Hội bác sỹ –
Các bác sĩ cho biết thời tiết thay đổi thất thường, lúc nắng nóng nhiều ngày, lúc mưa khiến nhiều trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.
Ngày 10-6, tại khoa hô hấp và khoa dịch vụ hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã có 345 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị, còn tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 là 209 trẻ. Ở Hà Nội, trời đang nắng nóng hầm hập lại đột ngột mưa rào khiến không chỉ trẻ em, người mắc các bệnh mãn tính mà ngay cả nhiều người lớn, thanh niên cũng đổ bệnh vì cơ thể không kịp thích nghi.
Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em và người già rất dễ mắc bệnh
Trẻ sốt, người già tăng huyết áp
Một tuần qua, các thành viên trong gia đình chị Vân, 30 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội, đều lần lượt bệnh. Những hôm trời quá nóng chị Vân vẫn không dám hạ nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp. Tuy nhiên, có hôm thời tiết quá nóng nực, thấy cả hai con trằn trọc không ngủ được, người vã đầy mồ hôi, chị Vân liền bật thêm quạt thốc thẳng vào người con cho mát. Sáng hôm sau cả hai đứa đều có biểu hiện sốt, ho, đau nhức mình mẩy… Lo lắng, chị Vân tự ý mua kháng sinh cho con uống. Sau hai ngày uống thuốc, hai con của chị Vân không những không khỏi mà còn có dấu hiệu nặng lên. Lúc này chị Vân mới đưa con tới bệnh viện khám thì các bác sĩ kết luận con chị bị viêm phế quản nặng. Chăm sóc hai đứa con chưa kịp khỏi thì đến lượt chị Vân bị cảm cúm.
Tương tự chị Vân, chị Hà 29 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội cũng phải cho con nhập viện vì chăm sóc con không đúng cách. Trời nắng nóng hầm hập, chị Hà cho con ngủ trần và để quạt thốc vào người suốt đêm. Đến sáng hôm sau, bé gái con chị Hà bị ho, quấy khóc, sốt hầm hập. Không chỉ con gái bị ốm mà cả mẹ chồng chị Hà cũng vào bệnh viện. Vốn có tiền sử bị cao huyết áp, những ngày thời tiết quá nóng, nhiệt độ buổi trưa có khi lên đến 40OC khiến mẹ chồng chị lên huyết áp, đỉnh điểm có hôm huyết áp lên tới 170/90.
Mắc bệnh sau khi đi du lịch
Đây cũng là thời điểm nghỉ hè của trẻ em. Bác sĩ Phạm Mai Đằng, phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, cho biết được cha mẹ cho đi du lịch, nhiều trẻ trở về TP phải nhập viện. Lý do là khi được đi chơi xa, trẻ thường vui thích hoạt động ngoài trời quá mức làm niêm mạc đường hô hấp dễ bị khô, đồng thời sức đề kháng của trẻ sẽ giảm. Chưa kể khi trẻ chạy nhảy, gào thét nhiều cũng dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Lúc đi xe đò hay đi xe máy lạnh, trẻ không đeo khẩu trang có thể hít phải khói, bụi làm vi trùng dễ thâm nhập hoặc lây bệnh từ những người khác.
Thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển, chưa kể sức đề kháng của trẻ cũng giảm nên trẻ dễ mắc bệnh. Nhiều lúc trẻ ham chơi, vận động ngoài trời quên uống nước, người lớn cần nhắc trẻ uống nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước làm niêm mạc khô quá mức. Mùa nắng nóng, trẻ rất thích ăn kem, uống nước đá. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thức ăn lạnh, niêm mạc đường hô hấp sẽ bị lạnh, sưng đỏ lên, dễ bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, bác sĩ Mai Đằng lưu ý máy lạnh là ổ chứa vi trùng, virút nên khi nằm trong phòng máy lạnh lâu thì bụi bặm, chất gây dị ứng, độc tố, nấm mốc, siêu vi trùng… sẽ tỏa ra quanh phòng làm trẻ dễ mắc bệnh, niêm mạc đường hô hấp trẻ bị khô, dễ sinh bệnh. Do đó cần vệ sinh máy lạnh (tốt nhất một tuần nên vệ sinh máy lạnh một lần). Những lúc trời mát nên mở cửa phòng, bật quạt cho thoáng.
