Hội bác sỹ –
Không thủng màng nhĩ, vẫn điếc
Cảm nhận âm thanh, tức là nghe được, đòi hỏi sự bình thường về cấu trúc của hệ thống tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phần “tai” mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài chỉ là một phần rất nhỏ của tai ngoài. Và tai ngoài cũng chỉ là một phần rất nhỏ của hệ thống cảm nhận âm thanh này. Bộ phận đầu tiên quyết định đến khả năng nghe là màng nhĩ. Người ta thường bị điếc do thủng lớp màng nhĩ này.
Với tiếng ồn, điều lạ là màng nhĩ không thủng nhưng nạn nhân vẫn bị điếc. Đó là điều đáng ngại nhất mà những người tiếp xúc thụ động với tiếng ồn phải gánh chịu. Mới đây, anh Đ.H.T (42 tuổi, ở H.Văn Lâm, Hưng Yên) rơi vào tình cảnh này, do tiếng ồn từ lao động gây ra. Anh T. làm nghề nông, bị ảnh hưởng bởi tiếng máy cày. Do chỗ anh ngồi điều khiển máy đến chỗ máy phát tiếng ồn không quá 1 m, lại không có phương tiện bảo vệ, chỉ sau 2 năm làm việc, anh thấy tai mình nghe kém, sau đó nghe ù ù, kèm chứng chóng mặt… Bác sĩ Bệnh viện 103 (Hà Nội) chẩn đoán anh T. bị tổn thương hệ thống tai trong do tiếng ồn, với điếc kiểu tiếp nhận mức độ nặng. Theo bác sĩ, dù màng nhĩ của anh không thủng, nhưng chứng điếc của anh rất khó hồi phục.
Nghe, tiếp xúc nhiều, thường xuyên với tiếng ồn quá mức sẽ khiến tai chúng ta bị điếc
Nguy hại của tiếng ồn
Nghe, tiếp xúc nhiều, thường xuyên với tiếng ồn quá mức sẽ khiến tai chúng ta bị điếc. Tiếng ồn có thể gây ra đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi. Ở cấp độ vừa, có nguy cơ bị suy nhược thần kinh, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi kéo dài, khó ngủ, ăn uống giảm sút, dễ cáu gắt, nóng nảy. Ở cấp độ nặng hơn, tiếng ồn gây hư hỏng hệ thống nhận cảm âm thanh và thăng bằng. Người bệnh có thể bị điếc nặng, điếc cả hai tai. Đi kèm với đó là hiện tượng mất thăng bằng, người bệnh hay bị chóng mặt, ù tai, có khi là buồn nôn và nôn.
Tác động lớn nhất của tiếng ồn tới cơ thể là trên hệ thống nhận cảm âm thanh. Sự tác động liên tục, kéo dài, cường độ lớn của tiếng ồn có thể làm chúng ta không thể phục hồi được khả năng nghe như bình thường. Điều này được lý giải là do sóng âm thanh của tiếng ồn làm thoái hóa lớp tế bào biểu mô của màng nhĩ, làm màng nhĩ dày và cứng, thoái hóa hệ thống xương nhỏ li ti trong tai có tác dụng dẫn truyền âm thanh, làm sóng âm thanh không thể truyền được. Và nguy hiểm hơn, sóng âm thanh tiếng ồn tác động làm hủy hoại tế bào lông chuyển, một tế bào tinh vi nhất, quan trọng nhất trong nhận cảm âm thanh và thăng bằng. Tế bào lông chuyển sẽ bị hỏng lông chuyển nên không thể biến đổi sóng âm thanh thành điện thần kinh. Do đó chúng ta không thể nghe được.
