Hội bác sỹ –
Một phần không nhỏ dân số Việt Nam đang dùng nước ăn lấy từ giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm asen (thạch tín) là không nhỏ. Ngay cả một số nơi như Hà Nội, nước máy cũng bị phát hiện nhiễm chất này. Trong nước, asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sử dụng nước có nồng độ asen từ 0,3 mg/l (hay 300 ppb) trở lên sẽ bị các bệnh ung thư ở gan, da, phổi… sau 3-4 năm.
Asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết
Nhiễm độc do asen
Ngộ độc asen cấp tính có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.
Triệu chứng nhiễm độc mạn tính xuất hiện sau 3 năm dùng nước nhiễm độc hoặc sớm hơn nếu nồng độ asen cao. Tuy vậy ở Việt Nam, loại bệnh này vẫn ít được các bác sĩ biết đến. Biểu hiện bệnh có thể bị nhầm với các vấn đề da liễu. Về lâu dài, asen cũng có thể gây ra tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai…, song ít được nghĩ tới.
Dấu hiệu nhiễm độc asen
Để có thể phát hiện sớm các ca nhiễm độc asen trong cộng đồng, từ năm 2008, Bộ Y tế đã giới thiệu quy trình hướng dẫn chẩn đoán và xử trí nhiễm độc asen. Theo đó, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau:
Xuất hiện các mảng dày sừng: Trên lòng bàn tay bàn chân nổi lên các sẩn giống như mụn cơm, bé bằng hạt tấm rồi lớn dần bằng hạt đậu xanh hay hạt lạc, lan rộng thành mảng. Chúng thường mọc đối xứng hai bên, đôi khi xuất hiện cả ở lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay. Da vùng này vàng, có thể có vết nứt nẻ.
Tăng hoặc giảm sắc tố da: Các nốt đen thâm nhỏ (bằng phẳng hoặc nổi cao) có thể xuất hiện khắp nơi, nhất là vùng được che kín như ngực, bụng, cẳng chân. Ngoài ra, có thể xuất hiện các nốt nhỏ trắng, phẳng, ở bụng, lưng, ngực, ngang thắt lưng, cẳng tay cẳng chân. Giảm hoặc tăng sắc tố thường xuất hiện trong giai đoạn đầu.
Tê buốt đầu ngón tay ngón chân: Là biểu hiện tắc mạnh đầu chi. Từ tê, bệnh nhân dần cảm thấy đau buốt. Do thiếu máu, các ngón có thể bị hoại tử.
Các biểu hiện khác bao gồm sạm da từng đám lan tỏa, rụng tóc nhiều, tê tay chân, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sẩy thai…
Hiện nay, chưa có cách để tẩy độc asen. Những gì có thể làm khi phát hiện bệnh là ngừng dùng nước nhiễm asen để ăn uống và điều trị các triệu chứng.
Phòng nhiễm độc asen
Để đề phòng nhiễm độc, các hộ dân dùng nước giếng khoan cần dùng bể lọc có giàn phun mưa nếu nước nhiễm sắt nhiều (5mg/l trở lên). Những trường hợp còn lại cần dùng thiết bị lọc asen.
Khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đi khám và xét nghiệm nước tiểu, tóc. Hiện có hai cơ sở được phép chẩn đoán xác định nhiễm độc asen, đó là Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Yersin, Hà Nội) và Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP HCM).
Muốn biết chính xác nước nhà mình có an toàn cho ăn uống hay không, các hộ gia đình tại Hà Nội có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại khoa Hoá, Đại học tự nhiên, 19 Lê Thánh Tông, hoặc Viện Công nghệ môi trường tại 18 Hoàng Quốc Việt; Trung tâm công nghệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên (Thanh Xuân).
(VNE)
Một phần không nhỏ dân số Việt Nam đang dùng nước ăn lấy từ giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm asen (thạch tín) là không nhỏ. Ngay cả một số nơi như Hà Nội, nước máy cũng bị phát hiện nhiễm chất này. Trong nước, asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sử dụng nước có nồng độ asen từ 0,3 mg/l (hay 300 ppb) trở lên sẽ bị các bệnh ung thư ở gan, da, phổi… sau 3-4 năm.
Asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết
Nhiễm độc do asen
Ngộ độc asen cấp tính có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.
Triệu chứng nhiễm độc mạn tính xuất hiện sau 3 năm dùng nước nhiễm độc hoặc sớm hơn nếu nồng độ asen cao. Tuy vậy ở Việt Nam, loại bệnh này vẫn ít được các bác sĩ biết đến. Biểu hiện bệnh có thể bị nhầm với các vấn đề da liễu. Về lâu dài, asen cũng có thể gây ra tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai…, song ít được nghĩ tới.
Dấu hiệu nhiễm độc asen
Để có thể phát hiện sớm các ca nhiễm độc asen trong cộng đồng, từ năm 2008, Bộ Y tế đã giới thiệu quy trình hướng dẫn chẩn đoán và xử trí nhiễm độc asen. Theo đó, bệnh nhân thường có những biểu hiện sau:
Xuất hiện các mảng dày sừng: Trên lòng bàn tay bàn chân nổi lên các sẩn giống như mụn cơm, bé bằng hạt tấm rồi lớn dần bằng hạt đậu xanh hay hạt lạc, lan rộng thành mảng. Chúng thường mọc đối xứng hai bên, đôi khi xuất hiện cả ở lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay. Da vùng này vàng, có thể có vết nứt nẻ.
Tăng hoặc giảm sắc tố da: Các nốt đen thâm nhỏ (bằng phẳng hoặc nổi cao) có thể xuất hiện khắp nơi, nhất là vùng được che kín như ngực, bụng, cẳng chân. Ngoài ra, có thể xuất hiện các nốt nhỏ trắng, phẳng, ở bụng, lưng, ngực, ngang thắt lưng, cẳng tay cẳng chân. Giảm hoặc tăng sắc tố thường xuất hiện trong giai đoạn đầu.
Tê buốt đầu ngón tay ngón chân: Là biểu hiện tắc mạnh đầu chi. Từ tê, bệnh nhân dần cảm thấy đau buốt. Do thiếu máu, các ngón có thể bị hoại tử.
Các biểu hiện khác bao gồm sạm da từng đám lan tỏa, rụng tóc nhiều, tê tay chân, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sẩy thai…
Hiện nay, chưa có cách để tẩy độc asen. Những gì có thể làm khi phát hiện bệnh là ngừng dùng nước nhiễm asen để ăn uống và điều trị các triệu chứng.
Phòng nhiễm độc asen
Để đề phòng nhiễm độc, các hộ dân dùng nước giếng khoan cần dùng bể lọc có giàn phun mưa nếu nước nhiễm sắt nhiều (5mg/l trở lên). Những trường hợp còn lại cần dùng thiết bị lọc asen.
Khi có những biểu hiện nghi ngờ, cần đi khám và xét nghiệm nước tiểu, tóc. Hiện có hai cơ sở được phép chẩn đoán xác định nhiễm độc asen, đó là Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Yersin, Hà Nội) và Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP HCM).
Muốn biết chính xác nước nhà mình có an toàn cho ăn uống hay không, các hộ gia đình tại Hà Nội có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại khoa Hoá, Đại học tự nhiên, 19 Lê Thánh Tông, hoặc Viện Công nghệ môi trường tại 18 Hoàng Quốc Việt; Trung tâm công nghệ môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên (Thanh Xuân).
(VNE)