Hội bác sỹ –
Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế thì rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước. Vậy rửa tay như thế nào cho đúng?
Mỗi cm2 trên bàn tay chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay – chân – miệng… Cách tốt nhất để các vi khuẩn này không vào được cơ thể hay phát tán chính là vệ sinh đôi tay. Rửa sạch tay đúng cách chỉ mất 30 giây, vậy mà chỉ có 12 – 14% dân số rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. Phải chăng việc rửa sạch tay quá khó?
Có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống
Sự cần thiết của việc rửa tay
Theo số liệu điều tra, có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 74% bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi không rửa tay xà phòng trước khi cho con ăn. Trong 100 người trưởng thành (tuổi 15-60), chỉ 1,5 người rửa tay sau khi chăm người ốm. Chỉ có gần 53% học sinh rửa tay với xà phòng sau đại tiện. Đặc biệt, tỷ lệ người rửa tay sau khi chơi với vật nuôi, dọn dẹp chuồng trại gia cầm, gia súc, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác… vẫn còn rất thấp.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng chống bệnh
Bề mặt bàn, ghế, phương tiện, dụng cụ, đồ chơi, quần áo, sàn nhà, tường nhà, tay nắm cửa… chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn này nhiều hơn, mạnh hơn khi người bệnh bắt đầu “thải” các cơ chất như dịch tiết đường hô hấp, đường tiêu hóa, phân có chứa tác nhân gây bệnh ra ngoài môi trường. Và kẻ “giúp” vi khuẩn gây bệnh tới được miệng của người lành hay tiếp tục phát tán ra nhiều bề mặt môi trường dụng cụ khác chính là đôi bàn tay.
Nguyên tắc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như cúm, SARS, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… là quản lý tốt ca bệnh và cắt đứt đường lây truyền. Có rất nhiều cách để cắt đứt sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh, nhưng đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất chính là rửa tay với xà phòng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy.
Hiện nay, rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy, vệ sinh tay – được đánh giá có tác dụng tương đương với vắc-xin phòng bệnh – là việc làm cần thiết của tất cả mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người bệnh càng cần chú trọng đến vệ sinh tay, bởi hệ miễn dịch của các đối tượng này yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những người làm các công việc tiếp xúc với nhiều người, nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ, cô nuôi, bảo mẫu trong các trại trẻ, trường mầm non, mẫu giáo… cũng rất cần có ý thức vệ sinh tay. Nhận thức đúng đắn về vai trò của vệ sinh tay và tích cực thực hiện vệ sinh tay là điều thiết thực nhất vì một cuộc sống tốt đẹp.
Chúng ta có thể vệ sinh tay bất cứ lúc nào, nhưng không thể bỏ qua các thời điểm sau: trước khi thực hiện thao tác sạch (trước khi ăn, trước khi lau mặt, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn…); sau khi thực hiện thao tác mà bàn tay đã bị hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn (sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, sau khi đổ bô, sau khi đổ rác, sau khi ho, hắt hơi mà lấy tay che miệng, sau khi lau nhà…). Người lớn nên rửa tay ít nhất 6 lần/ngày. Trẻ em rửa tay nhiều hơn, nhất là khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng.
Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế thì rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước. Cũng có nhiều người rửa tay với xà phòng, nhưng lại bỏ qua những vùng “kín đáo” trên bàn tay như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay, ngón tay cái và móng tay.
Vậy rửa tay như thế nào cho đúng?
Cách rửa tay đúng là theo quy trình vệ sinh tay thường quy do Bộ Y tế ban hành với 6 bước cơ bản:
Bước 1:
Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
Bước 2:
Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
Bước 3:
Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
Bước 4:
Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
Bước 5:
Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6:
Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.
Muốn việc vệ sinh tay thực sự trở thành một thói quen tốt của mọi người thì ngoài việc tuyên truyền tác dụng của việc rửa tay, phương tiện vệ sinh tay đầy đủ, sẵn có là điều kiện tiên quyết. Các phương tiện vệ sinh tay bao gồm: bồn rửa/chậu rửa; nước sạch; xà phòng (dung dịch xà phòng nếu có điều kiện); khăn khô sạch hoặc giấy lau tay; hộp đựng giấy/khăn sạch; thùng/sọt thu gom khăn/giấy sau khi sử dụng.
(Hạnh phúc gia đình)
Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế thì rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước. Vậy rửa tay như thế nào cho đúng?
