Thời gian cần thiết để cơ quan sinh sản hồi phục về cấu trúc và chức năng là 45 ngày. Sau đẻ 4 - 6 tháng, sức khoẻ người mẹ mới coi là ổn định để có thể làm việc như trước. Muốn được như vậy, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vệ sinh sau đẻ, nghỉ ngơi, vận động và ăn uống.
Nhu cầu ngủ: Sau đẻ, sản phụ cần ngủ từ 10 giờ/ngày.
Ăn uống: Vẫn tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai. Chế độ ăn nên đa dạng và cân đối để giúp cho việc phục hồi sức khoẻ và quá trình tạo sữa được tốt. Những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng bao gồm: Thịt, cơm, bánh mì, sữa, trứng.... Không nên kiêng tôm, cua, cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iốt, canxi...) chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hoá cho người ăn.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Chỉ dùng thêm thực phẩm bổ sung hay vitamin khi nghi ngờ thức ăn không đem lại đủ chất. Bên cạnh thức ăn, cần cung cấp đầy đủ lượng dịch gồm nước trắng và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2 - 2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.
Vận động: Khi đã hết nguy cơ chảy máu (có thể xảy ra trong vòng 6 giờ đầu sau đẻ), sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.
Vệ sinh: Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió.
Những dấu hiệu nguy hiểm cần thông báo ngay cho bác sĩ
Đau vùng tầng sinh môn (có thể kéo dài 1 - 2 tháng).
Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu.
Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài.
Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ, thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau - đẻ. Biểu hiện này hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần.
Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.
Sốt kéo dài sau đẻ. Triệu chứng này có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.
Sản giật sau đẻ: Hiện tượng này không hiếm gặp, có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác là mỏi mệt, nhức đầu, phù 2 chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ.
Sưng nề, đau ở chi dưới, da lạnh, tím tái: Có thể là biểu hiện của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân, thường gặp ở phụ nữ sau đẻ do ít vận động.
Khó thở, đau ngực, tím tái...: Khi có các triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhu cầu ngủ: Sau đẻ, sản phụ cần ngủ từ 10 giờ/ngày.
Ăn uống: Vẫn tiếp tục ăn uống có chất lượng như khi đang có thai. Chế độ ăn nên đa dạng và cân đối để giúp cho việc phục hồi sức khoẻ và quá trình tạo sữa được tốt. Những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng bao gồm: Thịt, cơm, bánh mì, sữa, trứng.... Không nên kiêng tôm, cua, cá - những thứ có nhiều vi chất (kẽm, iốt, canxi...) chỉ tránh khi gây dị ứng hay rối loạn tiêu hoá cho người ăn.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Chỉ dùng thêm thực phẩm bổ sung hay vitamin khi nghi ngờ thức ăn không đem lại đủ chất. Bên cạnh thức ăn, cần cung cấp đầy đủ lượng dịch gồm nước trắng và các loại dịch khác (nước vắt hoa quả, cháo loãng, sữa không kem...). Lượng dịch tổng thể từ 2 - 2,5 lít/ngày. Nếu các bà mẹ thấy nước tiểu của mình sẫm màu, cần tăng thêm lượng dịch uống.
Vận động: Khi đã hết nguy cơ chảy máu (có thể xảy ra trong vòng 6 giờ đầu sau đẻ), sản phụ có thể vận động nhẹ nhàng giúp cho sự lưu thông sản dịch được dễ dàng, tránh ứ đọng, gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh sản, tránh biến chứng viêm tắc tĩnh mạch sâu.
Vệ sinh: Chỉ cần rửa ngoài bằng nước và xà phòng, không rửa sâu vào âm đạo. Ngày rửa 2 lần là đủ, kể cả khi có vết khâu tầng sinh môn. Tắm ở nơi ấm áp, kín gió.
Những dấu hiệu nguy hiểm cần thông báo ngay cho bác sĩ
Đau vùng tầng sinh môn (có thể kéo dài 1 - 2 tháng).
Bí đái hay không kìm giữ được nước tiểu.
Đau vùng thắt lưng, đau các cơ bụng kéo dài.
Rối nhiễu xúc cảm và tâm trí sau đẻ, thể hiện bằng trạng thái buồn tủi sau - đẻ. Biểu hiện này hay gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng, thường hồi phục sau 3 tuần.
Trầm cảm sau đẻ kéo dài hơn.
Sốt kéo dài sau đẻ. Triệu chứng này có thể do nhiễm khuẩn tầng sinh môn và nhất là viêm tử cung, có thể tiến triển thành viêm phần phụ và viêm tiểu khung.
Sản giật sau đẻ: Hiện tượng này không hiếm gặp, có thể xảy ra vài giờ sau đẻ nhưng cũng có khi muộn, nhiều ngày sau đẻ. Những dấu hiệu cần cảnh giác là mỏi mệt, nhức đầu, phù 2 chi dưới kéo dài, huyết áp cao trên 140/90, đái ít dưới 500ml/24 giờ, protein trong nước tiểu vẫn cao trên 0,5/l, vì thế sau đẻ vẫn cần theo dõi chặt chẽ.
Sưng nề, đau ở chi dưới, da lạnh, tím tái: Có thể là biểu hiện của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu ở cẳng chân, thường gặp ở phụ nữ sau đẻ do ít vận động.
Khó thở, đau ngực, tím tái...: Khi có các triệu chứng này, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tổng hợp