Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn mà khoa học chưa hiểu hết nên hiệu quả điều trị còn thấp và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
1. Bệnh suy giảm trí tuệ mạch
Suy giảm trí tuệ mạch (Vasaular dementia) là căn bệnh sa sút trí tuệ thường gặp, yếu tố gây bệnh là vì não không nhận đủ máu do mạch bị tắc, làm cho tế bào không nhận được máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, tạo nên hiện tượng loạng quạng. Nguyên nhân gây bệnh còn có lý do mắc bệnh đột quỵ, đái tháo đường và cao huyết áp.
Sa sút trí tuệ đi thể DLB (Lewy Body Disease) hay còn gọi là bệnh DLB là căn bệnh dễ nhận biết là có nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong các tế bào thần kinh thùy não. Các chất cặn lắng này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi, làm cho chân tay bị run. Đây là căn bệnh khó chữa bởi có nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học chưa khám phá hết.
2. Bệnh mất trí nhớ Parkinson
Bệnh mất trí nhớ Parkinson, gọi tắt PDD là bệnh thần kinh mãn tính tăng dần và ở giai đoạn cao, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Tuy không phải tất cả những người mắc bệnh Parkinson đều dẫn đến sa sút trí tuệ, nhưng nó lại có cơ chế giống như bệnh mất trí nhớ thể Lewy nêu ở trên. Triệu chứng thường gặp như run tay, co cơ và gặp khó khăn trong phát ngôn. Các vấn đề liên quan đến suy nghĩ như nói năng và nhận thức cũng bị ảnh hưởng.
3. Bệnh sa sút trí tuệ trán - thái dương
Sa sút trí tuệ trán-thái dương (Frontotemporal Dementia, gọi tắt FD) là một dạng bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh về sa sút trí tuệ, rối loạn hiếm gặp do tế bào não ở thùy trán thái dương bị tổn thương gây ra. Căn bệnh này còn có tên là Pick’s disease, ảnh hưởng đến tính cách cá nhân, làm suy giảm kỹ năng giao tiếp xã hội, thường gặp ở nhóm người trên 65. Tuy không làm mất trí nhớ nhưng lại làm thay đổi tính cách. Ví dụ bệnh nhân không có khả năng tự kìm chế, không quan tâm đến công việc gia đình. Trước đây, căn bệnh này được xếp là bệnh tâm lý nhưng ngày nay qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy là do suy thần kinh, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ có tác dụng tích cực.
4. Bệnh suy giảm trí tuệ CJD
Suy giam trí tuê CJD (Creutzfeldt- Jacob Dementia) là căn bệnh rối loạn thần kinh thoái hóa hay còn được gọi là bệnh bò điên. Căn bệnh này diễn ra rất chậm, tỷ lệ mắc bệnh 1/1 triệu người và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nguyên nhân gây bệnh là do virút gây ra, can thiệp vào não làm rối loạn các chức năng vốn có và gây suy giảm trí nhớ. Triệu chứng đa dạng như mất trí nhớ, suy giảm khả năng phát ngôn, gây lộn xộn, đau cơ, co giật cơ bắp và ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều phối khả năng đi đứng, di chuyển của con người và thường gây ngã, mắt mờ kèm theo ảo giác.
5. Bệnh NPH
NPH (No rma l P r e s s u r e Hydrocephalus) là bệnh tràn dịch não áp lực bình thường hay phình nước trong não thất là căn bệnh liên quan đến sự tích tụ dịch tủy não trong các khoang của não. Do không thoát được nên dịch ứ này đã làm tăng áp lực não, can thiệp đến chức năng não và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Những người mắc phải căn bệnh này thường đi lại khó khăn, mất cân bằng, đặc biệt là khả năng kiểm soát của bàng quang, ngoài ra nó còn gây suy giảm nhận thức, đặc biệt là kỹ năng nói, xử lý tình huống và khả năng trí nhớ của não.
