Hội bác sỹ –
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu xuất phát từ ô nhiễm không khí trong nhà.
Khi chồng con bị sổ mũi, hắt hơi hoặc húng hắng ho, nhiều chị em thường nghĩ do khói bụi ô nhiễm ngoài đường sá, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Để hạn chế hít phải khói bụi khi di chuyển ngoài đường, tránh lây bệnh qua đường hô hấp ở những nơi công cộng như bệnh viện, đường phố…, nhiều người thường trang bị khẩu trang loại tốt mỗi khi ra đường.
Phòng ngủ cũng ẩn chứa nguy cơ ô nhiễm không khí
Thực tế ít ai ngờ là ngay trong phòng ngủ cũng ấn chứa nguy cơ ô nhiễm không khí. Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), bụi và nhiều loại vi khuẩn gây hại ẩn chứa ở rất nhiều nơi không ngờ đến trong nhà: trên bề mặt các vật dụng, trong các sợi cotton trong gối, chăn, tấm trải giường, trong không khí, được sản sinh ngay cả từ bếp nướng, khói thuốc hay sự thiếu thông hơi trong ngôi nhà… Ở nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng tai.
Theo đó, dù bạn lau chùi sàn nhà thật sạch, thậm chí bằng các loại nước sát trùng, hút bụi kỹ ở cả những khe nhỏ nhất như gầm bàn, gầm tủ… thì bụi, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng vẫn luôn tồn tại lơ lửng trong không khí, trên đồ dùng quen thuộc hằng ngày. Đó cũng chính là nơi trú ngụ của mầm bệnh, ô nhiễm không khí trong nhà, gây nguy hiểm sức khỏe cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em, người già, người bị đau ốm.
Thống kê của EPA cho thấy cứ mỗi 6 phòng trong nhà (tương đương 457m2) thì có khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm, và trong bụi tồn tại vô số loại vi khuẩn độc hại. Tổ chức này cho biết, người dành thời gian ở nhà nhiều (từ 65% đến 90% thời gian) như trẻ nhỏ, người già, người bệnh… có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà rất cao.
(Theo VNE)
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu xuất phát từ ô nhiễm không khí trong nhà.
Khi chồng con bị sổ mũi, hắt hơi hoặc húng hắng ho, nhiều chị em thường nghĩ do khói bụi ô nhiễm ngoài đường sá, dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Để hạn chế hít phải khói bụi khi di chuyển ngoài đường, tránh lây bệnh qua đường hô hấp ở những nơi công cộng như bệnh viện, đường phố…, nhiều người thường trang bị khẩu trang loại tốt mỗi khi ra đường.
Phòng ngủ cũng ẩn chứa nguy cơ ô nhiễm không khí
Thực tế ít ai ngờ là ngay trong phòng ngủ cũng ấn chứa nguy cơ ô nhiễm không khí. Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), bụi và nhiều loại vi khuẩn gây hại ẩn chứa ở rất nhiều nơi không ngờ đến trong nhà: trên bề mặt các vật dụng, trong các sợi cotton trong gối, chăn, tấm trải giường, trong không khí, được sản sinh ngay cả từ bếp nướng, khói thuốc hay sự thiếu thông hơi trong ngôi nhà… Ở nhà có người lớn hút thuốc, không khí độc hại đến mức trẻ em sẽ có nguy cơ rất cao bị hen suyễn, viêm phổi, nhiễm trùng tai.
Theo đó, dù bạn lau chùi sàn nhà thật sạch, thậm chí bằng các loại nước sát trùng, hút bụi kỹ ở cả những khe nhỏ nhất như gầm bàn, gầm tủ… thì bụi, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng vẫn luôn tồn tại lơ lửng trong không khí, trên đồ dùng quen thuộc hằng ngày. Đó cũng chính là nơi trú ngụ của mầm bệnh, ô nhiễm không khí trong nhà, gây nguy hiểm sức khỏe cho các thành viên, đặc biệt là trẻ em, người già, người bị đau ốm.
Thống kê của EPA cho thấy cứ mỗi 6 phòng trong nhà (tương đương 457m2) thì có khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm, và trong bụi tồn tại vô số loại vi khuẩn độc hại. Tổ chức này cho biết, người dành thời gian ở nhà nhiều (từ 65% đến 90% thời gian) như trẻ nhỏ, người già, người bệnh… có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà rất cao.
(Theo VNE)