Hội bác sỹ –
Phụ nữ mang thai bị mất ngủ không còn xa lạ. Trong thời gian thai kỳ cơ thể có nhiều thay đổi dẫn đến hiện tượng này. Vậy liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và cách khắc phục chứng mất ngủ như thế nào?
Nguyên nhân bà bầu bị chứng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ trong thai kỳ và đa số đều có cách khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả, thích hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
– Do cơ thể người mang thai thay đổi hormone nội tiết tố, thêm vào đó các tác dụng phụ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy đã gây ra các chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng là chứng mất ngủ.
– Vị trí ngủ không thoải mái làm cho người mang thai ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy trong từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ cần có những tư thế ngủ phù hợp nhất vừa hỗ trợ giấc ngủ vừa giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
– Giấc ngủ bị xáo trộn do những giấc mơ trong thai kỳ.
– Mẹ bầu bị chuột rút mỗi đêm, bị đau khiến họ không thể chợp mắt được, nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng.
– Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu thường mắc chứng đi tiểu liên tục, điều này cũng dẫn đến hiện tượng mất ngủ trong thời kỳ mang thai.
– Thai nhi chuyển động nhiều, thường xuyên huých mạnh khi mẹ đang ngủ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Hầu hết các mẹ bầu không biết rằng thai nhi ngủ khi mẹ thức và thức khi mẹ ngủ. Chính vì vậy, các mẹ bầu không cần quá lo lắng rằng bệnh mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con mình. Hơn nữa thai nhi được bao bọc bởi lớp da, lớp cơ và nước ối bao bọc nên không bị nguyên nhân tiếng ồn gây mất ngủ như mẹ.
Sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng khi hoạt động thường thường ngày của mẹ bị ảnh hưởng khi bị mất ngủ như: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, đau đầu, biếng ăn,… Chính vì vậy vẫn cần phải có các cách khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu nếu không trẻ sơ sinh sẽ bị thiếu máu. Đặc biệt trong thời kỳ những tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày sẽ tăng nguy cơ sinh mổ cao và chuyển dạ lâu hơn.
Cách khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu
– Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
– Khi đi ngủ nên nằm nghiêng sang trái sẽ giúp lượng máu ở lưu thông trong thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu cũng có thể kê gối hoặc khăn ở bụng để giảm bớt các áp lực.
– Tâm lý luôn trong tình trạng thoải mái, dễ chịu. Không nên lo lắng thái quá trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tập trung thư giãn, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Nên tránh xa những đồ ăn và thức uống có chứa caffeine – chất gây rối loạn giấc ngủ.
– Ngâm chân và massage trong nước ấm để giảm bớt tình trạng bị chuột rút khi ngủ.
– Hạn chế uống nước sau 8 giờ tối quá nhiều để không bị đi tiểu đêm.
– Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị mất ngủ quá thường xuyên thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được các y bác sĩ cho uống những bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên an toàn, phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
– Chỉ ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
– Duy trì thói quen ngủ đúng một giờ vào mỗi đêm.
– Ăn uống lành mạnh, tránh rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn quá cay và nóng.
– Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.
– Không nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, tốt nhất chỉ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30-45 phút.
Phụ nữ mang thai bị mất ngủ không còn xa lạ. Trong thời gian thai kỳ cơ thể có nhiều thay đổi dẫn đến hiện tượng này. Vậy liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và cách khắc phục chứng mất ngủ như thế nào?
Nguyên nhân bà bầu bị chứng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ trong thai kỳ và đa số đều có cách khắc phục chứng mất ngủ hiệu quả, thích hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
– Do cơ thể người mang thai thay đổi hormone nội tiết tố, thêm vào đó các tác dụng phụ khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy đã gây ra các chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và cuối cùng là chứng mất ngủ.
– Vị trí ngủ không thoải mái làm cho người mang thai ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy trong từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ cần có những tư thế ngủ phù hợp nhất vừa hỗ trợ giấc ngủ vừa giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
– Giấc ngủ bị xáo trộn do những giấc mơ trong thai kỳ.
– Mẹ bầu bị chuột rút mỗi đêm, bị đau khiến họ không thể chợp mắt được, nhất là vào tam cá nguyệt cuối cùng.
– Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu thường mắc chứng đi tiểu liên tục, điều này cũng dẫn đến hiện tượng mất ngủ trong thời kỳ mang thai.
– Thai nhi chuyển động nhiều, thường xuyên huých mạnh khi mẹ đang ngủ làm mẹ đột ngột tỉnh giấc và khó ngủ lại.
Hiện tượng mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
Hầu hết các mẹ bầu không biết rằng thai nhi ngủ khi mẹ thức và thức khi mẹ ngủ. Chính vì vậy, các mẹ bầu không cần quá lo lắng rằng bệnh mất ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con mình. Hơn nữa thai nhi được bao bọc bởi lớp da, lớp cơ và nước ối bao bọc nên không bị nguyên nhân tiếng ồn gây mất ngủ như mẹ.
Sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng khi hoạt động thường thường ngày của mẹ bị ảnh hưởng khi bị mất ngủ như: cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược, đau đầu, biếng ăn,… Chính vì vậy vẫn cần phải có các cách khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu nếu không trẻ sơ sinh sẽ bị thiếu máu. Đặc biệt trong thời kỳ những tháng cuối thai kỳ nếu mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ ngày sẽ tăng nguy cơ sinh mổ cao và chuyển dạ lâu hơn.
Cách khắc phục chứng mất ngủ ở bà bầu
– Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra.
– Khi đi ngủ nên nằm nghiêng sang trái sẽ giúp lượng máu ở lưu thông trong thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ bầu cũng có thể kê gối hoặc khăn ở bụng để giảm bớt các áp lực.
– Tâm lý luôn trong tình trạng thoải mái, dễ chịu. Không nên lo lắng thái quá trong thời kỳ mang thai. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tập trung thư giãn, có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống điều độ. Nên tránh xa những đồ ăn và thức uống có chứa caffeine – chất gây rối loạn giấc ngủ.
– Ngâm chân và massage trong nước ấm để giảm bớt tình trạng bị chuột rút khi ngủ.
– Hạn chế uống nước sau 8 giờ tối quá nhiều để không bị đi tiểu đêm.
– Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị mất ngủ quá thường xuyên thì nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được các y bác sĩ cho uống những bài thuốc chữa mất ngủ kinh niên an toàn, phù hợp vừa giúp bạn dễ ngủ vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Không xem tivi, đọc sách báo, dùng điện thoại trên giường.
– Chỉ ngủ khi cảm thấy thật buồn ngủ, nghe nhạc để dễ ngủ hơn.
– Duy trì thói quen ngủ đúng một giờ vào mỗi đêm.
– Ăn uống lành mạnh, tránh rượu, bia, cà phê, thuốc lá, thức ăn quá cay và nóng.
– Tập thể dục điều độ, nhất là bộ môn yoga có thể giúp bầu dễ ngủ hơn.
– Không nên có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày, tốt nhất chỉ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30-45 phút.