Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Truyền nhiễm
Cúm A và những điều cần biết
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 2746, member: 738"]</p><p>Trong khi cúm A/H1N1 đã trở thành cúm mùa thông thường thì cúm A/H5N1 lại tái xuất sau một thời gian vắng bóng với các trường hợp nhiễm đều có nguy cơ tử vong cao.</p><p></p><p></p><p>Bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm trường hợp nhiễm cúm A/H3N2 đầu tiên. Điều này gây ra sự lo lắng cho nhiều người về sự biến đổi độc lực cũng như đường lây truyền của vi rút. Thật ra, điều này đã xảy ra chưa và có đáng lo ngại không?</p><p></p><p></p><p><strong>Điểm mặt cúm A ở người</strong></p><p></p><p></p><p>Cúm người có 3 chủng A, B, C nhưng gây đại dịch lớn trên thế giới chủ yếu là cúm A. Loài người đã trải qua nhiều đại dịch cúm trong thế kỷ 20, làm hàng chục triệu người tử vong. Sự biến đổi kháng nguyên của virut cúm là sự đe dọa nghiêm trọng đối với cả loài người. Bệnh cúm thông thường thì hầu như ai cũng ít nhất 1 lần mắc phải, biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho khan, viêm họng, nếu không có bội nhiễm và biến chứng bất thường thì vài ngày bệnh sẽ hết. Những thể cúm này không đe dọa đến tính mạng con người. Hiện nay, đáng chú ý có các loại cúm A sau:</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/29/HINIsymptoms1.jpg" data-url="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/29/HINIsymptoms1.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Đường lây truyền và biểu hiện cúm A/H1N1</p><p></p><p><strong>Phòng bệnh cúm hiệu quả</strong></p><p></p><p></p><p>Hiện nay, các bệnh cúm thông thường đã có vaccin, riêng đối với cúm A/H5N1 thì vaccin cho căn bệnh này là vấn đề không đơn giản. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang nỗ lực tìm ra một loại vaccin hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Quá trình làm ra vaccin thực sự khó khăn, trong khi đó, không ai lường hết được khả năng biến đổi của virut này, hơn thế nữa giá thành rất đắt, không phải ai cũng có thể chi phí được.</p><p></p><p>Nhưng đây là căn bệnh có thể phòng tránh nếu thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu mà ngành y tế đưa ra: không tiếp xúc, không giết mổ, không ăn thịt gia cầm bệnh, bảo vệ tuyệt đối đường hô hấp, rửa tay thường xuyên với xà phòng, Đối với các ổ dịch, cần có biện pháp khoanh vùng, dập dịch, cắt đứt nguồn lây nhiễm. Nếu bất kỳ ai có những dấu hiệu của bệnh, có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời.</p><p></p><p>Cúm A/H5N1: Sau 2 năm vắng bóng, cúm A/H5N1 đã xuất hiện trở lại và trở thành tâm điểm chú ý của ngành y tế vì tính đến thời điểm này, mặc dù virut cúm A/H5N1 chưa có sự thay đổi độc lực cũng như chưa thay đổi đường truyền bệnh từ người sang người nhưng đã có 12 tỉnh, thành trên cả nước có dịch cúm gia cầm. Đây là nguồn gây bệnh lớn nếu mỗi người không biết cách tự phòng bệnh cho bản thân.</p><p></p><p>Thực tế, từ đầu năm đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 do tiếp xúc, sử dụng gia cầm bệnh và đều đã tử vong. Các trường hợp tử vong đều do người bệnh kéo dài thời gian đến bệnh viện do tự chữa ở nhà hoặc điều trị tại cơ sở y tế tư nhân.</p><p></p><p>Biểu hiện của mắc virut cúm A/H5N1 là sốt, ho, tức ngực, suy hô hấp nặng, người bệnh bị tổn thương đa phủ tạng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân cúm A/H5N1 thường có tiếp xúc với gia cầm bệnh như làm thịt, ăn gia cầm bệnh, tiếp xúc với môi trường mang mầm bệnh.</p><p></p><p>Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy sự lây nhiễm từ người sang người nhưng đây là điều mà người ta lo ngại nhất vì sự biến đổi của virut là không thể lường hết được. Nếu tình trạng lây từ người sang người xảy ra sẽ có tới vài triệu người tử vong vì căn bệnh này.