Bệnh ở da
Nắng nóng dễ làm trẻ bị viêm nhiễm trên da
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP.HCM, thời tiết nắng nóng làm trẻ bị tăng tiết, ứ đọng mồ hôi tạo nên phản ứng viêm nhiễm trên da, dẫn đến bệnh rôm sảy. Trên da trẻ có những mụn nước nhỏ li ti, khu trú chủ yếu ở trán, cổ, ngực, lưng. Các mụn nước vài ngày sau vỡ ra để lại các vẩy nhỏ. Bệnh dễ gây biến chứng viêm da, nhiễm trùng… Thời tiết nắng nóng cũng là điều kiện thuận lợi dễ gây ra bệnh chốc ở trẻ. Khi đó trên da trẻ sẽ có mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ ở xung quanh, có thể thành mủ, bể, khô đi và đóng mày. Khi có triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, điều trị. Để tránh mắc bệnh, nên cho trẻ mặc đồ thoáng để da trẻ luôn được khô thoáng.
Không chỉ gây bệnh da ở trẻ, thời tiết nắng nóng cũng dễ làm người lớn mắc bệnh nấm da, nhất là những người ra mồ hôi nhiều nhưng giữ vệ sinh không tốt. Khi đó, vùng da bị nấm sẽ xuất hiện những đốm tròn màu đỏ, ở rìa đốm tròn có mụn nước và những đốm tròn này có giới hạn rõ với vùng da lành, gây ngứa. Để phòng ngừa bệnh nấm da, bác sĩ Hào khuyên cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo, vớ hằng ngày, tránh mặc đồ ẩm ướt, khi tắm xong cần lau khô người.
(Tuổi trẻ)
Các bác sĩ cho biết thời tiết thay đổi thất thường, lúc nắng nóng nhiều ngày, lúc mưa khiến nhiều trẻ dễ mắc bệnh hô hấp.
Ngày 10-6, tại khoa hô hấp và khoa dịch vụ hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã có 345 trẻ mắc bệnh hô hấp nằm điều trị, còn tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 là 209 trẻ. Ở Hà Nội, trời đang nắng nóng hầm hập lại đột ngột mưa rào khiến không chỉ trẻ em, người mắc các bệnh mãn tính mà ngay cả nhiều người lớn, thanh niên cũng đổ bệnh vì cơ thể không kịp thích nghi.
Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em và người già rất dễ mắc bệnh
Trẻ sốt, người già tăng huyết áp
Một tuần qua, các thành viên trong gia đình chị Vân, 30 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội, đều lần lượt bệnh. Những hôm trời quá nóng chị Vân vẫn không dám hạ nhiệt độ điều hòa xuống quá thấp. Tuy nhiên, có hôm thời tiết quá nóng nực, thấy cả hai con trằn trọc không ngủ được, người vã đầy mồ hôi, chị Vân liền bật thêm quạt thốc thẳng vào người con cho mát. Sáng hôm sau cả hai đứa đều có biểu hiện sốt, ho, đau nhức mình mẩy… Lo lắng, chị Vân tự ý mua kháng sinh cho con uống. Sau hai ngày uống thuốc, hai con của chị Vân không những không khỏi mà còn có dấu hiệu nặng lên. Lúc này chị Vân mới đưa con tới bệnh viện khám thì các bác sĩ kết luận con chị bị viêm phế quản nặng. Chăm sóc hai đứa con chưa kịp khỏi thì đến lượt chị Vân bị cảm cúm.
Tương tự chị Vân, chị Hà 29 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội cũng phải cho con nhập viện vì chăm sóc con không đúng cách. Trời nắng nóng hầm hập, chị Hà cho con ngủ trần và để quạt thốc vào người suốt đêm. Đến sáng hôm sau, bé gái con chị Hà bị ho, quấy khóc, sốt hầm hập. Không chỉ con gái bị ốm mà cả mẹ chồng chị Hà cũng vào bệnh viện. Vốn có tiền sử bị cao huyết áp, những ngày thời tiết quá nóng, nhiệt độ buổi trưa có khi lên đến 40OC khiến mẹ chồng chị lên huyết áp, đỉnh điểm có hôm huyết áp lên tới 170/90.
