Thuốc Đông y - Sau sinh bà mẹ nào bị thiếu sữa thường rất lo lắng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn chính giúp trẻ phát triển và tăng sức đề kháng.
Theo Đông y, sữa được tạo ra do huyết hóa sinh ra mà huyết hóa sinh ra lại phải nhờ vào công năng tỳ vị . Tỳ chủ hậu thiên “Tỳ vị chi hậu thiên chi bản sinh hóa chi nguyên”. Sữa nhiều ít, tốt xấu Đông y cho chủ yếu liên quan tới huyết, huyết xung thịnh thì sữa sẽ nhiều và tốt “khí hành huyết hành” nên khí huyết đều phải xung thịnh. Tỳ vị sinh hóa tốt phải can tốt (thư thái điều đạt sơ thông). Do vậy, hai tạng chủ yếu liên quan khí và huyết là tỳ vị và can. Sau đây là một số bài thuốc chữa theo từng thể.
Thể khí huyết lưỡng hư
Nguyên nhân có thể vốn dĩ bản tạng đã hư nhược trước khi có thai và sau sinh; do khi đẻ mất máu nhiều, đẻ mổ…; hoặc sau đẻ tỳ vị hư yếu, ăn uống thiếu thốn, khí hóa bất thường. Chị em không có sữa hoặc sữa ít, sữa loãng, vú không căng, mềm vú. Sắc mặt không nhuận, mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, chất lưỡi nhợt, mạch tế. Phép trị là bổ huyết ích khí thông lợi sữa. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Thông nhũ thang: trư cước 12g, thông thảo 4g, xuyên khung 8g, xuyên sơn giáp chế 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho sản phụ khí huyết hư nhược, sữa không xuống.
Gia giảm: nếu sau đẻ sữa tiết không đủ do can khí uất kết, khí huyết ủng trệ gia: hương phụ 8g, thanh bì 8g, xuyên sơn giáp 12g, vương bất lưu hành 12g.
Bài 2 – Trư để thang: thông thảo 4g, trư cước 12g, thông bạch 8g. Sắc uống. Công dụng: hoạt huyết thông sữa dùng cho sản phụ khí huyết hư nhược, sữa không xuống.
Bài 3 – Thông nhũ đan: nhân sâm 6g (hoặc đảng sâm 12g), đương qui 12g, mạch môn 12g, sinh hoàng kỳ 12g, thông thảo 4g; trư cước (còn gọi hùng trư đề, tức móng già bên ngoài của móng chân lợn đực) 1-3 chiếc; cát cánh 6g. Sắc uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ không có sữa hoặc ít sữa, bầu sữa không căng đau, sắc mặt kém nhuận, da dẻ khô táo, mạch hư nhượcThể can khí uất trệ
Do can khí mất điều đạt, khí cơ không thông làm huyết cũng không được hành nên không có sữa. Sản phụ không có sữa, vú có khi căng tức nhức mà sữa không xuống, ăn uống kém. Có thể lâu có hiện tượng sốt hàn nhiệt vãng lai tấy đỏ vùng vú gây nhũ ung (áp-xe), chất lưỡi bợt, rêu vàng, mạch huyền. Phép trị là thư can giải uất kiêm thông lạc. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Thông can sinh nhũ thang: bạch thược 12g, đương qui 8g, bạch truật 12g, mạch môn đông 12g, thục địa hoàng 12g, thông thảo 4g, sài hồ 8g, viễn chí 8g. Dùng cho sản phụ can khí uất kết sữa không thông.
Bài 2 – Hạ nhũ thang: đương qui 10g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, sài hồ 8g, sinh địa 12g, thông thảo 4g, cát căn 12g, xuyên sơn giáp 12g, bạch chỉ 12g, trần bì 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho sản hậu can khí uất kết, sữa không xuống, vú căng cương đau có khi tấy đỏ, nguy cơ áp-xe.
Nếu sản phụ sốt, có nguy cơ áp-xe vú, gia: bồ công anh 12g, liên kiều 12g, hoàng cầm 8g, huyền hồ 6g.