Rất tiếc là chúng ta có thể bị tác động từ tiếng ồn từ rất nhiều thứ trong đời sống hằng ngày. Nhân viên trực tổng đài phải nghe âm thanh suốt; nhân viên máy móc cơ khí ở các xưởng công nghiệp; công nhân điều khiển máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông ở các khu xây dựng; người gõ, trống ở các ban nhạc cỡ lớn; chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ các phương tiện đi lại, tàu xe, máy móc…
(Thanh Niên)
Không thủng màng nhĩ, vẫn điếc
Cảm nhận âm thanh, tức là nghe được, đòi hỏi sự bình thường về cấu trúc của hệ thống tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phần “tai” mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài chỉ là một phần rất nhỏ của tai ngoài. Và tai ngoài cũng chỉ là một phần rất nhỏ của hệ thống cảm nhận âm thanh này. Bộ phận đầu tiên quyết định đến khả năng nghe là màng nhĩ. Người ta thường bị điếc do thủng lớp màng nhĩ này.
Với tiếng ồn, điều lạ là màng nhĩ không thủng nhưng nạn nhân vẫn bị điếc. Đó là điều đáng ngại nhất mà những người tiếp xúc thụ động với tiếng ồn phải gánh chịu. Mới đây, anh Đ.H.T (42 tuổi, ở H.Văn Lâm, Hưng Yên) rơi vào tình cảnh này, do tiếng ồn từ lao động gây ra. Anh T. làm nghề nông, bị ảnh hưởng bởi tiếng máy cày. Do chỗ anh ngồi điều khiển máy đến chỗ máy phát tiếng ồn không quá 1 m, lại không có phương tiện bảo vệ, chỉ sau 2 năm làm việc, anh thấy tai mình nghe kém, sau đó nghe ù ù, kèm chứng chóng mặt… Bác sĩ Bệnh viện 103 (Hà Nội) chẩn đoán anh T. bị tổn thương hệ thống tai trong do tiếng ồn, với điếc kiểu tiếp nhận mức độ nặng. Theo bác sĩ, dù màng nhĩ của anh không thủng, nhưng chứng điếc của anh rất khó hồi phục.
Nghe, tiếp xúc nhiều, thường xuyên với tiếng ồn quá mức sẽ khiến tai chúng ta bị điếc
Nguy hại của tiếng ồn
Nghe, tiếp xúc nhiều, thường xuyên với tiếng ồn quá mức sẽ khiến tai chúng ta bị điếc. Tiếng ồn có thể gây ra đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi. Ở cấp độ vừa, có nguy cơ bị suy nhược thần kinh, người bệnh lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi kéo dài, khó ngủ, ăn uống giảm sút, dễ cáu gắt, nóng nảy. Ở cấp độ nặng hơn, tiếng ồn gây hư hỏng hệ thống nhận cảm âm thanh và thăng bằng. Người bệnh có thể bị điếc nặng, điếc cả hai tai. Đi kèm với đó là hiện tượng mất thăng bằng, người bệnh hay bị chóng mặt, ù tai, có khi là buồn nôn và nôn.
Tác động lớn nhất của tiếng ồn tới cơ thể là trên hệ thống nhận cảm âm thanh. Sự tác động liên tục, kéo dài, cường độ lớn của tiếng ồn có thể làm chúng ta không thể phục hồi được khả năng nghe như bình thường. Điều này được lý giải là do sóng âm thanh của tiếng ồn làm thoái hóa lớp tế bào biểu mô của màng nhĩ, làm màng nhĩ dày và cứng, thoái hóa hệ thống xương nhỏ li ti trong tai có tác dụng dẫn truyền âm thanh, làm sóng âm thanh không thể truyền được. Và nguy hiểm hơn, sóng âm thanh tiếng ồn tác động làm hủy hoại tế bào lông chuyển, một tế bào tinh vi nhất, quan trọng nhất trong nhận cảm âm thanh và thăng bằng. Tế bào lông chuyển sẽ bị hỏng lông chuyển nên không thể biến đổi sóng âm thanh thành điện thần kinh. Do đó chúng ta không thể nghe được.
Rất tiếc là chúng ta có thể bị tác động từ tiếng ồn từ rất nhiều thứ trong đời sống hằng ngày. Nhân viên trực tổng đài phải nghe âm thanh suốt; nhân viên máy móc cơ khí ở các xưởng công nghiệp; công nhân điều khiển máy ủi, máy xúc, máy trộn bê tông ở các khu xây dựng; người gõ, trống ở các ban nhạc cỡ lớn; chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ các phương tiện đi lại, tàu xe, máy móc…
(Thanh Niên)