Hội bác sỹ –
Người ta ước tính có tới 40% số bệnh nhân bị đột qụy do nắng nóng tử vong do có tổn thương não bộ và con số này mỗi năm đều tăng lên vào mùa nắng nóng. Trong khi các biện pháp điều trị đột qụy do nắng nóng chỉ là biện pháp “chữa cháy” thì việc dự phòng lại hết sức đơn giản, dễ thực hiện.
Các mức độ bệnh lý do nắng nóng
Khi làm việc, tập luyện, di chuyển lâu dưới trời nắng nóng, cơ thể con người sẽ có nguy cơ bị thương tổn. Có nhiều mức độ thương tổn do nắng nóng gây ra như say nắng nóng xảy khi làm việc ở môi trường có nhiệt độ > 32,2 độ C trở lên trong 3 – 4 ngày liên tiếp; Ngất xỉu, phù, chuột rút, cơn tetany do nắng nóng; Stress do nắng nóng là cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, nặng nề không thoải mái do phải làm việc ở môi trường nắng nóng quá lâu; Kiệt sức do nắng nóng bao gồm các mức độ từ nhẹ đến nặng với biểu hiện khát nước nhiều, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, choáng ngất. Kiệt sức do nắng nóng chủ yếu do mất nước mất muối nhiều và cuối cùng là đột qụy do nắng nóng, trên lâm sàng là một tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C kèm theo da nóng, khô với các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật, thậm chí hôn mê.
Nắng nóng có thể dẫn đến kiệt sức
Làm gì để phòng tránh tác hại do nắng nóng?
Uống nhiều nước
Có thể phòng chống tác hại do nắng nóng bằng một số biện pháp tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Uống nhiều nước lọc với số lượng khoảng 2 lít/ngày hoặc hơn. Nếu bạn làm việc ở nơi có nguy cơ mất nhiều nước qua đường mồ hôi thì có thể uống nhiều hơn. Bạn có thể bổ sung lượng nước trước khi làm việc mà không nhất thiết đợi đến khi khát mới uống. Không nên uống nhiều nước ngọt vì loại nước này có thể làm cho cơ thể dễ mất nước hơn. Cũng không nên uống quá nhiều các loại nước có chứa cafein, các loại nước có gas, chất uống có cồn… vì các loại nước này làm tim đập nhanh, huyết áp tăng, mệt mỏi, gây giãn mạch dưới da, tiểu nhiều khiến cho cơ thể dễ mất nước và làm tăng thân nhiệt.
Trong mồ hôi cũng có một lượng muối đáng kể (nhất là những người bị “mồ hôi muối”) nên khi ra mồ hôi nhiều cũng có thể kèm theo mất muối. Vì vậy, nếu có nước bổ sung muối như nước khoáng mặn cũng giúp cơ thể điều chỉnh tốt lượng nước và điện giải giúp chống mệt mỏi trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nước đá có thể làm hạ nhiệt tạm thời và nhanh chóng nhưng cũng không nên lạm dụng bởi uống nhiều có thể gây triệu chứng cồn cào, khó chịu vùng thượng vị cũng như dễ gây viêm họng cấp do lạnh.
Nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng, chú ý mặc quần áo rộng, vải bông nhẹ dễ hấp thụ mồ hôi và cách nhiệt tốt. Màu sắc quần áo nên chọn màu trắng hoặc màu dịu, không nên mặc các màu hấp thụ nhiệt tốt như màu đen, màu sẫm, màu đỏ… Mang đủ mũ nón, kính râm, ô… khi đi ra ngoài nắng.
Nếu phải làm việc hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, nên chủ động có những khoảng nghỉ giải lao từ 15 – 20 phút tại những nơi mát mẻ thoáng đãng, uống đủ nước cho cơ thể hồi phục. Tránh làm việc liên tục dễ bị kiệt sức, đột qụy do nắng nóng.
Vào những ngày nắng nóng, nên thay đổi thời gian làm việc cho những người phải làm việc ở ngoài trời. Làm việc sớm vào buổi sáng và muộn về buổi chiều. Không nên làm việc ngoài trời nắng nóng khi cơ thể mệt mỏi, đang bị các bệnh mạn tính, phụ nữ đang trong ngày “đèn đỏ” hoặc có thai. Người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng do nắng nóng nên càng phải được đặc biệt chú ý.
Cần uống đủ nước trong những ngày nắng nóng
Cải thiện môi trường làm việc
Cải thiện môi trường làm việc với nhiệt độ lý tưởng (từ 26 – 28oC) nếu có điều hòa nhiệt độ. Đảm bảo cho nơi làm việc được thông thoáng, độ ẩm không quá cao bằng quạt thông gió hoặc gió trời là tốt nhất. Nên chú ý nếu nhiệt độ môi trường lên quá cao thì quạt gió cũng chỉ giúp ích một phần bởi vì vai trò hạ nhiệt độ của quạt hoặc gió trời chủ yếu là giúp cơ thể bay hơi lượng mồ hôi trên bề mặt da (khi chất lỏng bay hơi sẽ mang theo năng lượng và làm giảm nhiệt độ bề mặt nơi có chứa chất lỏng). Trong trường hợp này có thể dùng các loại quạt mát hoặc để thêm chậu đá, nước lạnh trong phòng để hạ nhiệt độ xuống.