Theo Đông y, sữa được tạo ra do huyết hóa sinh ra mà huyết hóa sinh ra lại phải nhờ vào công năng tỳ vị . Tỳ chủ hậu thiên “Tỳ vị chi hậu thiên chi bản sinh hóa chi nguyên”. Sữa nhiều ít, tốt xấu Đông y cho chủ yếu liên quan tới huyết, huyết xung thịnh thì sữa sẽ nhiều và tốt “khí hành huyết hành” nên khí huyết đều phải xung thịnh. Tỳ vị sinh hóa tốt phải can tốt (thư thái điều đạt sơ thông). Do vậy, hai tạng chủ yếu liên quan khí và huyết là tỳ vị và can. Sau đây là một số bài thuốc chữa theo từng thể.
Thể khí huyết lưỡng hư
Nguyên nhân có thể vốn dĩ bản tạng đã hư nhược trước khi có thai và sau sinh; do khi đẻ mất máu nhiều, đẻ mổ…; hoặc sau đẻ tỳ vị hư yếu, ăn uống thiếu thốn, khí hóa bất thường. Chị em không có sữa hoặc sữa ít, sữa loãng, vú không căng, mềm vú. Sắc mặt không nhuận, mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, chất lưỡi nhợt, mạch tế. Phép trị là bổ huyết ích khí thông lợi sữa. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Thông nhũ thang: trư cước 12g, thông thảo 4g, xuyên khung 8g, xuyên sơn giáp chế 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho sản phụ khí huyết hư nhược, sữa không xuống.
Gia giảm: nếu sau đẻ sữa tiết không đủ do can khí uất kết, khí huyết ủng trệ gia: hương phụ 8g, thanh bì 8g, xuyên sơn giáp 12g, vương bất lưu hành 12g.
Bài 2 – Trư để thang: thông thảo 4g, trư cước 12g, thông bạch 8g. Sắc uống. Công dụng: hoạt huyết thông sữa dùng cho sản phụ khí huyết hư nhược, sữa không xuống.
Bài 3 – Thông nhũ đan: nhân sâm 6g (hoặc đảng sâm 12g), đương qui 12g, mạch môn 12g, sinh hoàng kỳ 12g, thông thảo 4g; trư cước (còn gọi hùng trư đề, tức móng già bên ngoài của móng chân lợn đực) 1-3 chiếc; cát cánh 6g. Sắc uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ không có sữa hoặc ít sữa, bầu sữa không căng đau, sắc mặt kém nhuận, da dẻ khô táo, mạch hư nhượcThể can khí uất trệ
Do can khí mất điều đạt, khí cơ không thông làm huyết cũng không được hành nên không có sữa. Sản phụ không có sữa, vú có khi căng tức nhức mà sữa không xuống, ăn uống kém. Có thể lâu có hiện tượng sốt hàn nhiệt vãng lai tấy đỏ vùng vú gây nhũ ung (áp-xe), chất lưỡi bợt, rêu vàng, mạch huyền. Phép trị là thư can giải uất kiêm thông lạc. Dùng một trong các bài:
Bài 1 – Thông can sinh nhũ thang: bạch thược 12g, đương qui 8g, bạch truật 12g, mạch môn đông 12g, thục địa hoàng 12g, thông thảo 4g, sài hồ 8g, viễn chí 8g. Dùng cho sản phụ can khí uất kết sữa không thông.
Bài 2 – Hạ nhũ thang: đương qui 10g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, sài hồ 8g, sinh địa 12g, thông thảo 4g, cát căn 12g, xuyên sơn giáp 12g, bạch chỉ 12g, trần bì 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Dùng cho sản hậu can khí uất kết, sữa không xuống, vú căng cương đau có khi tấy đỏ, nguy cơ áp-xe.
Nếu sản phụ sốt, có nguy cơ áp-xe vú, gia: bồ công anh 12g, liên kiều 12g, hoàng cầm 8g, huyền hồ 6g.