Hội bác sỹ –
Vào những ngày lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh càng trầm trọng hơn.
Chào bác sĩ, em chưa kết hôn và rất hay bị đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng đau bụng kinh càng kinh khủng hơn. Điều này khiến em vô cùng mệt mỏi. Em muốn hỏi bác sĩ tại sao vào những ngày lạnh em lại bị đau bụng kinh nhiều hơn và em nên làm sao để các cơn đau giảm đi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Bạn Huyền Lê thân mến!
Đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
Vào ngày lạnh, mao mạch ở vùng bụng dưới bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn. Ảnh minh họa
Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Những người vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do nhiều khí thải, ăn thực phẩm quá lạnh… cũng dễ bị đau bụng kinh hơn những người khác.
Vào những ngày mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn khó khăn hơn. Điều này gây đảo lộn quá trình tiết dịch ở âm đạo và là nguyên nhân làm cho các cơn đau bụng càng trầm trọng hơn.
Để tránh đau bụng quá mức khi có kinh nguyệt trong những ngày lạnh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, vùng chậu để máu dễ lưu thông và phòng tránh các cơn đau bụng, tránh co cứng, sưng huyết.
– Giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng: Vào mùa lạnh, do mặc nhiều quần áo nên “vùng kín” dễ bị nhiễm khuẩn và đây cũng là tác nhân làm cho các cơn đau trầm trọng. Giữ sạch “vùng kín” sẽ giảm tình trạng này.
– Không vệ sinh “vùng kín” với nước quá nóng: Dùng nước nóng để vệ sinh sẽ đem lại cảm giác dễ chịu nhưng lại dễ gây kích ứng, khô da vùng này và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Không vận động mạnh: Vận động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ sung huyết, co thắt trong tử cung và càng làm các cơn đau trầm trọng hơn.
Bạn hãy chú ý những điều trên để giảm khó chịu mà mình đang gặp vào ngày “đèn đỏ” nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
BS. Hoa Hồng
Vào những ngày lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh càng trầm trọng hơn.
Chào bác sĩ, em chưa kết hôn và rất hay bị đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt. Vào mùa đông, thời tiết lạnh, tình trạng đau bụng kinh càng kinh khủng hơn. Điều này khiến em vô cùng mệt mỏi. Em muốn hỏi bác sĩ tại sao vào những ngày lạnh em lại bị đau bụng kinh nhiều hơn và em nên làm sao để các cơn đau giảm đi. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Huyền Lê)
Trả lời:
Bạn Huyền Lê thân mến!
Đau bụng trong những ngày có kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát: thường gặp ở những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì và kéo dài khoảng 2 – 3 năm. Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều có thể gây đau bụng kinh.
Vào ngày lạnh, mao mạch ở vùng bụng dưới bị tắc nghẽn nên các cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn. Ảnh minh họa
Đau bụng kinh thứ phát có nhiều nguyên nhân gây ra như: lạc nội mạng tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai… cũng có thể gây đau bụng kinh.
Ngoài ra, hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Những người vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm do nhiều khí thải, ăn thực phẩm quá lạnh… cũng dễ bị đau bụng kinh hơn những người khác.
Vào những ngày mùa đông, nhiệt độ ngoài trời thấp, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, hệ thống mao mạch ở vùng bụng dưới có thể bị tắc nghẽn, quá trình tiết dịch nhờn khó khăn hơn. Điều này gây đảo lộn quá trình tiết dịch ở âm đạo và là nguyên nhân làm cho các cơn đau bụng càng trầm trọng hơn.
Để tránh đau bụng quá mức khi có kinh nguyệt trong những ngày lạnh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp khác như:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bụng, vùng chậu để máu dễ lưu thông và phòng tránh các cơn đau bụng, tránh co cứng, sưng huyết.
– Giữ “vùng kín” sạch sẽ, khô thoáng: Vào mùa lạnh, do mặc nhiều quần áo nên “vùng kín” dễ bị nhiễm khuẩn và đây cũng là tác nhân làm cho các cơn đau trầm trọng. Giữ sạch “vùng kín” sẽ giảm tình trạng này.
– Không vệ sinh “vùng kín” với nước quá nóng: Dùng nước nóng để vệ sinh sẽ đem lại cảm giác dễ chịu nhưng lại dễ gây kích ứng, khô da vùng này và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
– Không vận động mạnh: Vận động mạnh sẽ làm tăng nguy cơ sung huyết, co thắt trong tử cung và càng làm các cơn đau trầm trọng hơn.
Bạn hãy chú ý những điều trên để giảm khó chịu mà mình đang gặp vào ngày “đèn đỏ” nhé.
Chúc bạn vui khỏe!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn