Hội bác sỹ –
Em Hồ Thị Kim N., 10 tuổi, nhà ở xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vào viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói. Bác sĩ khám chẩn đoán em bị bệnh sốt xuất huyết nặng, phải bơm dịch truyền trực tiếp vào mạch máu để cấp cứu.
Ảnh minh họa
Mẹ em cho biết em sốt bốn ngày, không đi khám bệnh, gia đình nghe người quen ra tiệm thuốc tây mua thuốc dán hạ sốt về dán cho N.. Khi dán vào trán, em N. thấy mát lạnh, mùi thơm dễ chịu, trán hết nóng, bớt nhức đầu. Nhưng sau vài tiếng em bị sốt lại nên gia đình tiếp tục dán thuốc, sau vài ngày N. không nóng nữa nhưng than mệt, khó chịu nên mẹ đưa N. vào bệnh viện.
Các miếng dán hạ sốt thường có thành phần hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài, khi nước bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Trong bệnh sốt xuất huyết, siêu vi trùng Dengue tấn công vào các tế bào trong cơ thể, những tế bào này sẽ giải phóng chất gây sốt, tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ của cơ thể nằm ở vùng dưới đồi của não gây ra một chuỗi phản ứng hóa học, kết quả cuối cùng làm người bệnh bị sốt. Miếng dán hạ sốt chỉ tác dụng lên một vùng da rất nhỏ của cơ thể, nơi da người bệnh tiếp xúc với miếng dán, không đủ khả năng gây hạ sốt toàn thân.
Muốn hạ sốt tốt, phụ huynh có thể dùng nước ấm lau mát toàn thân cho bé, nhất là vùng có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách. Cách thứ hai là dùng thuốc, thuốc dùng an toàn để hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết là paracetamol, thành phần chính là acetaminophen. Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt như aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này dễ gây xuất huyết và làm máu bị nhiễm toan, góp phần làm bệnh sốt xuất huyết nặng thêm. Khi trẻ tự nhiên hạ sốt kèm theo dấu hiệu lừ đừ, đau bụng là dấu hiệu nặng trong bệnh sốt xuất huyết cần phải đưa vào bệnh viện ngay lập tức.
(Tuổi trẻ)
Em Hồ Thị Kim N., 10 tuổi, nhà ở xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang, vào viện trong tình trạng lừ đừ, tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói. Bác sĩ khám chẩn đoán em bị bệnh sốt xuất huyết nặng, phải bơm dịch truyền trực tiếp vào mạch máu để cấp cứu.
Ảnh minh họa
Mẹ em cho biết em sốt bốn ngày, không đi khám bệnh, gia đình nghe người quen ra tiệm thuốc tây mua thuốc dán hạ sốt về dán cho N.. Khi dán vào trán, em N. thấy mát lạnh, mùi thơm dễ chịu, trán hết nóng, bớt nhức đầu. Nhưng sau vài tiếng em bị sốt lại nên gia đình tiếp tục dán thuốc, sau vài ngày N. không nóng nữa nhưng than mệt, khó chịu nên mẹ đưa N. vào bệnh viện.
Các miếng dán hạ sốt thường có thành phần hydrogel. Đây là các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước, nhưng hút một lượng nước khá lớn, hạ sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán ra ngoài, khi nước bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. Trong bệnh sốt xuất huyết, siêu vi trùng Dengue tấn công vào các tế bào trong cơ thể, những tế bào này sẽ giải phóng chất gây sốt, tác động lên trung tâm điều hòa nhiệt độ của cơ thể nằm ở vùng dưới đồi của não gây ra một chuỗi phản ứng hóa học, kết quả cuối cùng làm người bệnh bị sốt. Miếng dán hạ sốt chỉ tác dụng lên một vùng da rất nhỏ của cơ thể, nơi da người bệnh tiếp xúc với miếng dán, không đủ khả năng gây hạ sốt toàn thân.
Muốn hạ sốt tốt, phụ huynh có thể dùng nước ấm lau mát toàn thân cho bé, nhất là vùng có mạch máu lớn đi qua như bẹn, nách. Cách thứ hai là dùng thuốc, thuốc dùng an toàn để hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết là paracetamol, thành phần chính là acetaminophen. Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt như aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này dễ gây xuất huyết và làm máu bị nhiễm toan, góp phần làm bệnh sốt xuất huyết nặng thêm. Khi trẻ tự nhiên hạ sốt kèm theo dấu hiệu lừ đừ, đau bụng là dấu hiệu nặng trong bệnh sốt xuất huyết cần phải đưa vào bệnh viện ngay lập tức.
(Tuổi trẻ)