Hội bác sỹ –
Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Nó có thể khiến cho dịch âm đạo ra nhiều và có mùi khó chịu.
Chào bác sĩ, em muốn hỏi, dịch âm đạo của em có mùi gây khó chịu, khó thở thì có nguy hiểm hay không? Em đã có gia đình, “chuyện vợ chồng” cũng đều đặn. Bình thường, em rất chú ý vệ sinh “vùng kín”, nhất là sau khi có quan hệ tình dục. Tháng này, sau khi hết kinh vài ngày em thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn và có mùi rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi, em có nguy cơ bị bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Bạn Thanh Hải thân mến!
Dịch âm đạo là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Nó giúp đào thải chất bẩn ra khỏi âm đạo, giúp tinh trùng bơi dễ dàng vào bên trong để thụ tinh… Vào những ngày xung quanh ngày rụng trứng, dịch âm đạo càng tăng. Tuy nhiên, dịch âm đạo chỉ được coi là bình thường khi có màu trong suốt đến trắng sữa và không có mùi. Nếu khí hư có dấu hiệu khác thường, ví dụ như có màu, nhất là có những mùi khó chịu bất thường, thì rất có thể chị em đang mắc một bệnh nào đó về phụ khoa, có thể là viêm âm đạo, viêm vùng chậu hay nhiễm nấm âm đạo.
Biểu hiện chung của các bệnh này thường là ngứa âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi, ngứa…
Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Nó có thể khiến cho dịch âm đạo ra nhiều và có mùi khó chịu. Ảnh minh họa
Trong trường hợp của bạn, dịch âm đạo có mùi khó chịu, gây khó thở thì nhiều khả năng bạn bị nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Bạn có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện như khí hư tiết ra trên quần lót giống như pho-mát và có mùi hôi rất khó chịu, sưng tấy âm hộ…
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các mùi rất khó phân biệt hoặc có thể lẫn lộn do bạn bị nhiều triệu chứng viêm cùng lúc.
Tốt nhất, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Nó có thể khiến cho dịch âm đạo ra nhiều và có mùi khó chịu.
Chào bác sĩ, em muốn hỏi, dịch âm đạo của em có mùi gây khó chịu, khó thở thì có nguy hiểm hay không? Em đã có gia đình, “chuyện vợ chồng” cũng đều đặn. Bình thường, em rất chú ý vệ sinh “vùng kín”, nhất là sau khi có quan hệ tình dục. Tháng này, sau khi hết kinh vài ngày em thấy dịch âm đạo ra nhiều hơn và có mùi rất khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi, em có nguy cơ bị bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Thanh Hải)
Trả lời:
Bạn Thanh Hải thân mến!
Dịch âm đạo là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Nó giúp đào thải chất bẩn ra khỏi âm đạo, giúp tinh trùng bơi dễ dàng vào bên trong để thụ tinh… Vào những ngày xung quanh ngày rụng trứng, dịch âm đạo càng tăng. Tuy nhiên, dịch âm đạo chỉ được coi là bình thường khi có màu trong suốt đến trắng sữa và không có mùi. Nếu khí hư có dấu hiệu khác thường, ví dụ như có màu, nhất là có những mùi khó chịu bất thường, thì rất có thể chị em đang mắc một bệnh nào đó về phụ khoa, có thể là viêm âm đạo, viêm vùng chậu hay nhiễm nấm âm đạo.
Biểu hiện chung của các bệnh này thường là ngứa âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi, ngứa…
Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Nó có thể khiến cho dịch âm đạo ra nhiều và có mùi khó chịu. Ảnh minh họa
Trong trường hợp của bạn, dịch âm đạo có mùi khó chịu, gây khó thở thì nhiều khả năng bạn bị nhiễm nấm âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Bạn có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện như khí hư tiết ra trên quần lót giống như pho-mát và có mùi hôi rất khó chịu, sưng tấy âm hộ…
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các mùi rất khó phân biệt hoặc có thể lẫn lộn do bạn bị nhiều triệu chứng viêm cùng lúc.
Tốt nhất, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo Afamily.vn