ba tháng. Rối loạn mất ngủ mãn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Những thay đổi trong môi trường, thói quen ngủ không lành mạnh, làm việc theo ca, do tác dụng phụ của thuốc hoặc các rối loạn lâm sàng khác. Những người bị chứng mất ngủ mãn tính có thể sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn nếu áp dụng một số cách thiết lập giấc ngủ lành mạnh.
Mất ngủ kinh niên có thể do một bệnh nào đó hoặc liên quan đến vấn đề tâm thần, mặc dù đôi khi rất khó để hiểu được nguyên nhân và ảnh hưởng trong mối quan hệ này. Những người bị chứng mất ngủ có xu hướng bị khó ngủ khi bắt đầu ngủ, sau đó đến giai đoạn ngủ được, và /hoặc họ sẽ thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
Chữa bệnh mất ngủ có thể bao gồm các liệu pháp hành vi, tâm lý, dùng thuốc và thực phẩm chức năng hoặc kết hợp sử dụng các phương pháp trên.
Một số dữ liệu xã hội về chứng mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề chung hay gặp ở người lớn. Các Viện Y tế quốc gia ước tính rằng khoảng 30% dân số nói chung báo cáo về sự gián đoạn giấc ngủ, và khoảng 10% phản ánh ảnh hưởng xấu tới các chức năng hoạt động ban ngày.
Trong một cuộc điều tra năm 2015, hơn một nửa số người tham gia báo cáo có ít nhất một triệu chứng của chứng mất ngủ (khó ngủ, thức dậy nhiều vào ban đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại), ít nhất một vài đêm mỗi tuần trong vòng một năm. 33% nói rằng họ đã có ít nhất một trong các triệu chứng này mỗi đêm hoặc gần như mỗi đêm trong năm qua. Hai triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người thường gặp là mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, xảy ra vài đêm trong mỗi tuần trong một năm vừa qua.
Một nghiên cứu khác trong năm 2012 cho thấy 63% phụ nữ (so với 54% đàn ông) bị các triệu chứng mất ngủ ít nhất một vài đêm mỗi tuần. Các cuộc thăm dò khác cho thấy một số xu hướng thú vị liên quan đến mất ngủ. Ví dụ, 68% người lớn có độ tuổi từ 18 tuổi đến 29 tuổi cho biết có các triệu chứng mất ngủ, so với 59% người lớn có độ tuổi từ 30-64, và chỉ có 44% người bị mất ngủ trên độ tuổi 65. Và càng không ngạc nhiên khi những người đang có con nói rằng họ bị mất ngủ nhiều hơn những người không có con. (66% so với 54%).
Định nghĩa chứng mất ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng phức tạp, bao gồm khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ trong một thời gian dài. Những người bị chứng mất ngủ thường cảm thấy rất khó chịu về giấc ngủ của họ và thường gặp một hoặc nhiều các triệu chứng sau: mệt mỏi, mức năng lượng cơ thể thấp, khó tập trung, rối loạn tâm trạng, và giảm hiệu suất trong công việc hoặc học tập.
Chứng mất ngủ thường kéo dài bao lâu?
Mức độ mất ngủ có thể được đánh giá dựa trên độ dài thời gian. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ ngắn và thường xảy ra vì những hoàn cảnh cuộc sống (ví dụ, không thể ngủ vào ban đêm trước khi thi, hoặc sau khi nhận được tin tức căng thẳng hay xấu). Hầu hết mọi người đều trải qua loại mất ngủ này, và nó thường có xu hướng tự được giải quyết mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị nào.
Mất ngủ mãn tính là khi mất ngủ ít nhất ba đêm mỗi tuần và kéo dài ít nhất là ba tháng. Rối loạn mất ngủ mãn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Những thay đổi trong môi trường, thói quen ngủ không lành mạnh, làm việc theo ca, do tác dụng phụ của thuốc hoặc các rối loạn lâm sàng khác. Những người bị chứng mất ngủ mãn tính có thể sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn nếu áp dụng một số cách thiết lập giấc ngủ lành mạnh.
Mất ngủ kinh niên có thể do một bệnh nào đó hoặc liên quan đến vấn đề tâm thần, mặc dù đôi khi rất khó để hiểu được nguyên nhân và ảnh hưởng trong mối quan hệ này. Những người bị chứng mất ngủ có xu hướng bị khó ngủ khi bắt đầu ngủ, sau đó đến giai đoạn ngủ được, và /hoặc họ sẽ thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
Chữa bệnh mất ngủ có thể bao gồm các liệu pháp hành vi, tâm lý, dùng thuốc và thực phẩm chức năng hoặc kết hợp sử dụng các phương pháp trên.
Một số dữ liệu xã hội về chứng mất ngủ
Mất ngủ là một vấn đề chung hay gặp ở người lớn. Các Viện Y tế quốc gia ước tính rằng khoảng 30% dân số nói chung báo cáo về sự gián đoạn giấc ngủ, và khoảng 10% phản ánh ảnh hưởng xấu tới các chức năng hoạt động ban ngày.
Trong một cuộc điều tra năm 2015, hơn một nửa số người tham gia báo cáo có ít nhất một triệu chứng của chứng mất ngủ (khó ngủ, thức dậy nhiều vào ban đêm, thức dậy quá sớm và không thể ngủ trở lại), ít nhất một vài đêm mỗi tuần trong vòng một năm. 33% nói rằng họ đã có ít nhất một trong các triệu chứng này mỗi đêm hoặc gần như mỗi đêm trong năm qua. Hai triệu chứng phổ biến nhất mà nhiều người thường gặp là mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng hoặc thức giấc nhiều lần trong đêm, xảy ra vài đêm trong mỗi tuần trong một năm vừa qua.
Một nghiên cứu khác trong năm 2012 cho thấy 63% phụ nữ (so với 54% đàn ông) bị các triệu chứng mất ngủ ít nhất một vài đêm mỗi tuần. Các cuộc thăm dò khác cho thấy một số xu hướng thú vị liên quan đến mất ngủ. Ví dụ, 68% người lớn có độ tuổi từ 18 tuổi đến 29 tuổi cho biết có các triệu chứng mất ngủ, so với 59% người lớn có độ tuổi từ 30-64, và chỉ có 44% người bị mất ngủ trên độ tuổi 65. Và càng không ngạc nhiên khi những người đang có con nói rằng họ bị mất ngủ nhiều hơn những người không có con. (66% so với 54%).