Hội bác sỹ –
Chào bác sĩ, dạo gần đây vì áp lực công việc nên đôi khi em hay bị chóng mặt nhẹ. Nghĩ là do áp lực nên em đã dành thời gian ngủ nghỉ đều độ và bổ sung dinh dưỡng. Em thấy rõ tình trạng chóng mặt đã thuyên giảm tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn diễn ra.Thưa bác sĩ tình trạng này có phải do thiếu máu gây nên không và em phải làm gì?
ThS-BS Nguyễn Ảnh Đạt, Chuyên khoa Nội Thần Kinh, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare:
Chào em,
Chứng chóng mặt của em có thể do 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Thứ nhất: Làm việc nhiều trên máy vi tính khiến các cơ mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mỏi mắt. Em cần thường xuyên thay đổi tầm nhìn xa-gần và tập các môn cầu như cầu lông, bóng bàn, tennis… để vận động cơ mắt.
– Nguyên nhân thứ hai là hạ áp thế đứng, liên quan đến sự mất cân bằng hoạt động của hệ thần kinh thực vật trong điều hòa huyết áp. Tình trạng xảy ra khi thay đổi sang tư thế đứng đột ngột hay khi đứng/ngồi lâu. Cần bù đủ nước điện giải (muối hay kali trong trái cây như nước dừa,…), thường xuyên vận động hai chân, tránh đứng/ngồi lâu, đổi sang tư thế đứng chậm rãi hơn và thực hành một số bài tập yoga…
– Thứ ba: Tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng lâu khiến tốc độ dẫn truyền từ tiền đình đến tiểu não chậm lại gây rối loạn thăng bằng. Giấc ngủ tốt có thể giúp cơ thể tái lập cân bằng.
Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp kể trên mà tình trạng không thuyên giảm, em cần khám chuyên khoa nội thần kinh để được điều trị bệnh lý.
Chào bác sĩ, dạo gần đây vì áp lực công việc nên đôi khi em hay bị chóng mặt nhẹ. Nghĩ là do áp lực nên em đã dành thời gian ngủ nghỉ đều độ và bổ sung dinh dưỡng. Em thấy rõ tình trạng chóng mặt đã thuyên giảm tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn diễn ra.Thưa bác sĩ tình trạng này có phải do thiếu máu gây nên không và em phải làm gì?
Bảo Trân (Đồng Nai)
ThS-BS Nguyễn Ảnh Đạt, Chuyên khoa Nội Thần Kinh, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare:
Chào em,
Chứng chóng mặt của em có thể do 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Thứ nhất: Làm việc nhiều trên máy vi tính khiến các cơ mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mỏi mắt. Em cần thường xuyên thay đổi tầm nhìn xa-gần và tập các môn cầu như cầu lông, bóng bàn, tennis… để vận động cơ mắt.
– Nguyên nhân thứ hai là hạ áp thế đứng, liên quan đến sự mất cân bằng hoạt động của hệ thần kinh thực vật trong điều hòa huyết áp. Tình trạng xảy ra khi thay đổi sang tư thế đứng đột ngột hay khi đứng/ngồi lâu. Cần bù đủ nước điện giải (muối hay kali trong trái cây như nước dừa,…), thường xuyên vận động hai chân, tránh đứng/ngồi lâu, đổi sang tư thế đứng chậm rãi hơn và thực hành một số bài tập yoga…
– Thứ ba: Tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng lâu khiến tốc độ dẫn truyền từ tiền đình đến tiểu não chậm lại gây rối loạn thăng bằng. Giấc ngủ tốt có thể giúp cơ thể tái lập cân bằng.
Sau khi thực hiện tất cả các biện pháp kể trên mà tình trạng không thuyên giảm, em cần khám chuyên khoa nội thần kinh để được điều trị bệnh lý.
Theo nld.com.vn