Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Cơ xương khớp
Viêm khớp dạng thấp: chữa sớm đỡ lo
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 2463, member: 738"]</p><p>Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, thuộc nhóm bệnh lý gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong.</p><p></p><p></p><p>Cho tới nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Tuy nhiên, công nghệ sinh học đã có những tiến bộ đột phá trong chẩn đoán, điều trị giúp ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm sự tiến triển của bệnh.</p><p></p><p></p><p><strong>Bệnh đến từ đâu?</strong></p><p></p><p></p><p>Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virút, vi khuẩn, nấm... Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh.</p><p></p><p>Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể. Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khoẻ mạnh trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền.</p><p>Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là viêm màng hoạt dịch, phá huỷ sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây huỷ hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động. Khoảng 0,5 – 1,5% dân số thế giới bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 30 – 50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam từ hai tới ba lần.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/18/9bb41db9ae29834419edab41d2398ac9bfd.jpg" data-url="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/18/9bb41db9ae29834419edab41d2398ac9bfd.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p><p></p><p><strong></strong></p><p><strong>Chẩn đoán thế nào?</strong></p><p><strong></strong></p><p><strong></strong></p><p>Khi thấy có một trong các triệu chứng sau, cần nhanh chóng đến một trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm: cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng; đau khớp dai dẳng; đau khớp nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm; đau khớp có kèm sốt; biểu hiện trên nhiều khớp, đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày.</p><p></p><p></p><p>Ngoài xét nghiệm máu, X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Mặc dù vậy, để theo dõi lâu dài, X-quang rất có ích cho chẩn đoán bệnh đang tiến triển.</p><p></p><p></p><p>Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc chỉ một kết quả xét nghiệm. Phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của bệnh mà có kế hoạch điều trị phù hợp.</p><p></p><p></p><p><strong>Điều trị ra sao?</strong></p><p></p><p></p><p>Do đây là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị đã tiến bộ rất nhiều trong 30 năm qua, giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình huỷ hoại khớp không hồi phục xảy ra.</p><p></p><p></p><p>Thuốc đặc trị DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs) không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Thông thường, DMARDs được kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và/hoặc corticosteroid liều thấp, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, chức năng vận động và chất lượng cuộc sống cho đa số bệnh nhân. Bệnh nhân bị bệnh nặng hơn hoặc không đáp ứng với DMARDs có thể dùng nhóm thuốc mới được gọi chung là các chế phẩm sinh học: abatacept (Orencia), adalimumab (Humira), Anakinra (Kineret), certolizumab (Cimzia)... Các loại thuốc này thường được dùng phối hợp với methotrexate, được đánh giá cao trong cải thiện dự hậu của viêm khớp dạng thấp.</p><p></p><p></p><p>Thay đổi sinh hoạt hàng ngày: bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hoà, giàu omega-3... sẽ giúp ích cho bệnh nhân.</p><p></p><p></p><p>Hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chức năng cơ bắp của bệnh nhân như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe. Cần tránh các hoạt động thể lực nặng gây áp lực mạnh lên các khớp. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi muốn bắt đầu hoặc thay đổi quá trình luyện tập.</p><p></p><p></p><p>Thăm khám bác sĩ định kỳ: việc điều trị tốt nhất cho viêm khớp dạng thấp cần sự phối hợp chuyên môn của một đội ngũ y tế, bao gồm các bác sĩ cơ xương khớp, chuyên viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Đồng thời, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ để theo dõi đánh giá diễn biến bệnh và đáp ứng với điều trị, theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh thích hợp.</p><p></p><p></p><p>Không nên dùng thuốc corticoid một cách tuỳ tiện. Cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khớp để xác định chẩn đoán, tư vấn và có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp nhất.</p><p></p><p></p><p>Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được điều trị sớm sẽ tốt hơn trong dự hậu, và có nhiều khả năng sống một cuộc sống tích cực. Họ cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ bị các loại tổn thương khớp dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động.