Hội bác sỹ –
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Việc tăng cân khi mang bầu là rất quan trọng. (ảnh minh họa)
Tôi có thai được 8 tuần, bị nghén, không ăn uống được nhiều nên không tăng được cân nào, thậm chí còn bị sụt đi mất gần 1kg so với khi chưa mang bầu. Tôi nghe nói ba tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng, liệu sụt cân thế có sao không? Mong chuyên mục cho biết, mốc tăng cân chuẩn của bà bầu như thế nào?
Trả lời:
Đúng là sức khỏe, trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những tháng đầu thai kỳ không tăng cân hoặc sút cân bởi đây là thời kỳ nghén. Có nhiều người vì nghén, không ăn được nhiều thức ăn nên bị sụt cân nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg. Vì vậy, sau khi hết thời gian nghén, bạn cần ăn uống bồi bổ để có đủ dinh dưỡng nuôi bào thai. Bạn có thể dựa vào mốc tăng cân theo mức sau: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg trong thai kỳ. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg trong thai kỳ. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg trong thai kỳ. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg trong thai kỳ.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…
Trong thai kỳ, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Như vậy, trong mỗi bữa ăn bạn nên chú ý ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thủy sản, tôm, cua, cá, ốc…cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc…
Ngoài ra, bạn nên bổ sung các khoáng chất như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sắt, canxi và axit folic bởi thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa, bạn nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng. Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế bạn cần bổ sung từ 300- 400mcg/ngày. Canxi cần đủ 800- 1.000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bạn mang thai và cho con bú.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân.
Việc tăng cân khi mang bầu là rất quan trọng. (ảnh minh họa)
Tôi có thai được 8 tuần, bị nghén, không ăn uống được nhiều nên không tăng được cân nào, thậm chí còn bị sụt đi mất gần 1kg so với khi chưa mang bầu. Tôi nghe nói ba tháng đầu của thai kỳ rất quan trọng, liệu sụt cân thế có sao không? Mong chuyên mục cho biết, mốc tăng cân chuẩn của bà bầu như thế nào?
Thu Hằng (Đồng Nai)
Trả lời:
Đúng là sức khỏe, trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi những tháng đầu thai kỳ không tăng cân hoặc sút cân bởi đây là thời kỳ nghén. Có nhiều người vì nghén, không ăn được nhiều thức ăn nên bị sụt cân nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg. Vì vậy, sau khi hết thời gian nghén, bạn cần ăn uống bồi bổ để có đủ dinh dưỡng nuôi bào thai. Bạn có thể dựa vào mốc tăng cân theo mức sau: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg trong thai kỳ. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg trong thai kỳ. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg trong thai kỳ. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg trong thai kỳ.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, vữa tường, quả chua…
Trong thai kỳ, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Như vậy, trong mỗi bữa ăn bạn nên chú ý ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thủy sản, tôm, cua, cá, ốc…cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, cá loại đậu khác, vừng, lạc…
Ngoài ra, bạn nên bổ sung các khoáng chất như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sắt, canxi và axit folic bởi thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa, bạn nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ 1 tháng. Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế bạn cần bổ sung từ 300- 400mcg/ngày. Canxi cần đủ 800- 1.000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bạn mang thai và cho con bú.
Chuyên gia tư vấn Kim Mai
Theo Eva.vn