Sau phẫu thuật hay chấn thương, sức khỏe cơ thể giảm sút, thậm chí suy kiệt, đau đớn do mất máu, đau do vết mổ, va đập ứ huyết trong cơ thể... gây trở ngại trong quá trình hấp thu trao đổi chất cũng như phục hồi sức khỏe người bệnh.
Xin giới thiệu với bạn đọc một bài thuốc ẩm thực trị liệu để áp dụng khi cần thiết:
Nguyên liệu gồm 300 g lòng heo non loại ngon (còn gọi là lòng se điếu), 100 g nghệ vàng, muối ăn vừa đủ. Chế biến bằng cách dùng muối sạch rửa lòng heo rồi tuốt kỹ, cắt khúc khoảng 2 - 3 cm; rửa sạch nghệ và xắt lát. Tất cả trộn chung với gia vị rồi cho vào nồi, nếu là nồi đất càng tốt, sau đó đun nhỏ lửa để hầm nhừ. Đem ra chia thành các bữa nhỏ ăn bổ sung khi có chỉ định (đối với bệnh nhân phẫu thuật) hoặc ăn hằng ngày ngay sau khi bị bệnh (đối với bệnh nhân chấn thương).
Có thể ăn liên tục cho tới khi bình phục. Bài thuốc có tác dụng bổ ngũ tạng, cung cấp lượng calo và dinh dưỡng lớn giúp cơ thể nhanh chóng bình phục nên đặc biệt tốt với bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật... Ngoài ra, còn có tác dụng giúp bài trừ máu ứ đọng trong vết thương, kháng viêm, giảm đau, kích thích tổ chức mô cơ nhanh liền, chống co kéo vết thương và giảm thiểu khả năng tạo sẹo vết thương. Món dược thiện này cũng thích dụng với những người viêm loét dạ dày tá tràng, kinh nguyệt không đều, bế kinh, suy nhược cơ thể.
Sở dĩ món dược thiện nói trên có các tác dụng đã nêu là bởi ruột non heo có vị đắng, tính bình vào tâm, tì, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hòa tạng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp lượng calo lớn, đặc biệt protein. Những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện một chất có trên thành ruột non của heo gọi là SIS với thành phần chủ yếu là collagen. Chất này rất bền và dai, tương đương với gân dây chằng của người nhưng phong phú về protein nên có vai trò lớn trong việc kích thích tổ chức tế bào nối liền vết thương. Đó là lý do vì sao món này được dùng cho người bị vết thương do va đập, sau phẫu thuật, tổn thương mạch máu, tạng phủ...
Trong đông y, nghệ có tên là khương hoàng, vị cay, đắng, tính ấm quy vào kinh can, tì, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, bài trừ máu mủ, thúc đẩy điều hòa kinh nguyệt và nhanh liền vết thương. Nghệ còn làm thông mật, trị thận dương hư, sát trùng, kháng nấm, hạ đường huyết, làm giảm cholesterol máu, giảm lipid toàn phần…
Là dược thiện nhưng do có hàm lượng đạm cao nên món này không dùng được cho người có bệnh gút, người có hàm lượng cholesterol cao cũng phải thận trọng khi sử dụng.
Xin giới thiệu với bạn đọc một bài thuốc ẩm thực trị liệu để áp dụng khi cần thiết:
Nguyên liệu gồm 300 g lòng heo non loại ngon (còn gọi là lòng se điếu), 100 g nghệ vàng, muối ăn vừa đủ. Chế biến bằng cách dùng muối sạch rửa lòng heo rồi tuốt kỹ, cắt khúc khoảng 2 - 3 cm; rửa sạch nghệ và xắt lát. Tất cả trộn chung với gia vị rồi cho vào nồi, nếu là nồi đất càng tốt, sau đó đun nhỏ lửa để hầm nhừ. Đem ra chia thành các bữa nhỏ ăn bổ sung khi có chỉ định (đối với bệnh nhân phẫu thuật) hoặc ăn hằng ngày ngay sau khi bị bệnh (đối với bệnh nhân chấn thương).
Có thể ăn liên tục cho tới khi bình phục. Bài thuốc có tác dụng bổ ngũ tạng, cung cấp lượng calo và dinh dưỡng lớn giúp cơ thể nhanh chóng bình phục nên đặc biệt tốt với bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật... Ngoài ra, còn có tác dụng giúp bài trừ máu ứ đọng trong vết thương, kháng viêm, giảm đau, kích thích tổ chức mô cơ nhanh liền, chống co kéo vết thương và giảm thiểu khả năng tạo sẹo vết thương. Món dược thiện này cũng thích dụng với những người viêm loét dạ dày tá tràng, kinh nguyệt không đều, bế kinh, suy nhược cơ thể.
Sở dĩ món dược thiện nói trên có các tác dụng đã nêu là bởi ruột non heo có vị đắng, tính bình vào tâm, tì, có tác dụng bổ tâm, thanh nhiệt, hòa tạng, là thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp lượng calo lớn, đặc biệt protein. Những năm gần đây, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện một chất có trên thành ruột non của heo gọi là SIS với thành phần chủ yếu là collagen. Chất này rất bền và dai, tương đương với gân dây chằng của người nhưng phong phú về protein nên có vai trò lớn trong việc kích thích tổ chức tế bào nối liền vết thương. Đó là lý do vì sao món này được dùng cho người bị vết thương do va đập, sau phẫu thuật, tổn thương mạch máu, tạng phủ...
Trong đông y, nghệ có tên là khương hoàng, vị cay, đắng, tính ấm quy vào kinh can, tì, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, bài trừ máu mủ, thúc đẩy điều hòa kinh nguyệt và nhanh liền vết thương. Nghệ còn làm thông mật, trị thận dương hư, sát trùng, kháng nấm, hạ đường huyết, làm giảm cholesterol máu, giảm lipid toàn phần…
Là dược thiện nhưng do có hàm lượng đạm cao nên món này không dùng được cho người có bệnh gút, người có hàm lượng cholesterol cao cũng phải thận trọng khi sử dụng.
Thanh Niên