Tránh sử dụng một số loại thuốc
Nên tránh sử dụng một số loại thuốc như các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng… vì có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, mất điện giải nên làm giảm khả năng chống chịu với nắng nóng. Nếu phải sử dụng các thuốc trên, nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc và tránh làm việc ngoài môi trường nắng nóng.
Khi bị say nắng nóng, xử trí thế nào?
Khi đang làm việc dưới trời nắng nóng, nếu thấy các dấu hiệu như ra mồ hôi quá nhiều, mệt lả, xanh tái, chuột rút, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, tức ngực khó thở hoặc đột nhiên không còn mồ hôi, mắt nhìn mờ, co giật, thân nhiệt tăng cao, bức bối khó chịu… phải lập tức ngừng làm việc hoặc đi lại, tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi vì các dấu hiệu trên chứng tỏ bạn đang bị kiệt sức và có thể bị say nắng nóng.
Khi có người bị say nắng nóng, lập tức đưa ngay bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ hoặc nới rộng quần áo mặc ngoài, quạt gió, chườm mát cho bệnh nhân. Có thể cho bệnh nhân uống nước lạnh, nước đá sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị như làm mát ngoài bằng các biện pháp như nhúng bệnh nhân vào nước lạnh, chườm túi đá, dùng chăn làm lạnh (chú ý các vùng có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách, cổ…); Làm mát trong bằng rửa dạ dày, bơm nước lạnh vào bàng quang. Xem xét việc truyền dịch lạnh nếu cần. Đặt catheter làm lạnh trong lòng mạch máu. Lọc máu liên tục đường tĩnh – tĩnh mạch (CVVH). Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị hỗ trợ cũng được xem xét như bù đầy đủ nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, chống suy hô hấp bằng thở ôxy hoặc thở máy nếu nặng, đảm bảo huyết áp ổn định, chống suy thận cấp do tiêu cơ vân, điều chỉnh rối loạn các tạng khác: suy gan, rối loạn đông máu, chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân đầy đủ.
(Sức khỏe đời sống)
Người ta ước tính có tới 40% số bệnh nhân bị đột qụy do nắng nóng tử vong do có tổn thương não bộ và con số này mỗi năm đều tăng lên vào mùa nắng nóng. Trong khi các biện pháp điều trị đột qụy do nắng nóng chỉ là biện pháp “chữa cháy” thì việc dự phòng lại hết sức đơn giản, dễ thực hiện.
Các mức độ bệnh lý do nắng nóng
Khi làm việc, tập luyện, di chuyển lâu dưới trời nắng nóng, cơ thể con người sẽ có nguy cơ bị thương tổn. Có nhiều mức độ thương tổn do nắng nóng gây ra như say nắng nóng xảy khi làm việc ở môi trường có nhiệt độ > 32,2 độ C trở lên trong 3 – 4 ngày liên tiếp; Ngất xỉu, phù, chuột rút, cơn tetany do nắng nóng; Stress do nắng nóng là cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém, nặng nề không thoải mái do phải làm việc ở môi trường nắng nóng quá lâu; Kiệt sức do nắng nóng bao gồm các mức độ từ nhẹ đến nặng với biểu hiện khát nước nhiều, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, choáng ngất. Kiệt sức do nắng nóng chủ yếu do mất nước mất muối nhiều và cuối cùng là đột qụy do nắng nóng, trên lâm sàng là một tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C kèm theo da nóng, khô với các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật, thậm chí hôn mê.
Nắng nóng có thể dẫn đến kiệt sức
Làm gì để phòng tránh tác hại do nắng nóng?
Uống nhiều nước
Có thể phòng chống tác hại do nắng nóng bằng một số biện pháp tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Uống nhiều nước lọc với số lượng khoảng 2 lít/ngày hoặc hơn. Nếu bạn làm việc ở nơi có nguy cơ mất nhiều nước qua đường mồ hôi thì có thể uống nhiều hơn. Bạn có thể bổ sung lượng nước trước khi làm việc mà không nhất thiết đợi đến khi khát mới uống. Không nên uống nhiều nước ngọt vì loại nước này có thể làm cho cơ thể dễ mất nước hơn. Cũng không nên uống quá nhiều các loại nước có chứa cafein, các loại nước có gas, chất uống có cồn… vì các loại nước này làm tim đập nhanh, huyết áp tăng, mệt mỏi, gây giãn mạch dưới da, tiểu nhiều khiến cho cơ thể dễ mất nước và làm tăng thân nhiệt.
