Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ cây Cơm cháy – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Cây cơm cháy là một loại cây thường mọc hoang ở càng vùng núi ở nước ta. Đây là một vị thuốc Đông y, được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.




Cơm cháy mọc hoang nhiều ở miền núi phân bố khắp nước ta

Tìm hiểu thông tin sơ lược về cây Cơm cháy


Cơm cháy còn được gọi với một số cái tên khác nhau như cây thuốc mọi, sóc dịch hay bát lý ma… Cây cơm cháy có tên khoa học là Sambucus javanica Reinw. ex Blume Họ khoa học: thuộc họ Cơm cháy – Sambucaceae. Cơm cháy thuộc loại cây nhỡ sống nhiều năm, thường mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe từ Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái tới Lâm Đồng. Còn được trồng làm cây cảnh. Trồng bằng cành hoặc gieo hạt vào mùa xuân, cây cao tới 3 m. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối, kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, dài 8cm -15 cm, rộng 3cm -5 cm, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim, nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt. Cơm cháy thường ra hoa từ tháng 5-8 và cho quả vào tháng 9-11 âm lịch hàng năm.

Thành phần hóa học có trong cây Cơm cháy


Về thành phần hóa học, Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây cơm cháy có các chất a-amyrin galmitate, stigmasterol, camposterol, acid ursol, tanin. Trong lá cơm cháy có chứa sambunigrin một glycoside cyanogenic (0.042 %); Trong quả cơm cháy có chữa các flavonoid glycosides như rutin, isoquercetrin. Các anthocyan glycosides như sambucin, sambucyanin, chrysanthe min (=cyanidin-3-rhamnoglucoside,-3-xyloglucoside). Khoảng 0,01 % tinh dầu chứa 34 hợp chất thơm. Các glucosides cho cyanide như sambunigrin, prunasin, zierin, hocalin (thưởng ở trong hạt). Các đường hữu cơ (7.5 %): glucose, fructose. Các acid hữu cơ trong trái cây như citric, malic. Các vitamin.

Thành phần hóa học trong hoa Cơm cháy gồm: 0,03% -0,14 % tinh dầu có dạng như bơ do ở hàm lượng acid béo cao (phần chính là palmitic acid chiếm đến 66 %) và 7,2% nalkanes. Cho đến nay khoảng 63 hợp chất, phần lớn là những monoterpenes (như hotrienol và linalool oxide). 0,7%-3,5 % flavonoids (theo Chế dược thư Châu Âu, không dưới 0.8% tính theo isoquercitroside), gồm glavonols và các glucoside của flavonol, nhiều nhất là rutin (2.5 %), isoquercitrin, hyperoside, quercirin, astragalin và 3-O-rutinoside và glucoside của isorhamnetin. Các hợp chất loại phenolic gồm chừng 5.1 % các chất chuyển hóa từ hydroxycinnamic acid như chlorogenic acid (2.5% -3 %), p-coumaric acid, caffeic- vàferulic acid. Sambunigrin (beta-glucoside của mandelic acid nitrile). Alcohol loại triterpenic (chừng 1 % các alpha và beta amyrine, đa số ở dạng acid b o đã bị ester hóa). Acid loại triterpene (như ursolic và oleanolic acid, 20 – betahydroxy ursolic acid). Sterols (chừng 0,11 %) ở các dạng tự do, dạng ester hóa và dạng kết nối glycosidic.


Ứng dụng cơm cháy vào một số bài thuốc chữa bệnh




Cơm cháy thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm

  • Trị hoàng đản (vàng da): Dùng rễ cây cơm cháy nấu với thịt ba chỉ cho bệnh nhân ăn.
  • Trị tiểu tiện nhỏ giọt: Dùng rễ cây cơm cháy 90g -120 g, hầm với thịt lợn hoặc dạ dày lợn, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.
  • Trị phong thấp khớp xương sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 20g – 30 g sắc lấy nước uống trong ngày; đồng thời nấu lấy nước đặc rửa chỗ đau (Vân Nam trung thảo dược tuyển).
  • Trị cước khí mới phát, từ chân đến đầu gối sưng đau: Dùng rễ cây cơm cháy 3 phần, giã nát, bã rượu 1 phần, trộn đều, sao nóng, đắp lên những chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại, ngày thay thuốc 2 lần.
  • Trị phù thũng do viêm thận: Dùng cành lá cây cơm cháy 20g -30 g, sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Trị bị đánh, bong gân sưng đau: Dùng lá cây cơm cháy cắt nhỏ, giã nát cùng với mấy củ hành để liền cả rễ và bã rượu, đắp vào chỗ đau rồi băng lại, mỗi ngày thay thuốc một lần (Giang Tây dân gian thảo dược).
  • Trị bị đánh, ngã, chấn thương thổ ra huyết: Dùng rễ cây cơm cháy, trắc bách diệp, mỗi thứ 9 g, địa du 12 g, sắc lấy nước uống (Triết Giang dân gian thảo dược).
  • Trị đau nhức: Sách “Thiên Kim phương” có ghi lại cách dùng cây cơm cháy để chữa như sau: Mùa lạnh dùng rễ (giã nát), còn mùa nóng thì dùng cành lá, sao lên cho nóng, xoa và đắp lên rốn bệnh nhân; đồng thời dùng lá cây cơm cháy, hun nóng, rắc lên chiếu cho bệnh nhân nằm.
  • Trị gãy xương: Dùng vỏ rễ và lá cây cơm cháy, giã nát đắp vào chỗ xương gãy rồi băng lại cho cố định (Vân Nam trung thảo dược tuyển).
  • Trị đòn ngã bị thương: Dùng Cơm cháy (rễ) 60 g, đun nước rồi uống. Cũng dùng lá tươi giã đắp chỗ bị thương.
  • Chữa viêm thận phù thũng: Dùng Cơm cháy (toàn cây) 30g -60 g, đun nước uống.
Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Thanh giảng viên tại trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết cơm cháy là vị thuốc mãnh liệt, không dùng quá liều trên. Nếu dùng với liều 3g/1kg thể trọng có thể dẫn tới đái nhiều quá, ỉa lỏng và nôn mửa.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.