Hội bác sỹ –
Đa số trường hợp bị quá kích buồng trứng sẽ tự khỏi hoàn toàn nhưng cũng có vài trường hợp diễn tiến nặng và có thể tử vong nếu không can thiệp đúng mức.
Em nghe nói nếu kích trứng để có em bé thì dễ dẫn đến quá kích buồng trứng. Mà như vậy thì sẽ nhanh hết trứng dữ trữ và khó có con sau này. Bác sĩ cho em hỏi có đúng như vậy không? Em đang bị hiếm muộn, bác sĩ nói phải kích trứng nhưng em lo lắng như vậy nên chưa dám làm. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
Trả lời:
Bạn Phương Hoa thân mến!
Trong một số trường hợp trứng của người phụ nữ không đảm bảo chất lượng hoặc không phát triển, bác sĩ sẽ phải tiến hành kích trứng để thụ thai. Đây là một trong những biện pháp điều trị vô sinh phổ biến. Tuy nhiên, đúng như bạn nói, một trong những tác dụng phụ của kích trứng là quá kích buồng trứng.
Hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT) được định nghĩa là sự gia tăng kích thước buồng trứng xảy ra đồng thời với tình trạng cô đặc máu kèm tràn dịch các khoang cơ thể (màng bụng, màng tim, màng phổi…) và rối loạn huyết động học.
Một trong những tác dụng phụ của kích trứng là quá kích buồng trứng. Ảnh minh họa
Triệu chứng ban đầu thường gặp là cảm giác căng tức vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó thở. Khám lâm sàng có các dấu hiệu như tăng cân nhanh, buồng trứng to và nhiều nang, thiểu niệu hay vô niệu, cô đặc máu (Hct 45 – 55%), báng bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, rối loạn nước điện giải (tăng Kali, giảm Natri)… Các triệu chứng có thể rầm rộ nhưng thường tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày và có thể trở nặng nếu bệnh nhân mang thai do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.
Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ QKBT: Quá trẻ; Nhẹ cân; Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); Dùng gonadotropin ngoại sinh liều cao; Nồng độ estradiol huyết thanh cao hoặc tăng nhanh; Có tiền sử quá kích buồng trứng… Ngoài ra, nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với số lượng nang noãn phát triển, số nang chọc hút được trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản…
Đa số trường hợp bị quá kích buồng trứng sẽ tự khỏi hoàn toàn nhưng cũng có vài trường hợp diễn tiến nặng và có thể tử vong nếu không can thiệp đúng mức. Quá kích buồng trứng nặng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu ít hoặc vô niệu (không có nước tiểu trong bàng quang), nôn mửa liên tục, khó thở, dịch ổ bụng nhiều, buồng trứng căng to, dịch tràn màng phổi, màng tim. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn đông máu và thuyên tắc mạch do huyết khối, gặp phải hội chứng suy hô hấp cấp, suy giảm chức năng gan.
Vì vậy, các bác sĩ sẽ phải rất cân nhắc về tình trạng sức khỏe của bạn rồi mới quyết định cho bạn kích trứng hay không. Bạn không nên quá lo lắng về chuyện sẽ hết trứng vì bạn còn trẻ, lượng trứng dự trữ còn nhiều. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm kiểm tra lượng trứng dự trữ. Bạn hãy chú ý sức khỏe để tránh những biến chứng nếu không may bị quá kích buồng trứng như trên.
Tốt nhất, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần thông báo nếu có bất kì bất thường nào xảy ra.
Chúc bạn sớm có em bé!
BS. Hoa Hồng
Đa số trường hợp bị quá kích buồng trứng sẽ tự khỏi hoàn toàn nhưng cũng có vài trường hợp diễn tiến nặng và có thể tử vong nếu không can thiệp đúng mức.
Em nghe nói nếu kích trứng để có em bé thì dễ dẫn đến quá kích buồng trứng. Mà như vậy thì sẽ nhanh hết trứng dữ trữ và khó có con sau này. Bác sĩ cho em hỏi có đúng như vậy không? Em đang bị hiếm muộn, bác sĩ nói phải kích trứng nhưng em lo lắng như vậy nên chưa dám làm. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!
(Phương Hoa)
Trả lời:
Bạn Phương Hoa thân mến!
Trong một số trường hợp trứng của người phụ nữ không đảm bảo chất lượng hoặc không phát triển, bác sĩ sẽ phải tiến hành kích trứng để thụ thai. Đây là một trong những biện pháp điều trị vô sinh phổ biến. Tuy nhiên, đúng như bạn nói, một trong những tác dụng phụ của kích trứng là quá kích buồng trứng.
Hội chứng quá kích buồng trứng (HCQKBT) được định nghĩa là sự gia tăng kích thước buồng trứng xảy ra đồng thời với tình trạng cô đặc máu kèm tràn dịch các khoang cơ thể (màng bụng, màng tim, màng phổi…) và rối loạn huyết động học.
Một trong những tác dụng phụ của kích trứng là quá kích buồng trứng. Ảnh minh họa
Triệu chứng ban đầu thường gặp là cảm giác căng tức vùng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó thở. Khám lâm sàng có các dấu hiệu như tăng cân nhanh, buồng trứng to và nhiều nang, thiểu niệu hay vô niệu, cô đặc máu (Hct 45 – 55%), báng bụng, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi, rối loạn nước điện giải (tăng Kali, giảm Natri)… Các triệu chứng có thể rầm rộ nhưng thường tự hồi phục trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày và có thể trở nặng nếu bệnh nhân mang thai do nồng độ hCG trong máu tăng nhanh.
Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ QKBT: Quá trẻ; Nhẹ cân; Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); Dùng gonadotropin ngoại sinh liều cao; Nồng độ estradiol huyết thanh cao hoặc tăng nhanh; Có tiền sử quá kích buồng trứng… Ngoài ra, nguy cơ này tăng tỉ lệ thuận với số lượng nang noãn phát triển, số nang chọc hút được trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản…
Đa số trường hợp bị quá kích buồng trứng sẽ tự khỏi hoàn toàn nhưng cũng có vài trường hợp diễn tiến nặng và có thể tử vong nếu không can thiệp đúng mức. Quá kích buồng trứng nặng có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu ít hoặc vô niệu (không có nước tiểu trong bàng quang), nôn mửa liên tục, khó thở, dịch ổ bụng nhiều, buồng trứng căng to, dịch tràn màng phổi, màng tim. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị rối loạn đông máu và thuyên tắc mạch do huyết khối, gặp phải hội chứng suy hô hấp cấp, suy giảm chức năng gan.
Vì vậy, các bác sĩ sẽ phải rất cân nhắc về tình trạng sức khỏe của bạn rồi mới quyết định cho bạn kích trứng hay không. Bạn không nên quá lo lắng về chuyện sẽ hết trứng vì bạn còn trẻ, lượng trứng dự trữ còn nhiều. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm kiểm tra lượng trứng dự trữ. Bạn hãy chú ý sức khỏe để tránh những biến chứng nếu không may bị quá kích buồng trứng như trên.
Tốt nhất, bạn nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và cần thông báo nếu có bất kì bất thường nào xảy ra.
Chúc bạn sớm có em bé!
BS. Hoa Hồng
Theo Afamily.vn