Trong mồ hôi cũng có một lượng muối đáng kể (nhất là những người bị “mồ hôi muối”) nên khi ra mồ hôi nhiều cũng có thể kèm theo mất muối. Vì vậy, nếu có nước bổ sung muối như nước khoáng mặn cũng giúp cơ thể điều chỉnh tốt lượng nước và điện giải giúp chống mệt mỏi trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nước đá có thể làm hạ nhiệt tạm thời và nhanh chóng nhưng cũng không nên lạm dụng bởi uống nhiều có thể gây triệu chứng cồn cào, khó chịu vùng thượng vị cũng như dễ gây viêm họng cấp do lạnh.
Nếu phải ra ngoài khi trời nắng nóng, chú ý mặc quần áo rộng, vải bông nhẹ dễ hấp thụ mồ hôi và cách nhiệt tốt. Màu sắc quần áo nên chọn màu trắng hoặc màu dịu, không nên mặc các màu hấp thụ nhiệt tốt như màu đen, màu sẫm, màu đỏ… Mang đủ mũ nón, kính râm, ô… khi đi ra ngoài nắng.
Nếu phải làm việc hoặc đi lại nhiều ngoài trời nắng nóng, nên chủ động có những khoảng nghỉ giải lao từ 15 – 20 phút tại những nơi mát mẻ thoáng đãng, uống đủ nước cho cơ thể hồi phục. Tránh làm việc liên tục dễ bị kiệt sức, đột qụy do nắng nóng.
Vào những ngày nắng nóng, nên thay đổi thời gian làm việc cho những người phải làm việc ở ngoài trời. Làm việc sớm vào buổi sáng và muộn về buổi chiều. Không nên làm việc ngoài trời nắng nóng khi cơ thể mệt mỏi, đang bị các bệnh mạn tính, phụ nữ đang trong ngày “đèn đỏ” hoặc có thai. Người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng do nắng nóng nên càng phải được đặc biệt chú ý.
Cần uống đủ nước trong những ngày nắng nóng
Cải thiện môi trường làm việc
Cải thiện môi trường làm việc với nhiệt độ lý tưởng (từ 26 – 28oC) nếu có điều hòa nhiệt độ. Đảm bảo cho nơi làm việc được thông thoáng, độ ẩm không quá cao bằng quạt thông gió hoặc gió trời là tốt nhất. Nên chú ý nếu nhiệt độ môi trường lên quá cao thì quạt gió cũng chỉ giúp ích một phần bởi vì vai trò hạ nhiệt độ của quạt hoặc gió trời chủ yếu là giúp cơ thể bay hơi lượng mồ hôi trên bề mặt da (khi chất lỏng bay hơi sẽ mang theo năng lượng và làm giảm nhiệt độ bề mặt nơi có chứa chất lỏng). Trong trường hợp này có thể dùng các loại quạt mát hoặc để thêm chậu đá, nước lạnh trong phòng để hạ nhiệt độ xuống.
Tránh sử dụng một số loại thuốc
Nên tránh sử dụng một số loại thuốc như các thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng… vì có thể làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, mất điện giải nên làm giảm khả năng chống chịu với nắng nóng. Nếu phải sử dụng các thuốc trên, nên tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc và tránh làm việc ngoài môi trường nắng nóng.
Khi bị say nắng nóng, xử trí thế nào?
Khi đang làm việc dưới trời nắng nóng, nếu thấy các dấu hiệu như ra mồ hôi quá nhiều, mệt lả, xanh tái, chuột rút, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, tức ngực khó thở hoặc đột nhiên không còn mồ hôi, mắt nhìn mờ, co giật, thân nhiệt tăng cao, bức bối khó chịu… phải lập tức ngừng làm việc hoặc đi lại, tìm ngay nơi mát mẻ, thoáng gió, uống nước mát và nghỉ ngơi vì các dấu hiệu trên chứng tỏ bạn đang bị kiệt sức và có thể bị say nắng nóng.
Khi có người bị say nắng nóng, lập tức đưa ngay bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ hoặc nới rộng quần áo mặc ngoài, quạt gió, chườm mát cho bệnh nhân. Có thể cho bệnh nhân uống nước lạnh, nước đá sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Tại cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị như làm mát ngoài bằng các biện pháp như nhúng bệnh nhân vào nước lạnh, chườm túi đá, dùng chăn làm lạnh (chú ý các vùng có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách, cổ…); Làm mát trong bằng rửa dạ dày, bơm nước lạnh vào bàng quang. Xem xét việc truyền dịch lạnh nếu cần. Đặt catheter làm lạnh trong lòng mạch máu. Lọc máu liên tục đường tĩnh – tĩnh mạch (CVVH). Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị hỗ trợ cũng được xem xét như bù đầy đủ nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, chống suy hô hấp bằng thở ôxy hoặc thở máy nếu nặng, đảm bảo huyết áp ổn định, chống suy thận cấp do tiêu cơ vân, điều chỉnh rối loạn các tạng khác: suy gan, rối loạn đông máu, chăm sóc và nuôi dưỡng bệnh nhân đầy đủ.
(Sức khỏe đời sống)