6. Bệnh Huntington
Bệnh Huntington (Huntington’s disease) là căn bệnh mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến nhận thức hành vi và việc di chuyển của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp như suy giảm chức năng nhớ, phân biệt đúng sai, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nói năng khó khăn (hay nói lắp) ngoài ra còn xuất hiện tình trạng ảo giác, co giật không kiểm soát, kể cả cơ mặt và chân tay.
7. Suy giảm trí tuệ WKS
WKS là căn bệnh suy giảm trí nhớ liên quan đến Hội chứng Wernickekosakoff Syndrome. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu thiamine (vitamin B1), nhất là nhóm người hay lạm dụng rượu bia, suy dinh dưỡng và nhóm người mắc bệnh ung thư giai đoạn di căn, hoặc những người có hormone tuyến giáp cao bất thường, nhưng người chạy thận dài kỳ và dùng liệu pháp lợi tiệu quá lâu để chữa bệnh tim. Triệu chứng của căn bệnh thường hay lẫn lộn, trí nhớ kém nhất là nhớ ngắn hạn và đôi khi xuất hiện cả tình trạng ảo giác.
8. Suy giảm nhận thức thể nhẹ
Suy giảm nhận thức thể nhẹ, gọi tắt là bệnh MCI là căn bệnh do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gây ra. Người mắc phải căn bệnh MCI thường dễ nhận biết là suy giảm trí nhớ và đôi khi còn ảnh hưởng đến nhận thức, phân biệt đúng sai và do diễn ra chậm nên không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày dễ bị bỏ qua. Người mắc bệnh thường có những thay đổi đáng kể về tính cách, như suy giảm trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, bồn chồn, bực tức. Đây chính là biểu hiện của căn bệnh suy giảm trí nhớ ở thể nhẹ do dùng thuốc chữa bệnh gây ra.
(Theo Care2 -11/2011)
1. Bệnh suy giảm trí tuệ mạch
Suy giảm trí tuệ mạch (Vasaular dementia) là căn bệnh sa sút trí tuệ thường gặp, yếu tố gây bệnh là vì não không nhận đủ máu do mạch bị tắc, làm cho tế bào không nhận được máu, gây thiếu oxy và dưỡng chất, tạo nên hiện tượng loạng quạng. Nguyên nhân gây bệnh còn có lý do mắc bệnh đột quỵ, đái tháo đường và cao huyết áp.
Sa sút trí tuệ đi thể DLB (Lewy Body Disease) hay còn gọi là bệnh DLB là căn bệnh dễ nhận biết là có nhiều cặn protein bất thường hay các chất Lewy có trong các tế bào thần kinh thùy não. Các chất cặn lắng này làm gián đoạn chức năng của não bộ, làm suy giảm nhận thức và hành vi, làm cho chân tay bị run. Đây là căn bệnh khó chữa bởi có nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học chưa khám phá hết.
2. Bệnh mất trí nhớ Parkinson
Bệnh mất trí nhớ Parkinson, gọi tắt PDD là bệnh thần kinh mãn tính tăng dần và ở giai đoạn cao, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ của con người. Tuy không phải tất cả những người mắc bệnh Parkinson đều dẫn đến sa sút trí tuệ, nhưng nó lại có cơ chế giống như bệnh mất trí nhớ thể Lewy nêu ở trên. Triệu chứng thường gặp như run tay, co cơ và gặp khó khăn trong phát ngôn. Các vấn đề liên quan đến suy nghĩ như nói năng và nhận thức cũng bị ảnh hưởng.
3. Bệnh sa sút trí tuệ trán - thái dương
Sa sút trí tuệ trán-thái dương (Frontotemporal Dementia, gọi tắt FD) là một dạng bệnh khá phổ biến trong nhóm bệnh về sa sút trí tuệ, rối loạn hiếm gặp do tế bào não ở thùy trán thái dương bị tổn thương gây ra. Căn bệnh này còn có tên là Pick’s disease, ảnh hưởng đến tính cách cá nhân, làm suy giảm kỹ năng giao tiếp xã hội, thường gặp ở nhóm người trên 65. Tuy không làm mất trí nhớ nhưng lại làm thay đổi tính cách. Ví dụ bệnh nhân không có khả năng tự kìm chế, không quan tâm đến công việc gia đình. Trước đây, căn bệnh này được xếp là bệnh tâm lý nhưng ngày nay qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy là do suy thần kinh, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ có tác dụng tích cực.
