Hội bác sỹ –
Bạn có thể phát hiện tất cả mọi thứ từ bệnh tiểu đường đến thiếu hụt dinh dưỡng chỉ bằng cách kiểm tra bàn chân”, Jane Andersen – Chủ tịch Hiệp hội Nữ bác sĩ chỉnh hình bàn chân Mỹ và là phát ngôn viên Hiệp hội Y khoa về Chân, khẳng định như vậy. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên lưu ý những biểu hiện bất thường sau đây nơi “gót ngà” và sớm gặp bác sĩ để tư vấn điều trị.
Bạn có thể phát hiện tất cả mọi thứ từ bệnh tiểu đường đến thiếu hụt dinh dưỡng chỉ bằng cách kiểm tra bàn chân
1. Bàn chân hay ngón chân không có lông
Tình trạng máu lưu thông kém, nguyên nhân có thể do bệnh tim mạch. Khi tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.
Một số triệu chứng khác là khi ấn tay trên mu bàn chân hay phía dưới mắt cá, hoặc da bàn chân ửng đỏ khi đứng và chuyển sang tái nhợt khi nhấc chân lên.
Giải pháp: Nhờ bác sĩ tư vấn cách kiểm soát sức khỏe mạch máu.
2. Móng chân trũng xuống
Nếu thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do các tế bào máu không có đủ hemoglobin, một loại prôtêin giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy. Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu.
Bạn cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt qua các triệu chứng như: Da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân đều tái nhợt, hay lạnh chân, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Giải pháp: Trước hết bạn cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân, sau đó dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung chất sắt và vitamin C.
3. Thường xuyên bị chuột rút
Hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra do cơ bị co rút mạnh trong quá trình tập thể dục hay cơ thể bị mất nước. Nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên, trong chốc lát hay từng cơn đau kéo dài, thì ta nên nghĩ chế độ ăn của mình đang thiếu các khoáng chất như canxi, kali, hoặc magiê.
Giải pháp: Tốt nhất là nên phòng ngừa, bằng cách co duỗi bàn chân trước khi đi ngủ và uống một ly sữa ấm để bổ sung canxi.
Thường xuyên bị chuột rút nên bổ sung thêm canxi
4. Vết thương lâu lành
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là nồng độ đường trong máu cao dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bàn chân khiến các vết xước, vết đứt nhỏ cũng khó liền miệng, nhất là ở những người không biết mình có bệnh. Nếu không được điều trị, các vết loét có thể bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến đoạn chi.
Giải pháp: Chăm sóc kỹ vết thương ở bàn chân mỗi ngày và cần kiểm tra sức khỏe sau ba tháng một.
5. Lạnh chân
Thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 40 tuổi. Đây có thể là biểu lộ của bệnh về tuyến giáp, bộ phận có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự trao đổi chất. Bên cạnh đó, suy giảm tuần hoàn máu cũng có thể là nguyên nhân làm chân hay bị lạnh (ở cả nam và nữ). Tuy nhiên, tình trạng suy giảm hoạt động ở tuyến giáp rất khó nhận biết, bởi nó có thể biểu hiện bằng các triệu chứng khác như mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, da khô.
Giải pháp: Đến bác sĩ kiểm tra và điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng tất để giữ ấm đôi chân.
6. Móng chân dày, ố vàng và xấu xí
Dấu hiệu bị nhiễm nấm ở móng chân. Dễ bị nhất là những người bệnh tiểu đường, có vấn đề tuần hoàn máu hoặc suy giảm miễn dịch (như viêm khớp dạng thấp).
Giải pháp: Đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị.
Ngón chân cái đột nhiên to ra cảnh báo bệnh gút
7. Ngón chân cái đột nhiên to ra
Có thể bạn đã mắc bệnh gút. Đây là một dạng viêm khớp do tình trạng thừa axít uric trong cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông trung niên và phụ nữ mãn kinh.
Giải pháp: Rà soát lại chế độ ăn uống, hạn chế dùng bia, rượu, các chất kích thích như cà phê, ớt, thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản.
8. Tê cả hai chân
Mất cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.
Giải pháp: Khuyến cáo tốt nhất dành cho mọi người là nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân…
(Theo Nông nghiệp)
Bạn có thể phát hiện tất cả mọi thứ từ bệnh tiểu đường đến thiếu hụt dinh dưỡng chỉ bằng cách kiểm tra bàn chân”, Jane Andersen – Chủ tịch Hiệp hội Nữ bác sĩ chỉnh hình bàn chân Mỹ và là phát ngôn viên Hiệp hội Y khoa về Chân, khẳng định như vậy. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên lưu ý những biểu hiện bất thường sau đây nơi “gót ngà” và sớm gặp bác sĩ để tư vấn điều trị.
