Hội bác sỹ –
Khảo sát của các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho thấy cứ 100 người có thân hình chuẩn thì đến 77 người mắc những chứng bệnh của người béo bụng như thừa mỡ máu và tăng huyết áp.
Công trình được các bác sĩ thực hiện bằng cách chọn gần 700 người độ tuổi 30- 69 có chỉ số cơ thể BMI nằm trong khoảng trung bình. Người tham gia sau đó được lấy máu lúc đói và sau khi uống nước đường để làm xét nghiệm.
Nhiều người không béo vẫn bị rối loạn chuyển hóa mỡ
“Kết quả cho thấy có 77,8% bị rối loạn chuyển hóa mỡ. Đây được xem là tiền đề của bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tim mạch, ung thư, suy giảm tuổi thọ và chất lượng sống”, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết.
Theo bà Diệp, kết quả trên cho thấy tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid rất phổ biến ở người không thừa cân béo phì (cứ 3 người có thân hình chuẩn thì 2 người mắc chứng này), đặc biệt khả năng bị rối loạn mỡ máu ở nam giới nhiều hơn.
Từ thực trạng người có cơ thể không béo vẫn rối loạn chuyển hóa mỡ, theo bác sĩ Diệp, chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) mà đánh giá tình trạng sức khỏe là không chính xác. “Nhiều người nghĩ mình chưa đến mức phải đi khám hoặc bác sĩ chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể để nhận định đều không chính xác”, bác sĩ Diệp nói.
BMI (Body Mass Index) là chỉ số thường được các bác sĩ sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy không. Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Chỉ số BMI của bạn được tính bằng công thức lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao. Người gầy là khi BMI nhỏ hơn 18,5. Người bình thường từ 18,5 đến 25. Người thừa cân có BMI là 25-30. Người béo – nên giảm cân khi BMI 30 – 40. Rất béo – cần giảm cân ngay nếu BMI trên 40.
(VnExress)
Khảo sát của các bác sĩ Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho thấy cứ 100 người có thân hình chuẩn thì đến 77 người mắc những chứng bệnh của người béo bụng như thừa mỡ máu và tăng huyết áp.
Công trình được các bác sĩ thực hiện bằng cách chọn gần 700 người độ tuổi 30- 69 có chỉ số cơ thể BMI nằm trong khoảng trung bình. Người tham gia sau đó được lấy máu lúc đói và sau khi uống nước đường để làm xét nghiệm.
Nhiều người không béo vẫn bị rối loạn chuyển hóa mỡ
“Kết quả cho thấy có 77,8% bị rối loạn chuyển hóa mỡ. Đây được xem là tiền đề của bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tim mạch, ung thư, suy giảm tuổi thọ và chất lượng sống”, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết.
Theo bà Diệp, kết quả trên cho thấy tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid rất phổ biến ở người không thừa cân béo phì (cứ 3 người có thân hình chuẩn thì 2 người mắc chứng này), đặc biệt khả năng bị rối loạn mỡ máu ở nam giới nhiều hơn.
Từ thực trạng người có cơ thể không béo vẫn rối loạn chuyển hóa mỡ, theo bác sĩ Diệp, chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) mà đánh giá tình trạng sức khỏe là không chính xác. “Nhiều người nghĩ mình chưa đến mức phải đi khám hoặc bác sĩ chỉ căn cứ vào chỉ số khối cơ thể để nhận định đều không chính xác”, bác sĩ Diệp nói.
BMI (Body Mass Index) là chỉ số thường được các bác sĩ sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy không. Nhược điểm duy nhất của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Chỉ số BMI của bạn được tính bằng công thức lấy trọng lượng cơ thể chia cho bình phương chiều cao. Người gầy là khi BMI nhỏ hơn 18,5. Người bình thường từ 18,5 đến 25. Người thừa cân có BMI là 25-30. Người béo – nên giảm cân khi BMI 30 – 40. Rất béo – cần giảm cân ngay nếu BMI trên 40.
(VnExress)