Thuốc Đông y - Rau ngót là một loại rau không mấy xa lạ với chúng ta, được dùng chế biến với nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết được đây còn là một vị thuốc Đông y được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thần kỳ.
Sơ lược thông tin về cây rau ngót
Rau ngót dân gian thường gọi với cái tên quen thuộc là Rau bồ ngót hay bù ngót, được trồng nhiều ở nước ta. Tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1.5m -2 m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0.9m -1 m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4cm -6 cm, rộng 15cm -30 cm cuống rất ngắn 1mm -2 mm có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Theo đông y, rau ngót có tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, tiêu viêm, sát khuẩn, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Thành phần hóa học có trong cây rau ngót
Theo các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rau ngót có 5.3 % protit, 3.4 % gluxit, 2.4 % tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg %), photpho (64.5mg %), vitaminC (185mg %). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết trong 100 g rau ngót có 0.16g lysin, 0.13 g metionin, 0.05 g tryptophan, 0.25 g phenylalanin, 0.34 g treonin, 0.017 g valin, 0.24g leuxin và 0.17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5 %), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0.23 g lysin, 0.19g metiomin, 0.08 g tryptophan, 0.25 g phenylalanin, 0.45g treonin, 0.22 g valin, 0.26g leuxin, 0.23 g iaoleuxin.
Rau ngót và một số đơn thuốc chữa bệnh hữu hiệu
Rau ngót thường được dùng để nấu canh
Sơ lược thông tin về cây rau ngót
Rau ngót dân gian thường gọi với cái tên quen thuộc là Rau bồ ngót hay bù ngót, được trồng nhiều ở nước ta. Tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1.5m -2 m. Có nhiều cành mọc thẳng, vì người ta hái luôn cho nên thường chỉ cao 0.9m -1 m. Vỏ thân cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4cm -6 cm, rộng 15cm -30 cm cuống rất ngắn 1mm -2 mm có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
Theo đông y, rau ngót có tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, tiêu viêm, sát khuẩn, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Thành phần hóa học có trong cây rau ngót
Theo các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rau ngót có 5.3 % protit, 3.4 % gluxit, 2.4 % tro trong đó chủ yếu là canxi (169mg %), photpho (64.5mg %), vitaminC (185mg %). Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết trong 100 g rau ngót có 0.16g lysin, 0.13 g metionin, 0.05 g tryptophan, 0.25 g phenylalanin, 0.34 g treonin, 0.017 g valin, 0.24g leuxin và 0.17 izoleuxin. Trong cây rau sắng rất gần với rau ngót có hàm lượng protit cao hơn (6,5 %), trong đó thành phần axit amin cần thiết trong 100g rau có 0.23 g lysin, 0.19g metiomin, 0.08 g tryptophan, 0.25 g phenylalanin, 0.45g treonin, 0.22 g valin, 0.26g leuxin, 0.23 g iaoleuxin.
Rau ngót và một số đơn thuốc chữa bệnh hữu hiệu
Rau ngót được trồng phổ biến ở nước ta
- Trị sót rau thai Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100 ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.
- Chữa nám da Rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. rau ngót (sau khi đã rửa sạch) cho vào máy xay sinh tố để xay lấy nước uống mỗi ngày. Một cách khác đó là giã nát rau ngót với một chút đường, sau đó đắp chúng lên vùng da bị nám trong khoảng 20-30 phút và rửa lại với nước lạnh. Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ đem đến sự bất ngờ cho bạn.
- Chữa trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng Dân gian vẫn thường dùng lá rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
- Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu Lá rau ngót 50 g, rễ cỏ xước 30 g, lá dâu 30 g, lá tre 30g, rau má 30 g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Trị tưa lưỡi Lấy 10 g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
- Trị chứng đái dầm ở trẻ em 40 g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Trị sót nhau: Hái độ 40 g lá rau ngót rửa sạch giã nát. Thêm ít nước đã đun sôi để nguội vào, vắt lấy chừng 100 ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra. Có người dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh có kết quả. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân. Chú thích: Để chữa sót nhau, có người chỉ dùng 15 hạt thầu dầu giã nát đắp vào gan bàn chân, trong vòng 15 phút nhau sẽ ra, cần rửa chân ngay.
- Chữa đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em Lấy 30 g rau ngót, 30 g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.