Hội bác sỹ –
Ngộ độc thực phẩm đang ngày càng trở nên đáng sợ đối với những người sống ở các thành phố và đô thị lớn trong cả nước. Dưới đây là những mách nhỏ giúp mẹ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho bé cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Mua thực phẩm:
Khi mua đồ ăn đóng hộp, mẹ nên chú ý các dấu hiệu thực phẩm có khả năng bị nhiễm vi khuẩn như chảy dịch lỏng màu trắng, hộp bị biến dạng, rỉ sét, nắp hộp lỏng lẻo, bong viền… Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý không mua những thực phẩm được chế biến từ các loại sản phẩm chưa tiệt trùng.
Bảo quản thực phẩm:
Bảo quản thực phẩm cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng để giúp cả nhà có bữa ăn ngon miệng và đảm bảo. Sau khi mua thực phẩm từ cửa hàng hay siêu thị, mẹ nên cho thực phẩm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.
Đối với những sản phẩm sống như thịt, cá, thịt gia cầm… chưa sử dụng ngay, mẹ nên làm đông chúng bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh. Trước khi cho thịt, cá hay thịt gia cầm vào tủ lạnh, mẹ cần đóng gói từng loại vào túi nilong và để ở ngăn dưới cùng của tủ để tránh rỉ nước vào những loại thực phẩm khác.
Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Những đồ nướng hoặc rang mẹ nên để tối đa 3 – 4 ngày, thịt và thịt gia cầm tươi từ 1- 2 ngày, thức ăn thừa có thể bảo quản trong 3 – 5 ngày… Những sản phẩm từ sữa có thể được để trong tủ lạnh một tuần và trứng có thể bảo quản trong một tháng.
Dưới đây là một vài nguyên tắc trong việc chuẩn bị và vệ sinh thực phẩm mà mẹ nên nhớ để đảm bảo bữa ăn ngon miệng và vệ sinh cho cả nhà:
Chuẩn bị thực phẩm:
– Luôn vệ sinh tay chân trước, trong quá trình chế biến và sau khi chuẩn bị thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc mới thay tã cho em bé.
– Rửa tay và thớt bằng nước nóng và xà phòng trước khi tiếp tục chế biến thực phẩm khác, đặc biệt sau khi đã tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm…
– Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau củ dưới vòi nước sạch trước khi ăn.
Luôn nhớ vệ sinh tay chân trước, trong quá trình chế biến và sau khi chuẩn bị thực phẩm
– Chỉ nên nếm món ăn sau khi đã chín kỹ.
– Thịt gia cầm cần được nấu chín ít nhất ở 82oC, thịt lợn là 71oC, cá ở 60 độ C…
– Không nên để người ốm chuẩn bị thức ăn cho cả gia đình.
Vấn đề vệ sinh:
– Nên sử dụng nước nóng, xà bông để vệ sinh thớt và các đồ dùng chế biến khác.
– Nên rửa sạch khăn và bát bằng nước sạch, vắt khô và hong khô ít nhất một phút trong lò nóng.
– Nên sử dụng những loại khăn giấy dùng một lần để lau bề mặt những dụng cụ nhà bếp như dao, thớt đã dùng trước khi tiếp xúc với các loại thực phẩm tươi sống.
(Methongthai.vn)
Ngộ độc thực phẩm đang ngày càng trở nên đáng sợ đối với những người sống ở các thành phố và đô thị lớn trong cả nước. Dưới đây là những mách nhỏ giúp mẹ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho bé cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Mua thực phẩm:
Khi mua đồ ăn đóng hộp, mẹ nên chú ý các dấu hiệu thực phẩm có khả năng bị nhiễm vi khuẩn như chảy dịch lỏng màu trắng, hộp bị biến dạng, rỉ sét, nắp hộp lỏng lẻo, bong viền… Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý không mua những thực phẩm được chế biến từ các loại sản phẩm chưa tiệt trùng.
Bảo quản thực phẩm:
Bảo quản thực phẩm cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng để giúp cả nhà có bữa ăn ngon miệng và đảm bảo. Sau khi mua thực phẩm từ cửa hàng hay siêu thị, mẹ nên cho thực phẩm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.
Đối với những sản phẩm sống như thịt, cá, thịt gia cầm… chưa sử dụng ngay, mẹ nên làm đông chúng bằng cách cho vào ngăn đá tủ lạnh. Trước khi cho thịt, cá hay thịt gia cầm vào tủ lạnh, mẹ cần đóng gói từng loại vào túi nilong và để ở ngăn dưới cùng của tủ để tránh rỉ nước vào những loại thực phẩm khác.
Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Những đồ nướng hoặc rang mẹ nên để tối đa 3 – 4 ngày, thịt và thịt gia cầm tươi từ 1- 2 ngày, thức ăn thừa có thể bảo quản trong 3 – 5 ngày… Những sản phẩm từ sữa có thể được để trong tủ lạnh một tuần và trứng có thể bảo quản trong một tháng.
Dưới đây là một vài nguyên tắc trong việc chuẩn bị và vệ sinh thực phẩm mà mẹ nên nhớ để đảm bảo bữa ăn ngon miệng và vệ sinh cho cả nhà:
Chuẩn bị thực phẩm:
– Luôn vệ sinh tay chân trước, trong quá trình chế biến và sau khi chuẩn bị thực phẩm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc mới thay tã cho em bé.
– Rửa tay và thớt bằng nước nóng và xà phòng trước khi tiếp tục chế biến thực phẩm khác, đặc biệt sau khi đã tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm…
– Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau củ dưới vòi nước sạch trước khi ăn.
Luôn nhớ vệ sinh tay chân trước, trong quá trình chế biến và sau khi chuẩn bị thực phẩm
– Chỉ nên nếm món ăn sau khi đã chín kỹ.
– Thịt gia cầm cần được nấu chín ít nhất ở 82oC, thịt lợn là 71oC, cá ở 60 độ C…
– Không nên để người ốm chuẩn bị thức ăn cho cả gia đình.
Vấn đề vệ sinh:
– Nên sử dụng nước nóng, xà bông để vệ sinh thớt và các đồ dùng chế biến khác.
– Nên rửa sạch khăn và bát bằng nước sạch, vắt khô và hong khô ít nhất một phút trong lò nóng.
– Nên sử dụng những loại khăn giấy dùng một lần để lau bề mặt những dụng cụ nhà bếp như dao, thớt đã dùng trước khi tiếp xúc với các loại thực phẩm tươi sống.
(Methongthai.vn)