Bạn có thể phát hiện tất cả mọi thứ từ bệnh tiểu đường đến thiếu hụt dinh dưỡng chỉ bằng cách kiểm tra bàn chân
1. Bàn chân hay ngón chân không có lông
Tình trạng máu lưu thông kém, nguyên nhân có thể do bệnh tim mạch. Khi tim giảm khả năng bơm máu đến các chi do chứng bệnh xơ vữa động mạch (thành động mạch tích tụ mỡ làm cản trở dòng máu), cơ thể phải ưu tiên sử dụng nguồn máu nên lông ở bàn chân bị mất nguồn sống.
Một số triệu chứng khác là khi ấn tay trên mu bàn chân hay phía dưới mắt cá, hoặc da bàn chân ửng đỏ khi đứng và chuyển sang tái nhợt khi nhấc chân lên.
Giải pháp: Nhờ bác sĩ tư vấn cách kiểm soát sức khỏe mạch máu.
2. Móng chân trũng xuống
Nếu thấy móng chân có dấu hiệu bị lõm xuống như hình chiếc muỗng, bạn có thể đang thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là do các tế bào máu không có đủ hemoglobin, một loại prôtêin giàu sắt trong huyết cầu có chức năng đưa khí ôxy. Tình trạng xuất huyết nội (viêm loét bên trong cơ thể) hoặc mất nhiều máu trong những ngày “đèn đỏ” cũng dẫn tới thiếu máu.
Bạn cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu do thiếu sắt qua các triệu chứng như: Da và nền móng ở cả ngón tay và ngón chân đều tái nhợt, hay lạnh chân, mệt mỏi, thở gấp, chóng mặt khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.
Giải pháp: Trước hết bạn cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân, sau đó dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung chất sắt và vitamin C.
3. Thường xuyên bị chuột rút
Hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra do cơ bị co rút mạnh trong quá trình tập thể dục hay cơ thể bị mất nước. Nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên, trong chốc lát hay từng cơn đau kéo dài, thì ta nên nghĩ chế độ ăn của mình đang thiếu các khoáng chất như canxi, kali, hoặc magiê.
Giải pháp: Tốt nhất là nên phòng ngừa, bằng cách co duỗi bàn chân trước khi đi ngủ và uống một ly sữa ấm để bổ sung canxi.
Thường xuyên bị chuột rút nên bổ sung thêm canxi
4. Vết thương lâu lành
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là nồng độ đường trong máu cao dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bàn chân khiến các vết xước, vết đứt nhỏ cũng khó liền miệng, nhất là ở những người không biết mình có bệnh. Nếu không được điều trị, các vết loét có thể bị nhiễm trùng, thậm chí dẫn đến đoạn chi.
Giải pháp: Chăm sóc kỹ vết thương ở bàn chân mỗi ngày và cần kiểm tra sức khỏe sau ba tháng một.
5. Lạnh chân
Thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 40 tuổi. Đây có thể là biểu lộ của bệnh về tuyến giáp, bộ phận có chức năng điều hòa thân nhiệt và sự trao đổi chất. Bên cạnh đó, suy giảm tuần hoàn máu cũng có thể là nguyên nhân làm chân hay bị lạnh (ở cả nam và nữ). Tuy nhiên, tình trạng suy giảm hoạt động ở tuyến giáp rất khó nhận biết, bởi nó có thể biểu hiện bằng các triệu chứng khác như mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, da khô.
Giải pháp: Đến bác sĩ kiểm tra và điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng tất để giữ ấm đôi chân.
6. Móng chân dày, ố vàng và xấu xí
Dấu hiệu bị nhiễm nấm ở móng chân. Dễ bị nhất là những người bệnh tiểu đường, có vấn đề tuần hoàn máu hoặc suy giảm miễn dịch (như viêm khớp dạng thấp).
Giải pháp: Đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị.
Ngón chân cái đột nhiên to ra cảnh báo bệnh gút
7. Ngón chân cái đột nhiên to ra
Có thể bạn đã mắc bệnh gút. Đây là một dạng viêm khớp do tình trạng thừa axít uric trong cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là đàn ông trung niên và phụ nữ mãn kinh.
Giải pháp: Rà soát lại chế độ ăn uống, hạn chế dùng bia, rượu, các chất kích thích như cà phê, ớt, thức ăn nhiều đạm như thịt đỏ, phủ tạng động vật, hải sản.
8. Tê cả hai chân
Mất cảm giác hay thấy như bị châm chích nơi bàn chân là cách cơ thể báo động cho bạn biết đó là triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi hay hệ thần kinh ngoại vi đã bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường, lạm dụng rượu hoặc liệu pháp xạ trị (chữa ung thư) là thủ phạm chính dẫn đến căn bệnh này.
Giải pháp: Khuyến cáo tốt nhất dành cho mọi người là nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân…
(Theo Nông nghiệp)