Mỗi cm2 trên bàn tay chúng ta chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay – chân – miệng… Cách tốt nhất để các vi khuẩn này không vào được cơ thể hay phát tán chính là vệ sinh đôi tay. Rửa sạch tay đúng cách chỉ mất 30 giây, vậy mà chỉ có 12 – 14% dân số rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống. Phải chăng việc rửa sạch tay quá khó?
Có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống
Sự cần thiết của việc rửa tay
Theo số liệu điều tra, có tới 84-88% dân số không rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. 74% bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi không rửa tay xà phòng trước khi cho con ăn. Trong 100 người trưởng thành (tuổi 15-60), chỉ 1,5 người rửa tay sau khi chăm người ốm. Chỉ có gần 53% học sinh rửa tay với xà phòng sau đại tiện. Đặc biệt, tỷ lệ người rửa tay sau khi chơi với vật nuôi, dọn dẹp chuồng trại gia cầm, gia súc, dọn dẹp nhà cửa, đổ rác… vẫn còn rất thấp.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng chống bệnh
Bề mặt bàn, ghế, phương tiện, dụng cụ, đồ chơi, quần áo, sàn nhà, tường nhà, tay nắm cửa… chứa hàng triệu vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn này nhiều hơn, mạnh hơn khi người bệnh bắt đầu “thải” các cơ chất như dịch tiết đường hô hấp, đường tiêu hóa, phân có chứa tác nhân gây bệnh ra ngoài môi trường. Và kẻ “giúp” vi khuẩn gây bệnh tới được miệng của người lành hay tiếp tục phát tán ra nhiều bề mặt môi trường dụng cụ khác chính là đôi bàn tay.
Nguyên tắc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như cúm, SARS, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… là quản lý tốt ca bệnh và cắt đứt đường lây truyền. Có rất nhiều cách để cắt đứt sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh, nhưng đơn giản, hiệu quả và kinh tế nhất chính là rửa tay với xà phòng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy.
Hiện nay, rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy, vệ sinh tay – được đánh giá có tác dụng tương đương với vắc-xin phòng bệnh – là việc làm cần thiết của tất cả mọi người. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, người bệnh càng cần chú trọng đến vệ sinh tay, bởi hệ miễn dịch của các đối tượng này yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những người làm các công việc tiếp xúc với nhiều người, nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ, cô nuôi, bảo mẫu trong các trại trẻ, trường mầm non, mẫu giáo… cũng rất cần có ý thức vệ sinh tay. Nhận thức đúng đắn về vai trò của vệ sinh tay và tích cực thực hiện vệ sinh tay là điều thiết thực nhất vì một cuộc sống tốt đẹp.
Chúng ta có thể vệ sinh tay bất cứ lúc nào, nhưng không thể bỏ qua các thời điểm sau: trước khi thực hiện thao tác sạch (trước khi ăn, trước khi lau mặt, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn…); sau khi thực hiện thao tác mà bàn tay đã bị hoặc có khả năng bị nhiễm bẩn (sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã, sau khi đổ bô, sau khi đổ rác, sau khi ho, hắt hơi mà lấy tay che miệng, sau khi lau nhà…). Người lớn nên rửa tay ít nhất 6 lần/ngày. Trẻ em rửa tay nhiều hơn, nhất là khi có sự thay đổi môi trường như từ trường về nhà, từ nhà đến trường, đi xe công cộng.
Nói đến rửa tay, ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế thì rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước. Cũng có nhiều người rửa tay với xà phòng, nhưng lại bỏ qua những vùng “kín đáo” trên bàn tay như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay, ngón tay cái và móng tay.
Vậy rửa tay như thế nào cho đúng?
Cách rửa tay đúng là theo quy trình vệ sinh tay thường quy do Bộ Y tế ban hành với 6 bước cơ bản:
Bước 1:
Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
Bước 2:
Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
Bước 3:
Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
Bước 4:
Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
Bước 5:
Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6:
Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.
Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.
Muốn việc vệ sinh tay thực sự trở thành một thói quen tốt của mọi người thì ngoài việc tuyên truyền tác dụng của việc rửa tay, phương tiện vệ sinh tay đầy đủ, sẵn có là điều kiện tiên quyết. Các phương tiện vệ sinh tay bao gồm: bồn rửa/chậu rửa; nước sạch; xà phòng (dung dịch xà phòng nếu có điều kiện); khăn khô sạch hoặc giấy lau tay; hộp đựng giấy/khăn sạch; thùng/sọt thu gom khăn/giấy sau khi sử dụng.
(Hạnh phúc gia đình)