4. Bệnh suy giảm trí tuệ CJD
Suy giam trí tuê CJD (Creutzfeldt- Jacob Dementia) là căn bệnh rối loạn thần kinh thoái hóa hay còn được gọi là bệnh bò điên. Căn bệnh này diễn ra rất chậm, tỷ lệ mắc bệnh 1/1 triệu người và hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nguyên nhân gây bệnh là do virút gây ra, can thiệp vào não làm rối loạn các chức năng vốn có và gây suy giảm trí nhớ. Triệu chứng đa dạng như mất trí nhớ, suy giảm khả năng phát ngôn, gây lộn xộn, đau cơ, co giật cơ bắp và ảnh hưởng trực tiếp quá trình điều phối khả năng đi đứng, di chuyển của con người và thường gây ngã, mắt mờ kèm theo ảo giác.
5. Bệnh NPH
NPH (No rma l P r e s s u r e Hydrocephalus) là bệnh tràn dịch não áp lực bình thường hay phình nước trong não thất là căn bệnh liên quan đến sự tích tụ dịch tủy não trong các khoang của não. Do không thoát được nên dịch ứ này đã làm tăng áp lực não, can thiệp đến chức năng não và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Những người mắc phải căn bệnh này thường đi lại khó khăn, mất cân bằng, đặc biệt là khả năng kiểm soát của bàng quang, ngoài ra nó còn gây suy giảm nhận thức, đặc biệt là kỹ năng nói, xử lý tình huống và khả năng trí nhớ của não.
6. Bệnh Huntington
Bệnh Huntington (Huntington’s disease) là căn bệnh mang tính di truyền, gây ảnh hưởng đến nhận thức hành vi và việc di chuyển của người bệnh. Các triệu chứng thường gặp như suy giảm chức năng nhớ, phân biệt đúng sai, thay đổi tâm trạng, trầm cảm và nói năng khó khăn (hay nói lắp) ngoài ra còn xuất hiện tình trạng ảo giác, co giật không kiểm soát, kể cả cơ mặt và chân tay.
7. Suy giảm trí tuệ WKS
WKS là căn bệnh suy giảm trí nhớ liên quan đến Hội chứng Wernickekosakoff Syndrome. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu thiamine (vitamin B1), nhất là nhóm người hay lạm dụng rượu bia, suy dinh dưỡng và nhóm người mắc bệnh ung thư giai đoạn di căn, hoặc những người có hormone tuyến giáp cao bất thường, nhưng người chạy thận dài kỳ và dùng liệu pháp lợi tiệu quá lâu để chữa bệnh tim. Triệu chứng của căn bệnh thường hay lẫn lộn, trí nhớ kém nhất là nhớ ngắn hạn và đôi khi xuất hiện cả tình trạng ảo giác.
8. Suy giảm nhận thức thể nhẹ
Suy giảm nhận thức thể nhẹ, gọi tắt là bệnh MCI là căn bệnh do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gây ra. Người mắc phải căn bệnh MCI thường dễ nhận biết là suy giảm trí nhớ và đôi khi còn ảnh hưởng đến nhận thức, phân biệt đúng sai và do diễn ra chậm nên không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày dễ bị bỏ qua. Người mắc bệnh thường có những thay đổi đáng kể về tính cách, như suy giảm trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm, bồn chồn, bực tức. Đây chính là biểu hiện của căn bệnh suy giảm trí nhớ ở thể nhẹ do dùng thuốc chữa bệnh gây ra.
(Theo Care2 -11/2011)