</p><p></p><p>AloBacsi.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 2463, member: 738"] Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, thuộc nhóm bệnh lý gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong. Cho tới nay, viêm khớp dạng thấp vẫn là một thách thức cho y học. Tuy nhiên, công nghệ sinh học đã có những tiến bộ đột phá trong chẩn đoán, điều trị giúp ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm sự tiến triển của bệnh. [B]Bệnh đến từ đâu?[/B] Hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virút, vi khuẩn, nấm... Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể, dẫn tới các biểu hiện của bệnh. Do đặc điểm này, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể. Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khoẻ mạnh trong viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số yếu tố được tìm thấy có vai trò quan trọng trong bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp, như yếu tố môi trường và di truyền. Viêm khớp dạng thấp có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp đặc trưng của viêm khớp dạng thấp là viêm màng hoạt dịch, phá huỷ sụn và bào mòn xương dưới sụn, gây huỷ hoại khớp không hồi phục dẫn đến mất chức năng vận động. Khoảng 0,5 – 1,5% dân số thế giới bị viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là 30 – 50. Nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam từ hai tới ba lần. [CENTER][IMG]http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/18/9bb41db9ae29834419edab41d2398ac9bfd.jpg[/IMG][/CENTER] [B] Chẩn đoán thế nào? [/B] Khi thấy có một trong các triệu chứng sau, cần nhanh chóng đến một trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm: cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng; đau khớp dai dẳng; đau khớp nặng thêm theo thời gian; khớp sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm; đau khớp có kèm sốt; biểu hiện trên nhiều khớp, đối xứng; đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày. Ngoài xét nghiệm máu, X-quang khớp thường không tìm thấy triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu của bệnh. Mặc dù vậy, để theo dõi lâu dài, X-quang rất có ích cho chẩn đoán bệnh đang tiến triển. Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc chỉ một kết quả xét nghiệm. Phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác của bệnh mà có kế hoạch điều trị phù hợp. [B]Điều trị ra sao?[/B] Do đây là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc điều trị đã tiến bộ rất nhiều trong 30 năm qua, giúp hầu hết bệnh nhân cải thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình huỷ hoại khớp không hồi phục xảy ra. Thuốc đặc trị DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs) không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Thông thường, DMARDs được kết hợp với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và/hoặc corticosteroid liều thấp, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, chức năng vận động và chất lượng cuộc sống cho đa số bệnh nhân. Bệnh nhân bị bệnh nặng hơn hoặc không đáp ứng với DMARDs có thể dùng nhóm thuốc mới được gọi chung là các chế phẩm sinh học: abatacept (Orencia), adalimumab (Humira), Anakinra (Kineret), certolizumab (Cimzia)... Các loại thuốc này thường được dùng phối hợp với methotrexate, được đánh giá cao trong cải thiện dự hậu của viêm khớp dạng thấp. Thay đổi sinh hoạt hàng ngày: bên cạnh dùng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hoà, giàu omega-3... sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Hoạt động thể lực thường xuyên với cường độ thích hợp giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chức năng cơ bắp của bệnh nhân như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe. Cần tránh các hoạt động thể lực nặng gây áp lực mạnh lên các khớp. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi muốn bắt đầu hoặc thay đổi quá trình luyện tập. Thăm khám bác sĩ định kỳ: việc điều trị tốt nhất cho viêm khớp dạng thấp cần sự phối hợp chuyên môn của một đội ngũ y tế, bao gồm các bác sĩ cơ xương khớp, chuyên viên vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Đồng thời, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ để theo dõi đánh giá diễn biến bệnh và đáp ứng với điều trị, theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ có những điều chỉnh thích hợp. Không nên dùng thuốc corticoid một cách tuỳ tiện. Cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khớp để xác định chẩn đoán, tư vấn và có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người được điều trị sớm sẽ tốt hơn trong dự hậu, và có nhiều khả năng sống một cuộc sống tích cực. Họ cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ bị các loại tổn thương khớp dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động. AloBacsi. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Cơ xương khớp
Viêm khớp dạng thấp: chữa sớm đỡ lo
Top
Dưới