Mắc bệnh sau khi đi du lịch
Đây cũng là thời điểm nghỉ hè của trẻ em. Bác sĩ Phạm Mai Đằng, phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, cho biết được cha mẹ cho đi du lịch, nhiều trẻ trở về TP phải nhập viện. Lý do là khi được đi chơi xa, trẻ thường vui thích hoạt động ngoài trời quá mức làm niêm mạc đường hô hấp dễ bị khô, đồng thời sức đề kháng của trẻ sẽ giảm. Chưa kể khi trẻ chạy nhảy, gào thét nhiều cũng dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Lúc đi xe đò hay đi xe máy lạnh, trẻ không đeo khẩu trang có thể hít phải khói, bụi làm vi trùng dễ thâm nhập hoặc lây bệnh từ những người khác.
Thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho các loại siêu vi phát triển, chưa kể sức đề kháng của trẻ cũng giảm nên trẻ dễ mắc bệnh. Nhiều lúc trẻ ham chơi, vận động ngoài trời quên uống nước, người lớn cần nhắc trẻ uống nước để bổ sung nước cho cơ thể, tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước làm niêm mạc khô quá mức. Mùa nắng nóng, trẻ rất thích ăn kem, uống nước đá. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thức ăn lạnh, niêm mạc đường hô hấp sẽ bị lạnh, sưng đỏ lên, dễ bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, bác sĩ Mai Đằng lưu ý máy lạnh là ổ chứa vi trùng, virút nên khi nằm trong phòng máy lạnh lâu thì bụi bặm, chất gây dị ứng, độc tố, nấm mốc, siêu vi trùng… sẽ tỏa ra quanh phòng làm trẻ dễ mắc bệnh, niêm mạc đường hô hấp trẻ bị khô, dễ sinh bệnh. Do đó cần vệ sinh máy lạnh (tốt nhất một tuần nên vệ sinh máy lạnh một lần). Những lúc trời mát nên mở cửa phòng, bật quạt cho thoáng.
Bệnh ở da
Nắng nóng dễ làm trẻ bị viêm nhiễm trên da
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Da liễu TP.HCM, thời tiết nắng nóng làm trẻ bị tăng tiết, ứ đọng mồ hôi tạo nên phản ứng viêm nhiễm trên da, dẫn đến bệnh rôm sảy. Trên da trẻ có những mụn nước nhỏ li ti, khu trú chủ yếu ở trán, cổ, ngực, lưng. Các mụn nước vài ngày sau vỡ ra để lại các vẩy nhỏ. Bệnh dễ gây biến chứng viêm da, nhiễm trùng… Thời tiết nắng nóng cũng là điều kiện thuận lợi dễ gây ra bệnh chốc ở trẻ. Khi đó trên da trẻ sẽ có mụn nước, bóng nước có quầng viêm đỏ ở xung quanh, có thể thành mủ, bể, khô đi và đóng mày. Khi có triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, điều trị. Để tránh mắc bệnh, nên cho trẻ mặc đồ thoáng để da trẻ luôn được khô thoáng.
Không chỉ gây bệnh da ở trẻ, thời tiết nắng nóng cũng dễ làm người lớn mắc bệnh nấm da, nhất là những người ra mồ hôi nhiều nhưng giữ vệ sinh không tốt. Khi đó, vùng da bị nấm sẽ xuất hiện những đốm tròn màu đỏ, ở rìa đốm tròn có mụn nước và những đốm tròn này có giới hạn rõ với vùng da lành, gây ngứa. Để phòng ngừa bệnh nấm da, bác sĩ Hào khuyên cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo, vớ hằng ngày, tránh mặc đồ ẩm ướt, khi tắm xong cần lau khô người.
(Tuổi trẻ)