</p><p>Cúm A/H1N1: Cúm A/H1N1 do virut cúm A/H1N1 gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp từ người này sang người khác qua ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, dụng cụ có dính virut, sau đó đưa tay lên miệng, mũi. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 2 - 7 ngày, thời gian lây truyền là một ngày trước khi có dấu hiệu bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Biểu hiện của bệnh giống cúm mùa như sốt, đau họng, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và có thể có nôn hoặc tiêu chảy kèm theo.</p><p></p><p></p><p>Cúm A/H3N2: Ở Việt Nam đã phát hiện và điều trị khỏi cho một trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn. Đây là một bé gái 2 tuổi ở Cần Đước, Long An. Khi bị nhiễm virut cúm A/H3N2, người bệnh có biểu hiện ho, sốt cao, viêm đường hô hấp, đau nhức toàn thân… Điều tra dịch tễ cho thấy, trong một số gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh. Nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, dịch sẽ lan rộng và khó kiểm soát.</p><p></p><p>Điều lo ngại là cúm A/H3N2 cũng có thể nguy hiểm như cúm đại dịch vì có khả năng gây biến chứng viêm phổi, dẫn đến tử vong. Do đó, một số người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… cần phải được chẩn đoán sớm, điều trị sớm nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc.</p><p></p><p></p><p><strong>Điều trị cúm như thế nào?</strong></p><p></p><p></p><p>Đối với các loại virut gây viêm đường hô hấp thông thường, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, uống đủ nước, ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và sử dụng một số loại kháng sinh chống bội nhiễm. Tuy nhiên, cũng cần hết sức cảnh giác với những người có sức đề kháng yếu, có bệnh mạn tính. Hiện nay, người ta đã đưa ra được phác đồ điều trị cho bệnh nhân cúm A/H5N1. Thuốc được dùng chủ yếu cho bệnh nhân cúm A/H5N1 là tamiflu, một loại thuốc có tính ức chế sự sản sinh của virut này đối với cơ thể. Tuy nhiên, tamiflu chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ tính từ khi có dấu hiệu khởi phát bệnh.</p><p></p><p></p><p>AloBacsi.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 2746, member: 738"] Trong khi cúm A/H1N1 đã trở thành cúm mùa thông thường thì cúm A/H5N1 lại tái xuất sau một thời gian vắng bóng với các trường hợp nhiễm đều có nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó là sự xuất hiện thêm trường hợp nhiễm cúm A/H3N2 đầu tiên. Điều này gây ra sự lo lắng cho nhiều người về sự biến đổi độc lực cũng như đường lây truyền của vi rút. Thật ra, điều này đã xảy ra chưa và có đáng lo ngại không? [B]Điểm mặt cúm A ở người[/B] Cúm người có 3 chủng A, B, C nhưng gây đại dịch lớn trên thế giới chủ yếu là cúm A. Loài người đã trải qua nhiều đại dịch cúm trong thế kỷ 20, làm hàng chục triệu người tử vong. Sự biến đổi kháng nguyên của virut cúm là sự đe dọa nghiêm trọng đối với cả loài người. Bệnh cúm thông thường thì hầu như ai cũng ít nhất 1 lần mắc phải, biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho khan, viêm họng, nếu không có bội nhiễm và biến chứng bất thường thì vài ngày bệnh sẽ hết. Những thể cúm này không đe dọa đến tính mạng con người. Hiện nay, đáng chú ý có các loại cúm A sau: [CENTER][IMG]http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/02/29/HINIsymptoms1.jpg[/IMG] Đường lây truyền và biểu hiện cúm A/H1N1[/CENTER] [B]Phòng bệnh cúm hiệu quả[/B] Hiện nay, các bệnh cúm thông thường đã có vaccin, riêng đối với cúm A/H5N1 thì vaccin cho căn bệnh này là vấn đề không đơn giản. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang nỗ lực tìm ra một loại vaccin hữu hiệu nhất để phòng bệnh. Quá trình làm ra vaccin thực sự khó khăn, trong khi đó, không ai lường hết được khả năng biến đổi của virut này, hơn thế nữa giá thành rất đắt, không phải ai cũng có thể chi phí được. Nhưng đây là căn bệnh có thể phòng tránh nếu thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu mà ngành y tế đưa ra: không tiếp xúc, không giết mổ, không ăn thịt gia cầm bệnh, bảo vệ tuyệt đối đường hô hấp, rửa tay thường xuyên với xà phòng, Đối với các ổ dịch, cần có biện pháp khoanh vùng, dập dịch, cắt đứt nguồn lây nhiễm. Nếu bất kỳ ai có những dấu hiệu của bệnh, có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm và điều trị kịp thời. Cúm A/H5N1: Sau 2 năm vắng bóng, cúm A/H5N1 đã xuất hiện trở lại và trở thành tâm điểm chú ý của ngành y tế vì tính đến thời điểm này, mặc dù virut cúm A/H5N1 chưa có sự thay đổi độc lực cũng như chưa thay đổi đường truyền bệnh từ người sang người nhưng đã có 12 tỉnh, thành trên cả nước có dịch cúm gia cầm. Đây là nguồn gây bệnh lớn nếu mỗi người không biết cách tự phòng bệnh cho bản thân. Thực tế, từ đầu năm đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 do tiếp xúc, sử dụng gia cầm bệnh và đều đã tử vong. Các trường hợp tử vong đều do người bệnh kéo dài thời gian đến bệnh viện do tự chữa ở nhà hoặc điều trị tại cơ sở y tế tư nhân. Biểu hiện của mắc virut cúm A/H5N1 là sốt, ho, tức ngực, suy hô hấp nặng, người bệnh bị tổn thương đa phủ tạng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân cúm A/H5N1 thường có tiếp xúc với gia cầm bệnh như làm thịt, ăn gia cầm bệnh, tiếp xúc với môi trường mang mầm bệnh. Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy sự lây nhiễm từ người sang người nhưng đây là điều mà người ta lo ngại nhất vì sự biến đổi của virut là không thể lường hết được. Nếu tình trạng lây từ người sang người xảy ra sẽ có tới vài triệu người tử vong vì căn bệnh này. Cúm A/H1N1: Cúm A/H1N1 do virut cúm A/H1N1 gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp từ người này sang người khác qua ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, dụng cụ có dính virut, sau đó đưa tay lên miệng, mũi. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 2 - 7 ngày, thời gian lây truyền là một ngày trước khi có dấu hiệu bệnh và kéo dài đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Biểu hiện của bệnh giống cúm mùa như sốt, đau họng, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi và có thể có nôn hoặc tiêu chảy kèm theo. Cúm A/H3N2: Ở Việt Nam đã phát hiện và điều trị khỏi cho một trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H3N2 có nguồn gốc từ lợn. Đây là một bé gái 2 tuổi ở Cần Đước, Long An. Khi bị nhiễm virut cúm A/H3N2, người bệnh có biểu hiện ho, sốt cao, viêm đường hô hấp, đau nhức toàn thân… Điều tra dịch tễ cho thấy, trong một số gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh. Nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, dịch sẽ lan rộng và khó kiểm soát. Điều lo ngại là cúm A/H3N2 cũng có thể nguy hiểm như cúm đại dịch vì có khả năng gây biến chứng viêm phổi, dẫn đến tử vong. Do đó, một số người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… cần phải được chẩn đoán sớm, điều trị sớm nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc. [B]Điều trị cúm như thế nào?[/B] Đối với các loại virut gây viêm đường hô hấp thông thường, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, uống đủ nước, ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và sử dụng một số loại kháng sinh chống bội nhiễm. Tuy nhiên, cũng cần hết sức cảnh giác với những người có sức đề kháng yếu, có bệnh mạn tính. Hiện nay, người ta đã đưa ra được phác đồ điều trị cho bệnh nhân cúm A/H5N1. Thuốc được dùng chủ yếu cho bệnh nhân cúm A/H5N1 là tamiflu, một loại thuốc có tính ức chế sự sản sinh của virut này đối với cơ thể. Tuy nhiên, tamiflu chỉ có tác dụng trong vòng 48 giờ tính từ khi có dấu hiệu khởi phát bệnh. AloBacsi. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Truyền nhiễm
Cúm A và những điều cần biết
Top
Dưới