Trẻ bú mẹ ít bị hen suyễn


[h=2]Các em bú mẹ ít mắc các vấn đề về đường thở như hen, viêm nhiễm đường hô hấp, theo kết quả một nghiên cứu mới.[/h]Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu về chức năng phổi của trẻ 12 tuổi ở Anh và thống kê xem bao nhiêu em được nuôi bằng sữa mẹ và trong thời gian bao lâu.
Giáo sư Claudia Kuehni, Viện xã hội và Trung tâm Y tế dự phòng tại Đại học Bern, Thụy Sỹ cho biết: "Chúng tôi thấy những em bé được nuôi bằng sữa mẹ có chức năng phổi tốt nhất, kể cả con của những bà mẹ bị hen suyễn".
Theo ông, các số liệu nghiên cứu cũng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp giảm nhiễm trùng đường hô hấp, hen, dị ứng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của phổi.
Bú mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Ảnh: Thiên Chương.
Theo Mirror, các kết quả này càng ủng hộ mạnh mẽ lời khuyên của các chuyên gia y tế là nên nuôi con bằng sữa mẹ, kể cả các bà mẹ bị hen suyễn.
Leanne Metcalf, trợ lý giám đốc một dự án nghiên cứu về hen suyễn ở Anh cho biết, nghiên cứu này chỉ ra có mối tương quan tích cực giữa bú mẹ và sự hoàn thiện chức năng phổi trong giai đoạn đầu đời của trẻ. "Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa rõ vai trò của việc bú mẹ như thế nào tới phổi và bất cứ triệu chứng tiềm ẩn nào của hen suyễn ở giai đoạn trẻ lớn hơn", vị này nói.
Vì nhiều lợi ích từ việc bú mẹ như vậy, Bộ Y tế Anh cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn khuyên nên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
Vương Linh
 

Video: Hướng dẫn cho bé bú đúng cách - cách vỗ hơi

[video]http://www.dinhduong.com.vn/video-clip/detail/huong-dan-cho-be-bu-ung-cach-cach-vo-hoi[/video]
Thời kì bú sữa mẹ có thể là một trong những thời gian tuyệt vời nhất trong thời thơ ấu và cả trong cuộc đời một đứa trẻ.
1. Cách cho trẻ bú
Xin chào, tôi là Julian và đây là một em bé hình nộm. Hôm nay tôi sẽ chỉ cho các bạn cách cho trẻ bú sữa mẹ.
Một trong những điều quan trọng nhất khi cho một em bé bú sữa mẹ là vị trí bế. Có nhiều cách bế em bé khác nhau và dưới đây tôi sẽ trình bày một cách phổ biến hay làm. Tuy nhiên bạn đôi khi cũng muốn đổi tư thế cho thoải mái.
Đây là một cách bế trẻ rất tiện lợi, và sẽ rất tốt nếu bạn dùng một chiếc gối lót phía dưới đây để đỡ bé, làm thế bạn có thể ôm bé trọn được bé một cách an toàn.
Khi bạn bắt đầu thực sự cho trẻ bú sữa mẹ, bạn cần giữ vú thẳng lên , hướng vào miệng em bé. Bạn cần phải đợi cho đến khi em bé thật sự mở miệng trước khi đưa đầu vú vào miệng bé. Bạn cũng có thể cần phải đùa nghịch với môi, cằm và lợi em bé một chút. Điều đó sẽ giúp em bé được thư giãn và sẵn sàng mở miệng ra để bắt đầu bú.
Bây giờ bạn bắt đầu thực sự bơm sữa cho trẻ. Đưa đầu vú áp sát vào miệng bé, vắt một cách nhẹ nhàng. Phải thật nhẹ nhàng, bạn ép nó lại để em bé có một lượng lớn sữa lớn trong miệng. Nó cũng tạo cho bạn sự thoải mái khi bắt đầu cho bé bú.
Như vậy là vú, phần núm vú và càng nhiều diện tích càng tốt, được đặt trong miệng em bé, đi qua đầu phần lợi và thật sự ở ngay vòm trên của miệng bé.
Khi bạn đã đặt vú trong miệng bé như thế, đưa em bé lại gần để bé bú.
Nếu bạn chưa đặt vú vào đúng vị trí, hãy dùng ngón tay bạn nhẹ nhàng mở rộng miệng em bé sao cho không có khí lọt vào miệng bé và rút vú ra và làm lại như thế.
Sau khi bạn cho bé ăn xong, ta nên bắt đầu vỗ hơi cho trẻ để tránh cho trẻ bị đầy hơi.
2. Cách vỗ hơi cho trẻ
Khi được cho bú hoặc cho ăn qua bình, trẻ thường có xu hướng nuốt khí vào khi chúng ăn. Vỗ hơi giúp trẻ ợ khí và tránh cho trẻ bị đầy hơi khó tiêu.
Bạn cần chuẩn bị
Một em bé cần được vỗ hơi khi ăn.
Một hoặc hai miếng lót để vỗ hơi.
Bạn có thể cũng cần thêm một chiếc yếm dãi cho bé.

Bước 1: Khi bạn cho trẻ bú trực tiếp sữa mẹ, vỗ hơi khi trẻ chuyển từ bên vú này sang bên vú kia. Khi bạn cho trẻ ăn bằng bình, vỗ hơi khi trẻ mỗi lần sau khi trẻ ăn được khoảng từ 60 đến 90 mililit sữa. Trong cả hai trường hợp bạn đều có thể vỗ hơi cho trẻ vào cuối bữa ăn.
Chú ý: Trẻ có thể cần được vỗ hơi ngay khi cho ăn. Khi đang cho trẻ ăn, nếu nhận thấy trẻ khóc hoặc không thoải mái, hãy vỗ hơi cho trẻ. Điều này có thể tránh cho trẻ khỏi bị đầy hơi.
Bước 2: Đặt em bé ngồi thẳng dậy trên chân bạn, đối mặt với bạn nhưng hơi nghiêng một chút về một phía. Sau đó xoa nhẹ lưng em bé, chú ý dùng tay để đỡ ngực em bé. Tay trước giữ trẻ chắc chắn còn tay còn lại vỗ đều vào lưng trẻ hoặc xoa lòng bàn tay hay đầu ngón tay thành các vòng tròn quanh lưng trẻ, sử dụng áp lực thích hợp để đẩy không khí ra ngoài.
Chú ý: Khi bạn sử dụng tư thế này, hãy sử dụng một chiếc yếm dãi cho trẻ để tránh cho quần áo và tay bạn khỏi bị bẩn nếu trẻ vô tình bị nôn.
Bước 3: Nếu động tác trên không có tác dụng, hãy đặt một miếng lót dùng để vỗ hơi lên đùi bạn và đặt em bé lên trên miếng lót. Tôi sẽ giải thích thêm về cách này. Cách này giúp nén một áp lực nhẹ nhàng lên trẻ và giúp đẩy không khí ra ngoài khi bạn xoa hoặc vỗ vào lưng trẻ.
Bước 4: Nếu động tác này cũng vẫn không có tác dụng, vắt miếng lót lên vai bạn và bế em bé úp vào đó. Cần đảm bảo luôn luôn giữ đầu và cổ em bé được dựa chắc chắn bằng một tay, tay kia bạn hãy vỗ đều vào lưng bé.
Bước 5: Tất cả những động tác trên chắc hẳn sẽ đem lại kết quả. Và không có động tác nào gây hại cả. Đôi khi cho trẻ ăn bạn cũng có thể thực hiện các động tác khác.
Có thể bạn không biết, khi cho trẻ ăn, trẻ thường bị nôn một ít sữa ra ngoài, tuy nhiên chỉ khoảng một thìa.

Nguồn: dinhduong.com.vn









 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl